Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới

clinton-trump-n2

Nguồn: Chris Patten, “Two Lesson for the Next US President”, Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.

Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết.  Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được – ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi – với các nước còn lại trên thế giới. Continue reading “Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới”

Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?

yellen

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Is the Fed Playing Politics?,” Project Syndicate, 03/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc tranh luận gần đây với đối thủ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng định Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen có động cơ chính trị. Cụ thể, ông Trump tố Fed đang lạm dụng kích thích tiền tệ để mê hoặc cử tri và khiến họ tin rằng việc phục hồi nền kinh tế Mỹ đang diễn ra.

Đây không hoàn toàn là một ý tưởng điên rồ, nhưng bản thân tôi lại không nhận thấy điều đó. Nếu Yellen quyết tâm đến vậy trong việc duy trì lãi suất siêu thấp thì tại sao trong những tháng gần đây bà lại liên tục tuyên bố theo hướng tăng các mức lãi suất dài hạn hơn bằng cách khẳng định Fed rất có thể sẽ nâng lãi suất nhanh hơn những kỳ vọng hiện tại của thị trường? Continue reading “Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?”

07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ

07

Nguồn: Soviet master spy is hanged by the Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Richard Sorge đã bị người Nhật treo cổ. Ông là một gián điệp, một con lai mang hai dòng máu Liên Xô – Đức, người đã sử dụng thân phận một nhà báo Đức để làm gián điệp cho Liên Xô tại Đức và Nhật Bản.

Hồi Thế chiến I, Sorge đã chiến đấu trong quân đội Đức, và sau đó giành được học vị Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Hamburg. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1919 và đến Liên Xô năm 1924. Nhiệm vụ lớn đầu tiên mà tình báo Liên Xô giao cho Sorge là những năm cuối thập niên 1920, khi ông được gửi đến Trung Quốc để tổ chức một đường dây gián điệp. Continue reading “07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ”

Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ

us-election

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Race to the Ballot’s Bottom”, Project Syndicate, 01/11/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Hillary Clinton đã bị chia rẽ giữa hai mục tiêu là cố gắng bảo đảm chiến thắng lớn nhất có thể cho cá nhân bà Clinton và việc trực tiếp giúp đỡ các đảng viên Dân chủ khác đang ứng cử vào các vị trí thống đốc bang và các cơ quan lập pháp cấp thấp hơn. Câu hỏi là liệu bà Clinton có thể giúp các ứng viên cấp thấp nhiều hơn bằng cách giành chiến thắng một cách thuyết phục – và tạo đà cho họ – hay bằng cách dành thời gian và tiền  bạc để giúp đỡ từng người một.

Phe Clinton đã quyết định theo đuổi cả hai chiến lược. Trong thời gian chỉ một tuần trước bầu cử, hai ứng viên tổng thống đang chạy ngang chạy dọc khắp đất nước: trong khi ứng viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vật lộn nhằm gom đủ 270 lá phiếu của Đại cử tri đoàn để giành thắng lợi thì bà Clinton lại nỗ lực bảo đảm một chiến thắng càng lớn càng tốt – đó là giành đa số phiếu từ cả cử tri phổ thông lẫn Đại cử tri đoàn. Continue reading “Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ”

Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin

russia-press

Nguồn: Nadezda Azhgikhina, “The Kremlin’s War on Liberalism,” Project Syndicate, 17/10/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ, cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” được phát động. Nhưng những cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều nước cũng đẩy mạnh việc giám sát và theo dõi truyền thông trong nước và dân thường. Các chính phủ tuyên bố rằng tự do ngôn luận và quyền riêng tư cá nhân phải được hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia.

Thiệt hại thể hiện đặc biệt rõ ở Nga, nơi các quy định chống khủng bố thường được sử dụng như một công cụ để bóp nghẹt tiếng nói của những người có quan điểm độc lập hoặc khác biệt, đặc biệt là những quan điểm chỉ trích chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Bằng cách lấy an ninh làm cái cớ để coi thường đạo luật truyền thông của Nga, trong đó có việc bảo vệ các nhà báo khỏi kiểm duyệt, chính phủ đã làm suy yếu đáng kể ngành báo chí. Continue reading “Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin”

06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam

06

Nguồn: General Minh takes over leadership of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, với kết quả là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Tướng Dương Văn Minh trở thành nhà lãnh đạo của miền Nam Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng (nhóm các tướng lĩnh bất đồng chính kiến, những người đã tiến hành cuộc đảo chính). Continue reading “06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam”

Tại sao người Nhật mê đọc sách?

japan-books

Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh

Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác. – Kaibara Ekken (1630-1714)

Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn. – Okakura Tenshin (1862-1913)

Tóm tắt

Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản? Continue reading “Tại sao người Nhật mê đọc sách?”

Tại sao Úc chia rẽ trước trưng cầu về hôn nhân đồng tính?

79-why-a-planned-vote-on-gay-marriage-has-divided-australia

Nguồn:Why a planned vote on gay marriage has divided Australia“, The Economist, 11/102016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã công bố hồi tháng 9 vừa qua rằng chính phủ Liên đảng Tự do – Quốc gia phe bảo thủ của ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu vào ngày 11/02/2017 để lấy ý kiến về việc “Liệu luật pháp có nên được thay đổi để cho phép các cặp đồng tính kết hôn hay không?” Chính phủ đã lập kế hoạch cho một cuộc trưng cầu dân ý không có giá trị ràng buộc (non-binding referendum), hay còn gọi là bỏ phiếu toàn dân (plebiscite), thuật ngữ được dùng cho hoạt động này tại Australia. Nếu được thông qua bởi cuộc trưng cầu, ông cam kết rằng quốc hội liên bang sẽ sửa đổi Luật Hôn nhân để cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Australia là một trong số ít các nước giàu vẫn cấm hôn nhân đồng tính. Nhưng tranh cãi chính trị đã ngăn cản sự thay đổi này: nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng tính và nhiều chính trị gia muốn quốc hội đưa ra quyết định mà không cần tổ chức bỏ phiếu toàn dân. Sau khi quốc hội nhóm họp lại sau một kì nghỉ ngắn vào tuần này, kế hoạch trưng cầu dân ý sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trật hướng. Vì sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Úc chia rẽ trước trưng cầu về hôn nhân đồng tính?”

05/11/1605: “Âm mưu thuốc súng” nhằm ám sát vua James I

05

Nguồn: King James learns of gunpowder plot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1605, ngay từ sáng sớm, Vua James I của Anh đã được thông báo rằng một âm mưu cho nổ tung tòa nhà Nghị viện đã thất bại, chỉ vài giờ trước khi ông cùng chính phủ bắt đầu phiên họp Nghị viện đã được lên lịch trước đó.

Khoảng nửa đêm ngày 04, rạng sáng 05/11, Sir Thomas Knyvet, một thẩm phán, phát hiện Guy Fawkes ẩn nấp trong tầng hầm tòa nhà Nghị Viện nên đã ra lệnh rà soát. Khoảng 20 thùng thuốc súng đã được tìm thấy và Fawkes bị bắt giam. Trong một buổi tra tấn, Fawkes khai rằng anh ta đã tham gia vào âm mưu của phe Công giáo nhằm tiêu diệt chính phủ theo đạo Tin lành và thay thế nó bằng một chính quyền Công giáo. Continue reading “05/11/1605: “Âm mưu thuốc súng” nhằm ám sát vua James I”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ

04

Nguồn: Iranian students storm U.S. embassy in Tehran, leading to oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ. Nhóm sinh viên này ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini. Họ đòi trục xuất nhà lãnh đạo bị lật đổ của Iran, Shah Mohammed Reza Pahlevi, người đã trốn sang Ai Cập hồi tháng 1/1979, và tới tháng 11 thì được điều trị ung thư tại Mỹ. Sau cuộc tấn công của sinh viên, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iran.

Lệnh cấm vận này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đã diễn ra từ đầu năm 1979. Một cuộc đình công trên các giếng dầu Iran và cuộc cách mạng vào tháng 1 đã làm gián đoạn nguồn cung dầu từ nước này. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng tăng giá dầu xuất khẩu. Continue reading “04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ”

Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?

china-rel

Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ. Continue reading “Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?”

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?

populism

Nguồn: Joseph Nye, “Putting the Populist Revolt in Its Place”, Project Syndicate, 06/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều nền dân chủ phương Tây, năm nay là năm của những cuộc nổi loạn chống lại giới tinh hoa. Sự thành công của chiến dịch Brexit ở Anh, chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa ở Mỹ, thắng lợi của các đảng dân túy ở Đức và những nơi khác đã được nhiều người coi là báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Theo nhà bình luận của tờ Financial Times Philip Stephens, “trật tự toàn cầu hiện nay – hệ thống tự do dựa trên các luật lệ được thiết lập năm 1945 và mở rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa từng có. Toàn cầu hóa đang thoái trào.”

Thực ra, có thể hơi vội vàng khi đưa ra những kết luận bao quát như vậy. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?”

03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ

03

Nguồn: Iran arms sales revealed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Tạp chí Ash Shiraa của Lebanon đưa tin rằng Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran trong một nỗ lực nhằm đảm bảo rằng bảy con tin Mỹ do các nhóm ủng hộ Iran ở Lebanon bắt giữ sẽ được thả. Bí mật này, được xác nhận bởi nguồn tin tình báo Mỹ vào ngày 06/11, đã gây sốc cho các quan chức không thuộc giới thân cận của Tổng thống Ronald Reagan, cũng như đi ngược lại chính sách liên bang. Ngoài việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Iran, việc bán vũ khí cũng đi ngược lại lời thề của Tổng thống Reagan rằng sẽ không bao giờ đàm phán với những kẻ khủng bố. Continue reading “03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ”

Tại sao Hội nghị Trung ương 6 ĐCSTQ lại quan trọng?

79-what-is-chinas-plenum-and-why-does-it-matter

Nguồn:What is China’s plenum and why does it matter?“, The Economist, 23/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 200 đảng viên cao cấp nhất của Đảng Cộng sản của Trung Quốc (ĐCSTQ) nằm trong Ủy ban Trung ương Đảng thông thường chỉ họp mỗi năm một lần. Cuộc họp kín này được gọi là Hội nghị Trung ương Đảng. Hội nghị năm nay bắt đầu vào ngày 24/10, tại Bắc Kinh và sẽ tiếp tục cho đến ngày 27/10. Chương trình nghị sự dường như không quá quan trọng. Nó sẽ thảo luận, theo ngôn ngữ không mấy cuốn hút trong thông báo chính thức, về “các quy chuẩn của đời sống chính trị trong đảng… và sửa đổi quy chế giám sát nội bộ đảng.” Vậy tại sao Hội nghị này lại quan trọng đến vậy? Continue reading “Tại sao Hội nghị Trung ương 6 ĐCSTQ lại quan trọng?”