Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới

vn

Nguồn: Phuong Nguyen, “Vietnam eyes postrenovation era”, Nikkei Asian Review, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới sẽ kỷ niệm 30 năm kể từ khi Việt Nam thực thi chính sách “Đổi mới” dẫn tới việc áp dụng nền kinh tế thị trường. Năm kỷ niệm này cũng sẽ đi kèm với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội được thay thế. Sự thay đổi mang tính thế hệ sẽ xảy ra trên diện rộng khi hơn một nửa số thành viên của Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng – đến tuổi nghỉ hưu.

Quá trình chuyển giao quyền lực sắp tới sẽ rất quan trọng. Việt Nam đang đứng trước một giao lộ, xét trên mối quan hệ của quốc gia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như vai trò của đất nước trong nền kinh tế thế giới. Những vấn đề này tiến triển như thế nào – và sự phát triển của bản thân nền kinh tế thị trường – sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thiết lập cân bằng quyền lực tương lai (trong nội bộ Đảng Cộng sản). Continue reading “Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới”

#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)

2086-ngo-dinh-diem

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

Quan hệ với Bắc Việt Nam

Có thể mô tả thái độ của Diệm với đối thủ Cộng sản ở Hà Nội là thù nghịch hoàn toàn. Điều này đúng với tiếp cận của ông với mọi chế độ Cộng sản; ông không bao giờ có bước đi dù nhỏ nhất nhằm thiết lập quan hệ với bất cứ ai trong số đó. Ngay từ đầu chế độ của mình năm 1954, Diệm dường như không bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về khả năng thương lượng có ý nghĩa về bất cứ chủ đề chính trị quan trọng nào với Hà Nội. Cách tiếp cận của ông với vấn đề cơ bản là tái thống nhất đã được thảo luận ở trên. Diệm cũng cứng rắn như vậy về các vấn đề như quan hệ chính thức giữa Sài Gòn và Hà Nội, phát triển thương mại liên vùng, thậm chí là trao đổi thư từ, bất chấp đôi lần những người Cộng sản có đề nghị. Continue reading “#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)”

George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô

george kennan

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn).

George Kennan gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1926 ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton. Kennan đã chọn “nghiệp” nghiên cứu về Liên Xô, làm việc tại nhiều phái đoàn ngoại giao Mỹ ở châu Âu, đọc thông viết thạo tiếng Nga, hiểu được tâm lý, văn hóa Nga và nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga, Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung. Continue reading “George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô”

Tại sao Ukraine cần vũ khí?

article-2611946-1D506BB800000578-91_964x638

Nguồn: Carl Bildt, “Why Ukraine Needs Weapons,” Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!

Dường như trong giới ngoại giao và hoạch định chính sách đối ngoại đang tồn tại một câu cửa miệng rằng không thể có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng con đường khả thi duy nhất dẫn tới hòa bình và ổn định là con đường ngoại giao. Nhưng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được công bố gần đây ở Minsk, bạo lực vẫn tiếp diễn – thể hiện qua việc quân đội Ukraine bị đánh bật khỏi thị trấn Debaltseve. Điều này cho thấy đã đến lúc cần cân nhắc những gì là cần thiết để ngăn chặn bất cứ giải pháp quân sự nào do Điện Kremlin áp đặt. Continue reading “Tại sao Ukraine cần vũ khí?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/02/2015)

Japan-puts-helicopter-carrier-Izumo-on-sea-trials

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Báo cáo của RAND tuần trước đề cập tới tham nhũng như là một yêu tố cản trở mạnh mẽ hiệu quả quá trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Nhiều học giả và các nhà phân tích quốc tế, đặc biệt là tại Việt Nam, cũng nhắc tới tham nhũng như là một điểm yếu “cốt tử” làm suy giảm uy tín của quân đội nước này. Tuy nhiên, vẫn có tranh luận về việc liệu tham nhũng có tác động lớn như thế nào tới khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc.

Trung tá Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Dennis J. Blasko, người từng phục vụ trong trong cơ quan tình báo quân đội, cho rằng mặc dù tham nhũng xảy ra tràn lan song đó thực sự vẫn chưa phải là thảm hoạ đối với quân đội Trung Quốc. Theo Blasko thì “cho tới hiện nay, có rất ít các chỉ huy của những đơn vị tác chiến từ cấp tiểu đội trở lên bị bắt trong các chiến dịch chống tham nhũng”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/02/2015)”

TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN

Compass on renminbi

Tác giả: Nguyễn Minh Khôi

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Trung Quốc (TQ) đã có những bước đi mới nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa (QTH) đồng nhân dân tệ (NDT) và đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Đến cuối năm 2014, TQ đã ký 29 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ[1] song phương với các trên thế giới; đến tháng 10/2014, đồng NDT đã vượt qua đồng đô-la Úc và đô-la Canada để trở thành đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều thứ 5 trên thế giới, gần tiếp cận với đồng Yên Nhật. Mức độ sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế trong 2 năm qua (2012-2014) đã tăng trên 321%. Riêng năm 2014, mức tăng trên đạt 102% so với mức tăng chung 4,4% của tất cả các loại tiền tệ khác trong thanh toán quốc tế.[2]  Continue reading “TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN”

Tại sao giảm phát lại tồi tệ?

B6HYHG_3090984b

Nguồn:Why deflation is bad”, The Economist, 07/01/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp & Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Giá cả ở khu vực đồng euro đang hạ xuống. Số liệu công bố ngày 7/1 cho thấy giá tiêu dùng trong năm 2014 tính đến tháng 10 đã tụt 0,2%, đánh dấu sự quay trở lại của giảm phát lần đầu tiên kể từ năm 2009. Mức cầu yếu do chính sách thắt lưng buộc bụng, nợ và sự thiếu hụt tăng trưởng đang kéo mức giá cả xuống. Giá dầu giảm cũng khiến hàng hóa rẻ hơn. Người ta có thể nghĩ rằng giá cả giảm là một điều đáng để ăn mừng, nhưng những lo ngại về bẫy giảm phát và vòng xoáy suy thoái vẫn đang tồn tại khắp nơi. Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể sẽ khởi động chương trình nới lỏng định lượng trong tháng này để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vậy tại sao các nhà kinh tế học lại rất sợ việc giá cả giảm? Continue reading “Tại sao giảm phát lại tồi tệ?”

Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ

Khmer Đỏ tiếp quản Phnom Penh

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”;  Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày chính quyền Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ sụp đổ (4-1978), nhiều báo mạng Trung Quốc đăng bài viết về cuộc diệt chủng xảy ra dưới chính quyền này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài có đầu đề “Vén bức màn bí mật về cuộc đại tàn sát do Khmer Đỏ tiến hành nhân danh cách mạng” (không thấy ghi tên tác giả). Vì bài rất dài nên chúng tôi lược bỏ một số đoạn không cần thiết lắm nhưng có chú thích, các đoạn còn lại thì dịch nguyên văn để bạn đọc hiểu chính xác ý tác giả.

Ba mươi năm trước đây chính quyền Campuchia Dân chủ do Khmer Đỏ xây dựng bị lật đổ bởi 10 vạn đại quân Việt Nam và bởi bộ đội của mình quay súng chống lại. Sau đó các tài liệu liên quan tới lịch sử  đẫm máu của chính quyền này dần dần được công bố, chủ yếu thấy trong lời kể của những người dân Campuchia tị nạn, phỏng vấn của các nhà báo phương Tây, điều tra của các học giả, và các tài liệu do chính phủ Việt Nam và chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam nâng đỡ chỉnh lý và công bố. Continue reading “Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ”

Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)

burning_car

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Việc sử dụng các biện pháp khủng bố như một cách nhằm gây các ảnh hưởng chính trị đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên cho đến nay chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa nào về chủ nghĩa khủng bố được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách. Việc một người vừa có thể bị lên án là khủng bố bởi lực lượng này vừa có thể được tôn vinh như một chiến binh chiến đấu vì tự do bởi lực lượng khác đã phản ánh rõ hiện thực này.

Mặc dù chưa có sự thống nhất về định nghĩa nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định một số đặc điểm chung nổi bật của các hành động khủng bố: đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Continue reading “Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)”

Tương lai của vũ lực và chiến tranh

tank_1640626i

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Future of Force”, Project Syndicate, 05/02/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại hội nghị thường niên gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức ở Davos, tôi đã tham gia cùng một nhóm các nhà lãnh đạo quốc phòng để thảo luận về tương lai của quân đội. Vấn đề mà chúng tôi đề cập có vai trò rất quan trọng: hiện nay quân đội nên chuẩn bị cho loại hình chiến tranh nào?

Các chính phủ sở hữu lượng hồ sơ lưu trữ hết sức nghèo nàn khi chúng ta tìm câu trả trả lời cho câu hỏi này. Chẳng hạn, sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ đã đánh mất những gì nó học được về biện pháp chống quân nổi dậy, để rồi phải tìm hiểu lại vấn đề này với cái giá rất đắt ở Iraq và Afghanistan. Continue reading “Tương lai của vũ lực và chiến tranh”

Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon

10974212_945727245450960_8086250894284981668_o

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Vào ngày này cách đây đúng 43 năm (21/2/1972), Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra sau sự kiện ngoại giao bóng bàn, các cuộc đàm phán ngoại giao bí mật cấp đại sứ giữa đại sứ Mỹ và đại sứ Trung Quốc tại Warsaw (Ba Lan) và chuyển đi bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger đến Bắc Kinh trước đó. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:

Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950-7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon”

Đòn ngăn chặn cách mạng từ xa của Putin

russia-ukraine-citizenship-bill.si

Nguồn: Alexander Etkind, “Russia’s Preemptive Counter-Revolution”, Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa nước Nga trở lại chế độ độc tài. Từ Điện Kremlin tới Crimea, người dân Nga đang phải đối phó với lòng tham, nỗi kinh hoàng và sự xảo trá của một nhà độc tài, kẻ mà chỉ trong vòng một năm đã loại bỏ hết mọi sự kiểm soát còn lại nào đối với quyền hành của ông ta.

Xét về nhiều khía cạnh, chế độ độc tài của Putin mang tính chất nguyên thủy. Sự độc đoán ấy sinh ra từ những cảm xúc tầm thường hơn là những động lực ý thức hệ thời Xô-viết. Mặc dù Putin đã cố gắng cấy vào đầu dân chúng Nga ham muốn về một đế chế với việc xâm lược Crimea và can thiệp vào miền Đông Ukraine, nhưng những hành động ấy chẳng khác nào bịt mặt ăn cướp nửa đêm; sự vinh quang do chúng đem lại sẽ chẳng tồn tại lâu dài. Continue reading “Đòn ngăn chặn cách mạng từ xa của Putin”

#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

pentagonpapers.16

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là sản phẩm của nhiều lực lượng, thường là đối lập nhau, nhưng là những lực lượng tương đối rõ ràng. Điều này đặc biệt rõ rệt trong lịch sử ngoại giao của các nước được thiết lập lâu đời trên vũ đài chính trị thế giới. Hệ quả của các nhân tố như vị trí địa lý, dân số, tài nguyên kinh tế, lịch sử và ý thức hệ thường được dẫn giải như những yếu tố quyết định chủ yếu của chính sách đối ngoại. Ít nhất, những yếu tố quyết định đó xuất hiện để đặt ra các giới hạn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại nói chung của một quốc gia cụ thể. Continue reading “#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)”

Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản

f003d95e-8595-11e4-92f1-a804f84d4f9e_Japan_Election_Abe_TOK108--646x363

Nguồn: Brahma Chellaney, “Japan’s constitutional albatross”, Project Syndicate, 02/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lễ kỉ niệm 70 năm ngày Nhật Bản thất bại trong Thế Chiến thứ Hai đang đến gần và nó đã làm dấy lên nhiều tranh cãi – và cả những lời oán thán – về mối hận thù lịch sử đang được tái hiện lại ở Đông Á. Nhưng những căng thẳng gần đây ở khu vực có thể phần nào phản ánh một sự thiếu tiến triển trong một vấn đề khác không được lưu tâm: cái cách hiến pháp của Nhật Bản. Thật ra, ngay cả khi sự bất lực của Nhật Bản được thể hiện nổi bật trong việc hai con tin của nước này bị hành quyết bởi Nhà nước Hồi Giáo tự xưng, Nhật Bản vẫn chưa thông qua bất kỳ một sửa đổi nào đối với “hiến pháp hoà bình” mà lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã áp đặt tại nước này vào năm 1947. Continue reading “Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản”

Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?

10363728_942471285776556_4382047449682216665_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Lời giới thiệu: Triều Tiên vẫn còn là một quốc gia tương đối bí ẩn, ít được biết tới đối với thế giới cũng như người Việt Nam chúng ta. Các thông tin, câu chuyện về cuộc sống thực bên trong quốc gia này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn kể về những điều ông đã “mắt thấy tai nghe” trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2013 như một góc nhìn để bạn đọc tham khảo.

Triều Tiên là quốc gia rất đáng đến thăm và ít có chuyến đi nước ngoài nào lại gây ấn tượng mạnh với tôi như trong chuyến thăm Triều Tiên cuối năm 2013. Khi đánh giá về Triều Tiên, chưa cần đi sâu nhưng có thể phát hiện ra ngay là cách nhìn về nước này trên phương tiện truyền thông (cả truyền thông chính thức lẫn truyền thông xã hội) của ta khá thiên lệch và tiêu cực, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cách phân tích và đánh giá của Phương Tây và một số quốc gia xung quanh Triều Tiên. Continue reading “Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?”

Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Chủ nghĩa hiện thực (Realism)

18lah16wzpxnopng

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau:

Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia – dân tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau. Continue reading “Chủ nghĩa hiện thực (Realism)”

Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh đến đâu?

???????????

Nguồn: Justin Yifu Lin, “How Fast Will China Grow?”, Project Syndicate, 29/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 35 năm kể từ khi công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Trung Quốc bắt đầu, nước này đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,8% – một mức tăng bùng nổ chưa từng có. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy phép lạ của Trung Quốc đang dần đến hồi kết thúc – hay ít nhất là tăng trưởng kinh tế nước này đang chậm lại. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm kể từ quý đầu tiên của năm 2010. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tương đối yếu, đạt 7,4%.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều trong năm nay, ít nhất là nếu so với thập niên trước. Khi các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch năm năm lần thứ 13 của đất nước, họ sẽ phải vật lộn với một câu hỏi căn bản: Trung Quốc mong đợi tăng trưởng nhanh đến đâu? Continue reading “Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh đến đâu?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/2/2015)

china-asks-us-to-protect-its-huge-investments_071013062947

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin gây chú ý nhiều nhất trong tuần vừa qua có lẽ là bản báo cáo của RAND với tựa đề “Bước chuyển mình quân sự chưa hoàn thiện của Trung Quốc: đánh giá những điểm yếu của Giải phóng quân nhân dân (PLA)”. Chỉ cần nhìn tựa đề là có thể đoán được nội dung chính của bản báo cáo này. Được bảo trợ bởi Uỷ ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC), các chuyên gia của RAND cho rằng việc tìm hiểu những điểm yếu và thiếu sót của PLA cũng quan trọng không kém việc nghiên cứu những điểm mạnh của tổ chức này, xét về mặt chiến lược. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/2/2015)”

Phát triển kinh tế thúc đẩy dân chủ nhưng có ngoại lệ

_76109186_1a9aa7f2-100c-492a-800f-c80750996928

Nguồn: Daniel Treisman, “Economic development promotes democracy, but there’s a catch”, The Washington Post, 29/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Liệu phát triển kinh tế có làm cho các quốc gia trở nên dân chủ hơn không? Rất nhiều tài liệu đã cho là có. Chỉ trừ một vài nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu nằm ở khu vực vịnh Ba Tư, còn lại hầu hết các nước giàu có nhất đều có chính phủ có trách nhiệm giải trình và phản ứng tốt (với đòi hỏi của người dân).

Tuy nhiên, cứ khi sắp có sự đồng thuận về vấn đề này thì những ý kiến trái chiều lại xuất hiện. Những người phản đối quan điểm này và có ảnh hưởng lớn đã chỉ ra nhiều trường hợp ngoại lệ và đề xuất các lý thuyết thay thế. Có lẽ các yếu tố khác đã khiến một số nước có thể vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và vừa hình thành nên được các thể chế dân chủ, trong đó không có quan hệ nhân quả giữa hai vấn đề này. Và chúng ta lý giải thế nào về trường hợp các quốc gia đã tăng trưởng [kinh tế] trong suốt nhiều năm, mặc dù không có dấu hiệu nào của tự do chính trị? Trường hợp Tây Ban Nha dưới thời Tướng Franco, Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto, và Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin thì sao? Continue reading “Phát triển kinh tế thúc đẩy dân chủ nhưng có ngoại lệ”