Thế giới hôm nay: 05/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có bài phát biểu tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague trong chuyến thăm bất ngờ tới Hà Lan. Ông Zelensky cáo buộc Nga phạm hơn 6.000 tội ác chiến tranh chỉ trong tháng 4. Hồi tháng 3, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống Nga về tội ác chiến tranh. Trong khi đó, Nga cáo buộc Mỹ lên kế hoạch tấn công bằng máy bay không người lái vào Điện Kremlin, và cho rằng Ukraine đã hành động theo lệnh của Mỹ. Cả hai chính phủ đều bác bỏ các cáo buộc, vốn được đưa ra ngay sau khi Nga không kích các thành phố Ukraine.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thêm một phần tư điểm phần trăm lên 3,25%. Dù đợt tăng này nhỏ hơn các lần trước từ giữa năm 2022, chủ tịch Christine Lagarde cho biết nó chưa phải là đợt cuối cùng trong năm nay. Hôm thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đã tăng lãi suất chuẩn lên mức cao nhất 16 năm qua là 5-5,25%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/05/2023”

04/05/2002: Rơi máy bay xuống khu dân cư ở Nigeria

Nguồn: Nigerian aircraft crashes in crowded city, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, một chiếc máy bay của hãng hàng không Executive Airline Services (EAS) đã đâm xuống thị trấn Kano, Nigeria, giết chết 149 người. Chiếc máy bay có mã số BAC 1-11-500 đã phát nổ tại một khu vực đông dân cư của thành phố miền bắc Nigeria. Continue reading “04/05/2002: Rơi máy bay xuống khu dân cư ở Nigeria”

Thế giới hôm nay: 04/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đúng như dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang M đã tăng lãi suất chuẩn thêm một phần tư điểm phần trăm lên mức 5%-5,25%. Ngân hàng trung ương của Mỹ cũng ám chỉ rằng chính sách thắt chặt gần đây đã đi đúng hướng: tuyên bố của họ vào thứ Tư không đưa ra gợi ý nào về một đợt tăng tiếp theo.

Chính phủ Nga cáo buộc Ukraine đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào điện Kremlin, nơi ở của tổng thống Vladimir Putin ở Moscow, trong cái mà phát ngôn viên Nga gọi là “cuộc tấn công khủng bố” và âm mưu ám sát tổng thống. An ninh Nga đã chặn hai máy bay không người lái vào sáng sớm thứ Tư, sự cố không gây ra thương vong nào. Ukraine phủ nhận cáo buộc. Nga cảnh báo sẽ trả đũa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/05/2023”

Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “How China Could Save Putin’s War in Ukraine,” Foreign Affairs, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích về logic—và hậu quả—của việc Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga.

Suốt một năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga, nổi lên như một trong số ít bên được hưởng lợi từ xung đột. Họ tự xưng là một nhà kiến tạo hòa bình trong khi đạt được đòn bẩy đáng kể đối với Nga. Bắc Kinh là người hậu thuẫn rõ ràng và quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến, cam kết hợp tác “không giới hạn” với Nga ngay trước khi nổ ra xâm lược vào tháng 2/2022 và giúp nền kinh tế thời chiến của Nga tiếp tục tồn tại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Moscow vào Trung Quốc đã mang lại lợi nhuận và hữu ích cho Bắc Kinh – và sự phụ thuộc kinh tế này có thể sẽ tiếp tục và ngày càng sâu sắc hơn. Cam kết của Trung Quốc về “sự đa cực” trong địa chính trị đã khuyến khích nhiều quốc gia phương Nam tránh xa chiến tranh, không sẵn lòng tập hợp lại vì chính nghĩa của Ukraine. Sau khi khoa trương về thành tích giúp hòa giải Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc hiện đang thúc đẩy “kế hoạch hòa bình” cho Ukraine, một đề xuất hoàn toàn phi thực tế, hầu như chỉ phục vụ cho lợi ích của Nga. (Đáng chú ý, kế hoạch này không bao gồm yêu cầu rút quân đội Nga khỏi Ukraine.) Bất kể sai sót của kế hoạch này là gì, nó vẫn cho phép nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện mình là một nhà trung gian ngoại giao và mang lại cho Trung Quốc một vai trò trong giai đoạn tái thiết Ukraine. Continue reading “Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc

Xem thêm: Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Tiếng Triều Tiên khác ngữ hệ với Hán ngữ, chữ Hán không ghi âm được tiếng Triều Tiên. Chữ Hán mượn về chỉ dùng để viết, không dùng để nói, hơn nữa chữ Hán rất khó học, chỉ tầng lớp trên mới biết chữ, dân chúng đều mù chữ. Vào thời Tam Quốc (220-280), người Triều Tiên làm ra chữ Idu và Gugyeol cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, tương tự chữ Nôm Việt Nam. Loại chữ này phức tạp hơn chữ Hán, cho nên không được phổ cập, ngày nay rất ít được nói tới. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc”

02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama

Nguồn: More than 1,000 schoolchildren protest segregation in the Children’s Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tại Birmingham, Alabama, hơn 1.000 học sinh người Mỹ gốc Phi đã diễu hành khắp thành phố trong một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Mục tiêu của cuộc biểu tình bất bạo động này, sau được gọi là “Thập tự chinh Thiếu niên” hay “Tuần hành Thiếu niên”, là nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo dân sự và doanh nghiệp của thành phố đồng ý xóa bỏ nạn phân tách chủng tộc. Continue reading “02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama”

Thế giới hôm nay: 02/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giới chức Mỹ đã đóng cửa First Republic, một ngân hàng có trụ sở tại San Francisco, vì khách hàng ồ ạt rút tiền gửi sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank. JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, đã đồng ý tiếp quản khoảng 93 tỷ đô la tiền gửi và phần lớn số tài sản trị giá khoảng 200 tỷ đô la của First Republic. First Republic là ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ, tính theo giá trị tài sản, bị phá sản cho tới nay.

Không quân Sudan đã tấn công các mục tiêu ở thủ đô Khartoum khi lệnh ngừng bắn mới nhất, bắt đầu từ thứ Năm, sụp đổ. Giao tranh ác liệt trên đường phố cũng tiếp diễn. Rắc rối hiện đã lan sang vùng Darfur, nơi ghi nhận các vụ tấn công nhằm vào dân thường. Hơn 500 người đã thiệt mạng trên khắp đất nước sau hai tuần giao tranh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/05/2023”

Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”

Thế giới hôm nay: 01/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hai ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase và PNC nằm trong số khoảng sáu ngân hàng được chính phủ nước này kêu gọi tham gia đấu thầu mua lại First Republic, một ngân hàng đang gặp khó khăn. Hạn chót nộp thầu mua lại các khoản tiền gửi và tài sản của First Republic là buổi trưa Chủ nhật ở New York, và dự kiến sẽ có thỏa thuận vào tối cùng ngày. Cổ phiếu của First Republic giảm 49% trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm thứ Sáu, sau khi có tin tài sản của hãng có thể bị nhà nước quản lý.

Giao tranh ác liệt tiếp diễn ở thủ đô Khartoum của Sudan, sau khi lệnh ngừng bắn ba ngày có hiệu lực từ hôm thứ Năm bị phá vỡ. Hàng triệu người đang bị kẹt lại trong thành phố với nguồn cung thực phẩm và thuốc men cạn dần. Tính đến nay trên toàn Sudan đã có hơn 500 người thiệt mạng sau hai tuần giao tranh. Hàng ngàn công dân nước ngoài đã được sơ tán khỏi đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/05/2023”

Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong năm Canh Thìn, tức Minh Thiên Thuận thứ 4 [1460] nước ta có 2 niên hiệu. Lạng Sơn Vương Nghi Dân cướp ngôi vào ngày mồng 3 tháng 10 năm trước [28/10/1459]; năm sau tiếp tục niên hiệu Thiên Hưng năm thứ 2, cho đến ngày mồng 6 tháng 6 [24/6/1460] thì bị lật đổ. Sau đó Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, với niên hiệu Quang Thuận năm thứ nhất.

Vào tháng 2 [22/2-22/3/1460], Nghi Dân làm cuộc cải tổ hành chánh, đặt ra 6 bộ, 6 khoa; trước kia chỉ có 2 bộ, nay đặt 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công: Continue reading “Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi”

30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng

Nguồn: Fall of Saigon: South Vietnam surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), thành trì cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, đã rơi vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam và lực lượng Việt Cộng. Lực lượng miền Nam đã sụp đổ trước cuộc tiến công nhanh chóng của Bắc Việt. Đợt giao tranh gần nhất bắt đầu vào tháng 12/1974, khi quân Bắc Việt mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh Phước Long có hàng phòng thủ yếu, nằm ở phía bắc Sài Gòn dọc theo biên giới Campuchia, sau đó tràn qua tỉnh lỵ Phước Bình vào ngày 6/1/1975. Continue reading “30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng”

Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

Nguồn: Farah Stockman, “新加坡式的威权制度比民主制度更好吗?”, New York Times, 24/4/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Thử nghĩ xem, năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore tương đương Jamaica, vào khoảng 425 đô la (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên đến 72.794 đô la, còn Jamaica chỉ có 5.181 đô la. Thảo nào Lý Quang Diệu đã trở thành một anh hùng của nhân dân. Ở Nam Phi, Lebanon và Sri Lanka, người ta cầu nguyện xuất hiện một Lý Quang Diệu của riêng họ. Continue reading “Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’”

29/04/1992: Bạo loạn lớn tại Los Angeles

Nguồn: Riots erupt in Los Angeles after police officers are acquitted in Rodney King trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, tại Los Angeles, California, bốn sĩ quan cảnh sát Los Angeles bị bắt quả tang qua một đoạn video ghi lại cảnh họ đánh một người Mỹ gốc Phi không có vũ khí đã được tuyên trắng án đối với mọi tội trạng. Vài giờ sau khi phán quyết được công bố, làn sóng phẫn nộ và phản đối đã nhấn chìm Los Angeles trong bạo loạn. Những người biểu tình ở trung tâm phía nam Los Angeles đã chặn đoàn xe trên xa lộ, đánh đập những người lái xe, hủy hoại và cướp phá nhiều cửa hàng và tòa nhà ở trung tâm thành phố, đồng thời gây ra hơn 100 đám cháy. Continue reading “29/04/1992: Bạo loạn lớn tại Los Angeles”

Chuyển động Quốc Phòng (21/4 – 27/4/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 28/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

GDP của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm 2023 do gánh nặng của lãi suất cao. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP tăng 1,1% tính theo năm, so với dự đoán trước đó là 2%. Cục Dự trữ Liên bang dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tuần tới.

Lực lượng Hỗ trợ Nhanh, một nhóm dân quân Sudan, đã đồng ý gia hạn ngừng bắn với quân đội thêm ba ngày, ngay trước khi lệnh ngừng bắn hiện tại hết hạn. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, giao tranh vẫn tiếp tục nổ ra trên khắp đất nước. Các nước đã gấp rút sơ tán công dân của họ khỏi Sudan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2023”

27/04/1822: Ngày sinh Ulysses S. Grant

Nguồn: President Ulysses S. Grant is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1822, Ulysses S. Grant, chỉ huy trong thời kỳ Nội chiến và là tổng thống thứ 18 của Mỹ, đã chào đời.

Là con trai của một thợ thuộc da, Grant tỏ ra không mấy hào hứng tham gia với công việc kinh doanh của cha mình, vì vậy cha ông đã đăng ký cho con trai theo học tại West Point vào năm 1839. Dù Grant sau đó thừa nhận trong hồi ký cá nhân rằng ông không thực sự quan tâm đến quân đội, ngoài việc trau dồi kỹ năng cưỡi ngựa, ông đã tốt nghiệp năm 1843 và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Mexico-Mỹ, bất chấp việc phản đối nó vì lý do đạo đức. Sau đó, ông lại rời xa vợ con thân yêu của mình thêm một lần nữa, để đến đóng quân ở California và Oregon. Continue reading “27/04/1822: Ngày sinh Ulysses S. Grant”

Thế giới hôm nay: 27/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình, vừa có lần đầu tiên nói chuyện qua điện thoại kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Ông Tập nói trong cuộc điện đàm rằng đàm phán là “lối thoát duy nhất” của chiến tranh, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Ông Zelensky sau đó đăng trên twitter là cuộc trò chuyện “dài và có ý nghĩa,” và việc bổ nhiệm đại sứ Ukraine tại Trung Quốc sẽ cải thiện quan hệ song phương. Trung Quốc chưa bao giờ lên án Nga về hành vi xâm lược và hai bên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế thân thiện.

Disney đã kiện thống đốc thuộc đảng Cộng hòa của Florida, Ron DeSantis, và các quan chức bang với cáo buộc “vũ khí hóa quyền lực của chính phủ” để trừng phạt công ty. Trước đó, một hội đồng do ông DeSantis bổ nhiệm đã vô hiệu hóa các hợp đồng bất động sản tại khu nghỉ dưỡng Orlando của Disney. Công ty gọi đây là hành vi vi phạm quyền tư hữu của họ, chỉ vì Disney đã chỉ trích luật “Không nói đồng tính” của ông DeSantis. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/04/2023”

Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc

Nguồn: Yingtai Lung (Long Ứng Đài), “In Taiwan, Friends Are Starting to Turn Against Each Other,” New York Times, 18/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn của tôi ở Đài Bắc gần đây đã viết một bài đăng đầy nhiệt huyết trên Facebook, kêu gọi những người trẻ tuổi ở Đài Loan hãy chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Ông lập luận rằng cách duy nhất để đáp trả việc Trung Quốc đe dọa chiếm đảo là dùng vũ lực; mọi đáp án khác đều là ảo tưởng. Dù đã ngoài 60 tuổi, ông thề sẽ cầm vũ khí nếu cần thiết.

Tình cảm này đã trở nên phổ biến đến đáng lo ngại ở Đài Loan. Tôi đã nhắn tin riêng cho người bạn để nói rằng vũ lực chỉ nên là một phần trong chiến lược của Đài Loan, rằng các chính trị gia và các nhân vật công chúng khác nên thể hiện lòng dũng cảm thực sự bằng cách tiếp cận Trung Quốc để xuống thang. Khi một kẻ bắt nạt mạnh hơn đe dọa bạn, điều trước tiên nên làm không phải là cố gắng xoa dịu tình hình hay sao? Continue reading “Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 26/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử cho năm 2024, đúng bốn năm kể từ lần tuyên bố trước. Ở tuổi 80, ông là tổng thống Mỹ lớn tuổi nhất từng ra tranh cử nhiệm kỳ hai. Có vẻ như ông sẽ không vấp phải nhiều phản đối từ bên trong đảng Dân chủ, vì dưới sự lãnh đạo của ông đảng này đã đạt kết quả tốt hơn mong đợi trong bầu cử giữa kỳ năm ngoái.

Các phe phái đang tham chiến ở Sudan đồng ý với lệnh ngừng bắn 72 giờ do Mỹ và Ả Rập Saudi làm trung gian. Dù Khartoum ghi nhận một vài tiếng súng vào thứ Ba, dân thường đã quay trở lại đường phố. Nhiều người cố gắng rời thủ đô và việc sơ tán người nước ngoài đang được tiến hành. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo về “nguy cơ rủi ro sinh học cao” sau khi các tay súng chiếm giữ một phòng thí nghiệm chứa các mẫu bệnh bại liệt, dịch tả và sởi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/04/2023”

Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi, not Trump, started on path to decoupling,” Nikkei Asia, 20/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mong muốn không phụ thuộc vào người Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện xuyên suốt 11 năm.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ khi nào?

Một số người cho rằng mọi chuyện bắt đầu khi Mỹ áp đặt lên Trung Quốc các hạn chế về xuất khẩu, có thể là vì tức giận trước cách hành xử không công bằng của Trung Quốc, hoặc vì lo sợ một đối thủ quân sự đang trỗi dậy. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng nguyên nhân sâu xa của phân tách Mỹ-Trung nằm ở lập trường của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung”