Chiến tranh Lạnh (Cold War)

us-soviet-flags

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Chiến tranh Lạnh (Cold War)”

Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo

Citizens carrying a giant cardboard pencil reading "Not Afraid" take part in a Hundreds of thousands of French citizens solidarity march (Marche Republicaine) in the streets of Paris January 11, 2015. French citizens will be joined by dozens of foreign leaders, among them Arab and Muslim representatives, in a march on Sunday in an unprecedented tribute to this week's victims following the shootings by gunmen at the offices of the satirical weekly newspaper Charlie Hebdo, the killing of a police woman in Montrouge, and the hostage taking at a kosher supermarket at the Porte de Vincennes.    REUTERS/Charles Platiau (FRANCE  - Tags: CRIME LAW POLITICS CIVIL UNREST SOCIETY TPX IMAGES OF THE DAY)   - RTR4KX9Q

Nguồn: Ian Buruma, “Charlie and Theo”, Project Syndicate, 15/1/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan ám sát ở Amsterdam cách đây hơn mười năm có nhiều điểm tương đồng với các họa sĩ trào phúng của tạp chí Charlie Hebdo. Cũng giống như các họa sĩ và biên tập viên người Pháp, ông là một người khiêu kích, một kẻ vô chính phủ về mặt đạo đức, một nghệ sĩ gây sốc, người chưa bao giờ ngừng ham muốn phá hủy mọi điều cấm kị.

Bởi vì chủ nghĩa bài Do Thái là một điều cấm kị lớn ở châu Âu thời hậu Thế chiến, Van Gogh đã xúc phạm người Do Thái bằng những câu đùa thô lỗ về các phòng hơi ngạt (được Đức Quốc xã dùng để giết hại người Do Thái – NBT). Bởi vì người ta nói với chúng ta rằng phải “tôn trọng” đạo Hồi, ông ta đã nhạo báng thánh Allah và nhà tiên tri của Người, cũng gần giống như cách Charlie Hebdo đã làm. Continue reading “Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo”

Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản

130723021713-abe-new-story-top

Nguồn: Shinzo Abe, “Japan’s Vote for Bold Reform”, Project Syndicate, 05/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với sứ mệnh to lớn được người dân Nhật Bản giao phó thể hiện qua số phiếu ủng hộ áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng 12 vừa rồi, khả năng hành động quyết đoán của chính phủ chúng tôi đã được tăng cường đáng kể. Thật vậy, giờ đây chúng tôi không chỉ có thẩm quyền để hành động mà còn nhận được một thông điệp rõ ràng và dứt khoát từ cử tri rằng chúng tôi phải hành động như vậy.

Cụ thể, giờ đây chúng tôi có nhiệm vụ khởi động chương trình cải cách cơ cấu, thứ được thế giới biết đến như là “mũi tên thứ ba” của cái gọi là chính sách kinh tế “Abenomics.” Chính cải cách cơ cấu sẽ giải phóng khả năng cạnh tranh cũng như tính năng động vốn bị kìm hãm quá lâu của các doanh nghiệp và người dân Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản”

Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08

20130907_SBD001

Nguồn: Eric Helleiner, “Understanding the 2007–2008: Global Financial Crisis: Lessons for Scholars of International Political Economy”, Annual Review of Political Science,  2011,  pp. 67 – 87 (trích dịch trang 69-72).

Biên dịch: Trần Nguyễn Dạ Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khía cạnh chính trị của thất bại thị trường và thất bại điều tiết

Cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 diễn ra qua nhiều giai đoạn (Roubini & Mihm 2010). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ với bong bóng địa ốc phát nổ và sự vỡ nợ của những khoản vay thế chấp tăng lên, đặc biệt là những khoản vay liên quan đến thế chấp dưới chuẩn vốn được cấp ngày càng nhiều cho những người đi vay có độ tín nhiệm thấp trong giai đoạn đỉnh cao của bong bóng nhà đất. Những trường hợp vỡ nợ ngày càng ảnh hưởng đến tính ổn định của các tổ chức tài chính nắm giữ những khoản thế chấp này cũng như những sản phẩm tài chính gắn liền với chúng (như miêu tả dưới đây). Continue reading “Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08”

Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?

Screen shot 2012-10-24 at 10.48.00 PM

Nguồn: Ye Qiang & Jiang Zong-qiang, “China’s “Nine-dash Line” Claim: US Misunderstands”, RSIS Commentaries, 14/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tài liệu của Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ về yêu sách biển của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông được phát hành ngày 05/12/2014. Tài liệu này đã hiểu sai yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc.

Yêu sách 9 đoạn gây tranh cãi của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đã gây ra việc hiểu sai kéo dài trong Chính phủ Mỹ do sự lo lắng và việc xem đi xét lại vấn đề trong thời gian dài. Việc hiểu sai này về cơ bản bắt nguồn từ việc tồn tại các quan điểm khác nhau giữa Trung Quốc và phương Tây về các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ và vùng biển. Continue reading “Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?”

Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?

130526225309-russia-xi-putin-story-top

Nguồn: Joseph S. Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, 13/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của địa chính trị theo phong cách Chiến tranh Lạnh. Cuộc xâm lược Ukraina và sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, làm suy yếu mối quan hệ của Nga với phương Tây và khiến Điện Kremlin mong muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể xây dựng một liên minh thực sự với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay không?

Thoạt nhìn, điều đó có vẻ hợp lý. Quả thật, lý thuyết truyền thống về cân bằng quyền lực cho thấy ưu thế vượt trội của Mỹ về các nguồn lực sẽ bị cân bằng lại bởi sự hợp tác Trung – Nga. Continue reading “Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?”

Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?

ISIS

Nguồn: Gopal Ratnam, “What comes after the Islamic State is defeated?“, Foreign Policy, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hải Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Mỹ chắc chắn sẽ tiến hành cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003 nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, tướng David Petraus đã nói với một phóng viên rằng: “Hãy cho tôi biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào”. Sau hơn mười một năm với hàng trăm tỉ đô la, hàng nghìn binh sỹ Mỹ lại một lần nữa chiến đấu với một kẻ thủ khác tại Iraq. Và câu hỏi cũ vẫn còn đó.

Việc rút hết quân đội Mỹ về nước vào năm 2011 của tổng thống Barack Obama sau thất bại trong việc giành được một thỏa thuận an ninh với Iraq đã không được thực hiện khi Obama yêu cầu khoảng 3.100 binh sỹ Mỹ ở lại Iraq nhằm giúp huấn luyện quân đội nước này chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo các quan chức và giới phân tích quân sự thì giả sử ngay cả khi quân đội Mỹ và Iraq đánh bại IS, việc ngăn chặn một đất nước Iraq không bị chia cắt bởi các nhóm sắc tộc sẽ đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?”

#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)

99-percent

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1) Căn nguyên của phát triển

Sự đồng thuận của chủ nghĩa tự do mới về phát triển

Khi phong trào đòi thiết lập một Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới bị khủng hoảng và những nỗ lực đạt được sự tự cung tự cấp lâm vào bế tắc, việc chú trọng những quan điểm tự do đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã xuất hiện trở lại vào thập niên 1980. Trong khoảng thời gian này, một số nước kém phát triển (đặc biệt ở Châu Phi và Mỹ Latinh) ngập chìm trong nợ nần, đối mặt với sự giảm sút doanh thu từ việc xuất khẩu các hàng hóa cơ bản, năng suất nông nghiệp giảm và nền kinh tế trì trệ toàn diện. Continue reading “#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)”

Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức

0,,16666317_303,00

Nguồn: Joschka Fischer, “German Foreign Policy Comes of Age”, Project Syndicate, 5/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Tố Trinh | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Sự thống nhất nước Đức cách đây gần 25 năm đã một lần nữa đặt vào trung tâm châu Âu một cường quốc lớn có vị trí, tiềm năng kinh tế và cả lịch sử làm dấy lên những mối nghi ngờ về  tham vọng bá quyền của nước này. Các nhà lãnh đạo châu Âu lớn vào thời điểm đó –  bao gồm Giulio Andreotti, Margaret Thatcher, và François Mitterrand – đã lo lắng rằng Đức có thể tìm cách thay đổi kết quả của hai cuộc thế chiến.

Trong giới chính trị gia Đức vào năm 1990,  ý tưởng này có thể bị coi là quái gở và vô lý. Nhưng chấm dứt sự chia cắt nước Đức cũng là chấm dứt trật tự thế giới hai cực của Chiến tranh Lạnh; và, khi mà thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng và căng thẳng nguy hiểm ngày càng gia tăng (ở Ukraine, Trung Đông và Đông Á), sự thiếu vắng một trật tự thế giới đã trở nên rõ ràng đến mức nguy hiểm. Continue reading “Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức”

Gục ngã vì tài chính

140320140740-large

Nguồn: Dani Rodrik, “Death by Finance”, Project Syndicate, 10/2/2014.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các thị trường mới nổi đổi vận mới nhanh làm sao. Cách đây không lâu, chúng còn được ca tụng như những cứu tinh của nền kinh tế thế giới, là những đầu tàu kinh tế có thể thế chỗ các nền kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu trong khi những nền kinh tế này tỏ ra ì ạch. Các nhà kinh tế tại Citigroup, McKinsey, PricewaterhouseCoopers và nhiều nơi khác đều đưa ra dự đoán về một kỷ nguyên tăng trưởng toàn diện và ổn định ở cả châu Á và châu Phi.

Nhưng hiện tại thì hình ảnh ảm đạm từ các nền kinh tế mới nổi đã quay trở lại. Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu thắt chặt chính sách tài khóa, đồng tiền của các nước này đã phải hứng chịu một cú đòn đau. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Dường như nhìn vào bất kì đâu ta cũng có thể nhận ra những vấn đề cố hữu. Continue reading “Gục ngã vì tài chính”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (13/01/2015)

ZTZ96A_Type_96A_main_battle_heavy_tracked_armoured_vehicle_China_Chinese_army_PLA_640

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Lục quân là một cấu thành không thể thiếu trong quân đội quốc gia thời hiện đại, mà biểu tượng sức mạnh và hình tượng của quân chủng này không gì khác hơn là chiếc xe tăng. Xuất hiện lần đầu tiên vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất như là một thứ vũ khí nhằm giải quyết bế tắc của “chiến tranh chiến hào”, xe tăng cho đến này nay đã trải qua ba thế hệ phát triển và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tác chiến hiện đại. Tuy vậy, theo một bài bình luận trên Washington Post, lục quân Hoa Kỳ đã dần dần không xem trọng vai trò của xe tăng trên chiến trường như trước đây. Trong chiến tranh hiện đại, lực lượng quân sự cần phải được triển khai nhanh chóng ở một khoảng cách xa; và vì vậy những loại vũ khí khác như máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm và trong tương lai là máy bay không người lái, chính là những loại vũ khí cần phải được đầu tư. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (13/01/2015)”

Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình

Tap Can Binh

Nguồn: Mu Chunshan, “Five questions about Xi Jinping, answered“, The Diplomat, 9/12/2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dựa trên các thông tin nội bộ, Mục Xuân San đã đào sâu để chạm đến những bí ẩn của nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Để hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc, ta cần phải hiểu được nền chính trị Trung Quốc. Ngoại giao là một phần mở rộng của chính trị đối nội; bởi thế việc hiểu sai những tính toán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ dẫn đến nguy cơ diễn giải sai hướng chính sách đối ngoại của nước này. Điều này đặc biệt đúng ở hiện tại, khi sự tương tác giữa công tác đối nội và ngoại giao của Trung Quốc đã được tăng cường từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức. Continue reading “Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình”

Cuba: Bước đột phá của Obama

Barack Obama

Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.

Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy. Continue reading “Cuba: Bước đột phá của Obama”

Putin và quyền lực mềm của Nga

russia-victory-parade

Nguồn: Joseph Nye, “Putin’s Rules of Attraction“, Project Syndicate, 12/12/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Hành động gây hấn ngầm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina vẫn tiếp tục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng vậy. Tuy nhiên nền kinh tế không phải là thứ duy nhất đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang bị suy yếu, với những hậu quả có tiềm năng gây tổn hại tới đất nước.

Một đất nước có thể buộc các nước khác thúc đẩy lợi ích của mình bằng 3 cách chính: thông qua ép buộc, mua chuộc, hay thu hút. Putin đã cố gắng ép buộc và gặp phải các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin, đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine bằng những lời lẽ ngày càng gay gắt. Continue reading “Putin và quyền lực mềm của Nga”

Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu

Ukraine-Conflict-Map

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Darkness on the Edge of Europe,” Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, Vladimir Putin bộc lộ bản chất Trotsky trong con người ông. Với những gì Tổng thống Nga đang thể hiện, Ukraina là một biến thể theo chiều hướng xấu của công thức mà Trotsky tuyên bố trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk năm 1918: “Không có chiến tranh, không có hòa bình.” Làm như vậy, Putin không chỉ khóa chặt Ukraina trong một cuộc xung đột bị đóng băng,[1] thứ sẽ ngăn chặn cả dân chủ lẫn nền kinh tế phát triển; mà ông còn xé vụn các nguyên tắc và chuẩn mực đã gìn giữ hòa bình ở châu Âu trong ba thế hệ.

Đừng ai nên tin rằng Nghị định thư Minsk – được nhất trí hồi tháng 9 với đại diện của Ukraina, Nga, và lực lượng vũ trang do Điện Kremlin hậu thuẫn ở các thành phố phía Đông của Donetsk và Luhansk – đã đánh dấu bước đầu cho sự trở lại của trạng thái bình thường ở Ukraina hay châu Âu. Continue reading “Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu”

Chiến tranh (War)

025440-el-alamein

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp. Continue reading “Chiến tranh (War)”

Tập Cận Bình cải cách quân đội: Đẩy nhanh xây dựng một PLA hùng mạnh

CINA_-_Lam_su_Tiananmen

Nguồn: Kevin McCauley, “Xi’s Military Reform Plan: Accelerating Construction of a Strong PLA”, China Brief, Vol. 14, Issue 23, December 5, 2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Kế hoạch cải cách quân đội của Chủ tịch nước và Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình, được công bố tại Phiên họp Toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) lần thứ 18 vào tháng 11/2013, sẽ được định hình trong những năm tới. Những cải cách có vẻ là đáng kể nhất trong ít nhất ba thập niên qua này giải quyết những vấn đề chính đang đòi hỏi giải pháp trước khi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể thực hiện được các mục tiêu hiện đại hóa quan trọng. Các mục tiêu này gồm cả việc tìm cách bỏ qua các lợi ích cá nhân và đạt được sự đồng thuận về các mục đích hiện đại hóa mà trước kia đã trì hoãn; đưa ra chỉ đạo ở cấp cao để đồng bộ hóa các thành phần khác biệt trong việc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là tiêu chuẩn hoá C4ISTAR;[1] và tối ưu hóa cấu trúc lực lượng để đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Continue reading “Tập Cận Bình cải cách quân đội: Đẩy nhanh xây dựng một PLA hùng mạnh”

Cuộc chiến giành Bắc Cực

ALST-00005425-001

Nguồn: Carl Bildt, “The Battle for Santa Claus’s Home,” Project Syndicate, Dec. 24, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mấy năm trước, có một vị bộ trưởng Canada tự hào tuyên bố Ông già Noel là công dân của nước này. Xét cho cùng thì nhà và xưởng sản xuất đồ chơi của Ông già Noel nằm ở Bắc Cực, mà theo giải thích của vị bộ trưởng nọ thì Bắc Cực thuộc về Canada.

Dù chưa bình luận gì về vấn đề này, rõ ràng là Ông già Noel có thể chọn nhiều hộ chiếu khi đi khắp thế giới tối ngày 24 tháng 12. Năm 2007, một tàu ngầm mini do tư nhân tài trợ đã cắm một lá cờ Nga ngay dưới chỗ được coi là nhà của Ông già Noel. Và hai tuần sau đó, Đan Mạch, nước có chủ quyền đối với đảo Greenland, cũng đưa ra tuyên bố lãnh thổ của mình, và cũng bao trùm cả Bắc Cực. Continue reading “Cuộc chiến giành Bắc Cực”

#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)

140127173656-global-inequality-scales-620xa

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Phát triển (hay kém phát triển) là một vấn đề toàn cầu, không chỉ liên quan đến quốc gia nghèo khó. Nhiều khu vực của các quốc gia công nghiệp phát triển vẫn còn kém phát triển. Bạn chỉ cần đi đến các vùng công nghiệp cũ và suy tàn của bất kì quốc gia công nghiệp hoá nào cũng nhận thấy những khu vực này có nhiều điểm chung với các nước đang phát triển hơn là với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, khi thế kỉ XX sắp kết thúc thì đại đa số dân số trên thế giới sinh sống ở những khu vực kém phát triển nơi mà tiêu chuẩn sống kém hơn nhiều so với các quốc gia công nghiệp hoá. Nền kinh tế chính trị quốc tế được đặc trưng bởi hai khoảng cách thu nhập đáng chú ý. Một là khoảng cách được thừa nhận một cách rộng rãi giữa các quốc gia nghèo và giàu; và khoảng cách còn lại là sự khác biệt ngày càng gia tăng trong nội bộ các quốc gia kém phát triển với nhau. Continue reading “#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)”

Sự cô lập không còn đem lại vinh quang

Vladimir Putin, Raul Castro

Nguồn: Dominique Moisi, “Not So Splendid Isolation”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Vào cuối thế kỷ 19, Đế quốc Anh theo đuổi một chính sách được biết đến với cái tên “sự cô lập huy hoàng” vốn thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo nước này đối với việc không tham gia vào các vấn đề quốc tế. Với tiềm năng kinh tế cùng với sức mạnh hải quân vượt trội, Anh Quốc có đủ khả năng để tránh bị vướng vào vấn đề của những nước khác.

Các sự kiện diễn ra gần đây cho thấy rằng sự cô lập thời nay thường là một sai lầm hay một hoàn cảnh không đáng mong muốn bắt nguồn từ những chính sách thất bại. Việc Cuba thoát khỏi sự bao vây cô lập do Hoa Kỳ áp đặt sau hàng thập kỷ là một thắng lợi của đảo quốc này trong khi việc Triều Tiên bị nhiều quốc gia tẩy chay đã và đang đưa đất nước đến gần bờ vực sụp đổ. Continue reading “Sự cô lập không còn đem lại vinh quang”