Những bài học từ thất bại của Perestroika

cccp

Nguồn: Gavril Popov, “The lessons of Perestroika, 20 years after”, Project Sydicate, 30/11/2005

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika (cải tổ), nhiều người vẫn than vãn về tốc độ cải cách chậm chạp ở Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng cải cách nhanh có thể xảy ra được không? Điều này không phải là một bất ngờ bởi vì quãng thời gian hỗn độn thời Gorbachev và Yeltsin nắm quyền đã làm nước Nga kiệt quệ. Vậy ai có thể đổi lỗi cho dân Nga vì tiến độ cải cách chậm chạp đó?

Nhưng nếu Nga muốn trở lại trên đôi chân của mình, thì cần phải có nhiều cải cách hơn nữa. Tuy nhiên, trước một chu kỳ cải cách mới, chúng ta phải hiểu rõ vài nguyên tắc cơ bản về năng lực chính trị của Nga. Continue reading “Những bài học từ thất bại của Perestroika”

Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa

gloablisation

Nguồn: Carmen Reinhart, “Brexit’s Blow to Globalization”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Liên hiệp Anh đã làm chao đảo thị trường vốn và tài chính trên toàn thế giới. Giống như trong những hồi trước của cuộc rối loạn tài chính mang tính lây lan, chiến thắng của phe “Rời đi” đã dẫn các nhà đầu tư toàn cầu bất an tìm đến những nơi trú ẩn an toàn thường gặp. Trái phiếu chính phủ Mỹ lên giá; đồng dollar, franc Thụy Sĩ và yên Nhật cùng tăng giá một cách rõ rệt nhất so với đồng bảng Anh.

Khi thất bại của phe “Ở lại” đã trở nên rõ ràng, sự trượt giá của đồng bảng dường như diễn ra theo hướng lặp lại mức mất giá lịch sử 14% trong cuộc khủng hoảng đồng bảng năm 1967. Nhưng những hậu quả đầy biến động trong thị trường vốn toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ diễn ra sau những sự kiện như Brexit. Continue reading “Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”

Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA

pca4

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Ngày mai (12/7), Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS. Trung Quốc cho rằng Philippines không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này. Continue reading “Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA”

Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?

Hong Kong

Nguồn:Why Hong Kong remains vital to China’s economy“, The Economist, 30/9/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các cuộc biểu tình làm tê liệt Hồng Kông và những mối lo lắng gia tăng về cách mà Trung Quốc sẽ có thể phản ứng, một trong những câu hỏi đáng quan tâm nhất của các cư dân thành phố này là liệu số phận của họ có quan trọng đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không. Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ chỉ dẫn tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ qua Hồng Kông nhiều hơn. Xét theo quy mô, họ có lý: Hồng Kông rõ ràng đã trở nên ít quan trọng hơn so với trong quá khứ. GDP của lãnh thổ này đã giảm từ 16% GDP Trung Quốc vào năm 1997, năm mà nó đã được trả lại cho Trung Quốc, xuống còn 3% vào thời điểm hiện tại. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết luận rằng Hồng Kông đang dần mờ nhạt về mặt vai trò kinh tế. Liệu có phải vậy không? Continue reading “Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?”

Những điều trớ trêu trong việc Anh rời EU

brxx

Nguồn: Ian Buruma, “Little England and Not-so-Great Britain”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Là một người con lai Anh-Hà Lan – có mẹ là người Anh, còn cha là người Hà Lan – tôi không thể không xem Brexit là chuyện cá nhân. Tuy không phải là kẻ “cuồng” châu Âu, nhưng với tôi, một Liên minh châu Âu không có Anh cũng giống như việc mất đi một cánh tay sau một tai nạn khủng khiếp.

Không phải tất cả người dân nước tôi đều phiền lòng về chuyện này. Nhà dân túy chống EU, chống Hồi giáo người Hà Lan – Geert Wilders  – đã đăng dòng tweet: “Hoan hô người Anh! Giờ thì đến lượt chúng ta.” Thứ tình cảm này mới là đáng báo động và đáng quan ngại hơn so với những tác động của Brexit lên tương lai của nền kinh tế Anh. Mong muốn mang tính hủy diệt EU này có thể lây lan. Continue reading “Những điều trớ trêu trong việc Anh rời EU”

Vụ kiện Philippines – Trung Quốc về Biển Đông

Phim Tư liệu giới thiệu thông tin cơ bản và phân tích Vụ kiện Philippines – Trung Quốc về Biển Đông. Chương trình có sự tham gia của TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Continue reading “Vụ kiện Philippines – Trung Quốc về Biển Đông”

#264 – Quản lý các vấn đề quốc tế

qhqt

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 9) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 194-210.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngân Giang & Nguyễn Lương Đức | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Nếu như quyền lực không thực sự mang lại sự kiểm soát thì nó mang lại điều gì? Về cơ bản, nó mang lại bốn thứ. Đầu tiên, quyền lực cung cấp công cụ duy trì độc lập của chủ thể này khi đối mặt với áp lực từ các chủ thể khác. Thứ hai, quyền lực lớn hơn cho phép nhiều lựa chọn hành động hơn nhưng không thể bảo đảm kết quả của hành động. Hai lợi thế này đã được chúng ta thảo luận. Hai lợi thế tiếp theo cần làm rõ hơn.

Thứ ba, bên mạnh hơn có biên độ an toàn rộng hơn khi hành động đối phó với bên yếu hơn, và có tiếng nói trọng lượng hơn về cuộc chơi cũng như cách chơi. Duncan và Schnore đã định nghĩa quyền lực theo nghĩa sinh thái học là “khả năng của một nhóm các hành động hoặc vai trò đặt ra những điều kiện mà trong [điều kiện] đó những nhóm khác phải thực hiện chức năng của mình” (1959, tr. 139). Continue reading “#264 – Quản lý các vấn đề quốc tế”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P6)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5

10. Bản án

Tháng 1 năm 1960 diễn ra phiên tòa chống lại những người bị cáo buộc làm gián điệp. Trần Duy, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt không thuộc số những người bị khởi tố, mà, như Hoàng Cầm nhớ lại, họ chỉ xuất hiện như những nhân chứng. Họ phải có mặt ở phiên tòa 5 ngày liền để phục vụ yêu cầu của tòa án. Phan Khôi, như đã nói ở trên, bị báo chí năm 1958 quy kết là “một phần tử hoạt động nguy hiểm” cho Pháp, đã qua đời đầu năm 1960, chỉ vài ngày trước khi phiên tòa diễn ra.

Nguyễn Hữu Đang không bị khởi tố với tư cách là lãnh tụ chính trị của Nhân văn, mà, một mặt ông bị cáo buộc làm gián điệp, mặt khác ông bị kết tội vì tổ chức trốn chạy khỏi miền Bắc thông qua sự trợ giúp của một “tổ chức”. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P6)”

Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn

leduan

“Chúng ta thường nói Đại hội Đảng VI là mốc son của công cuộc đổi mới đất nước. Điều đó đúng, nhưng không có nghĩa là đến Đại hội VI mới có đổi mới, ý tưởng này đã manh nha từ Đại hội IV, tới Đại hội V nó rõ dần, và tới trước thềm Đại hội VI thì tình thế, điều kiện về mọi mặt chín muồi cho Đảng và Nhà nước ta quyết định công bố đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước”, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại.

“Ông Hai trăm Bu-gi”

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với anh Lê Duẩn là tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng đầu năm 1947 ở Đồng Tháp Mười. Lúc đó ở Nam Bộ tổ chức cộng sản có hai phái  “Tiền Phong” và “Giải Phóng” cùng lãnh đạo quần chúng làm cách mạng  nhưng hai phái không đoàn kết mà lại tranh giành ảnh hưởng với nhau. Anh Lê Duẩn chủ trì hội nghị, một hội nghị vô cùng quan trọng vì không những nó hợp nhất, củng cố, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà nó còn định hướng cho tổ chức Đảng các cấp trong toàn Xứ ủy để lãnh đạo kháng chiến chống Pháp trước tình hình cấp bách đang diễn ra. Continue reading “Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn”

Toàn cầu hóa (Globalization)

globalization-edudemic

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới. Continue reading “Toàn cầu hóa (Globalization)”

Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?

nordstream2

Nguồn: Juraj Mesík, “Germany’s Rash Rush for Russian Gas”, Project Syndicate, 02/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những hoàn cảnh nhất định, chúng ta có thể trở thành những gã ngốc cả tin – điều sẽ xảy ra trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận dự án ‘Dòng chảy phương bắc 2’ (Nord Stream 2) nhằm tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp đến Đức qua biển Baltic. Năm công ty của EU tham gia dự án này (mỗi công ty có 10% cổ phần) cho biết sự hợp tác của họ với công ty Gazprom của Nga (sở hữu 50% cổ phần còn lại) chỉ đơn giản nhằm mục đích kinh doanh. Thực tế, sự hợp tác này có thể nguy hiểm hơn nhiều.

Một thập niên trước, khi thương vụ về đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc thứ nhất được công bố, Radek Sikorski, sau này là bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, đã so sánh nó với hiệp ước Molotov – Ribbentrop năm 1939 (hiệp ước bất tương xâm giữa hai chính phủ của Hitler và Statlin). Khi EU ký thoả thuận này, Sikorski đã bị lên án vì sự cường điệu hoá của mình. Continue reading “Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?”

Phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài: Khả năng và tác động

scs

Tác giả: Mỹ Hằng phỏng vấn TS. Trần Trường Thủy

Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, trả lời phỏng vấn báo Lao Động về các khả năng của phán quyết của Toà Trọng tài vụ kiện Philippines-Trung Quốc, ý nghĩa của các phán quyết và đánh giá về tác động đối với tình hình Biển Đông.

Ý nghĩa của phiên tòa là gì, thưa ông?

Theo tôi, ý nghĩa của phiên tòa tùy thuộc vào nội dung của phán quyết, phán quyết thế nào thì ý nghĩa tương ứng theo. Trong nhiều vấn đề Philippines đưa ra tòa, nếu giải quyết được càng nhiều vấn đề, tình hình tranh chấp Biển Đông sẽ càng rõ ràng hơn, phạm vi tranh chấp rõ ràng hơn, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan cũng sẽ được làm rõ hơn. Lúc này các bên có phông chung hơn để có thể đàm phán về hợp tác, quản lý, hay giải quyết tranh chấp. Continue reading “Phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài: Khả năng và tác động”