Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P5)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4

9. Xét lại, Trốt-kít, gián điệp

Mặc dù đã ban lệnh cấm Nhân văn, các tổ chức chính quyền vẫn tỏ ra khá dè dặt – những “sự kiện ở Hungary” đã gây ra bầu không khí hoang mang trong khối các nước xã hội chủ nghĩa khiến người ta phải đặc biệt cảnh giác. BáoNhân văn bị cho là đã:

từ đối lập văn nghệ càng lúc càng (lấn sang)… chính trị, có tính phá hoại và gây chia rẽ, (vì vậy) các tổ chức Đảng và các cơ quan báo chí vẫn phải tiếp tục (bàn về) vấn đề trí thức. Chủ trương chung của các bài viết này là trí thức, nhất là những người đã tham gia kháng chiến, phải tin tưởng hơn vào Đảng. Trong một bài phát biểu không công bố của Trường Chinh, Đảng đã đề cập tới vấn đề trí thức, trong đó nhấn mạnh Đảng phải có thái độ thẳng thắn và rõ ràng với trí thức. Đây là nền chuyên chính của toàn thể giai cấp công nhân chứ không phải của một vài cá nhân. Nếu quả thực có hiện tượng đó thì đấy là sai lầm và cần phải sửa.[i] Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P5)”

Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?

pca

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong năm 2016 đối với tranh chấp Biển Đông sẽ diễn ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến một số yêu sách của nước này trên Biển Đông. Kết quả vụ kiện sẽ có tác động quan trọng tới không chỉ hai nước mà còn cả tình hình tranh chấp Biển Đông và an ninh khu vực nói chung.

Sơ lược về vụ kiện

Vào ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại PCA bằng cách gửi cho Trung Quốc Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines” ở Biển Đông. Vào ngày 19/02/2013, Bắc Kinh  đưa ra “quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông”, qua đó bác bỏ và trả lại Thông báo của Philippines, đồng nghĩa với việc từ chối tham gia quá trình trọng tài. Continue reading “Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?”

Tính chính đáng (Legitimacy)

legitimacy

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tính chính đáng là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong ngành nghiên cứu chính trị. Tuy nhiên định nghĩa và đo lường tính chính đáng là một điều không dễ, thể hiện ở việc nhiều học giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Tuy nhiên có thể thấy một phần lớn các nghiên cứu về tính chính đáng dựa trên định nghĩa của Max Weber. Theo Weber, tính chính đáng là cơ sở của mọi hệ thống quyền hành và là nguồn gốc dẫn tới sự tự nguyện tuân thủ quyền hành đó. Tính chính đáng được xây dựng trên cơ sở niềm tin của người dân đối với chính quyền, thừa nhận rằng chính quyền đó xứng đáng được cầm quyền. Niềm tin của người dân vì vậy mang lại cho chính quyền uy tín lãnh đạo. Tính chính đáng cũng bắt nguồn từ sự độc quyền của nhà nước đối với việc sử dụng bạo lực, được đảm bảo thực thi một cách hợp pháp thông qua bộ máy chính quyền và các tòa án tư pháp. Continue reading “Tính chính đáng (Legitimacy)”

01/07/1965: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề xuất thỏa hiệp tại VN

ustroops

Nguồn: “Ball recommends compromise in Vietnam”, History.com (truy cập ngày 1/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1965, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Ball đã nộp một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson với tựa đề “Một giải pháp thỏa hiệp cho miền Nam Việt Nam.” Bản ghi nhớ bắt đầu một cách thẳng thằng: “Người Nam Việt Nam đang thua trong cuộc chiến tranh với Việt Cộng. Không ai có thể đảm bảo với ông rằng chúng ta có thể đánh bại Việt Cộng, hoặc thậm chí buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán theo các điều khoản của chúng ta, bất kể bao nhiêu trăm ngàn binh lính da trắng hay nước ngoài (Mỹ) mà chúng ta triển khai tại đó.” Ball khuyên rằng Hoa Kỳ không nên cam kết thêm bất kỳ số lượng binh sĩ nào nữa, nên hạn chế vai trò chiến đấu của những binh sĩ đã được triển khai, và tìm cách thương lượng cách rút ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “01/07/1965: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề xuất thỏa hiệp tại VN”

Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?

ausele2016

Nguồn:Will Australia’s election make any difference to its foreign policy?East Asia Forum, 13/06/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm truyền thống về lựa chọn chính sách đối ngoại cho rằng nó đã nằm trong ADN của các quốc gia – dân tộc, phụ thuộc vào vị trí của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế và những toan tính về lợi ích của nó trong các vấn đề quốc tế.

Theo quan niệm này thì sự thay đổi quyền lãnh đạo từ Đảng Dân chủ Nhật Bản sang Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản chỉ là sự chuyển tiếp bên ngoài hơn là thay đổi về bản chất của chính sách đối ngoại. Nếu Abe mơ về một nước Nhật từng là một cường quốc với chính sách đối ngoại độc lập hơn, thì thực tế sẽ hạn chế tham vọng của ông để phù hợp với tầm vóc nước Nhật – dù đó là tham vọng về phá vỡ những hạn chế trong khuôn khổ liên minh an ninh với Mỹ, tham vọng dành cho những đạo luật an ninh mới, về việc thay đổi điều khoản hòa bình trong hiến pháp và về làm thế nào để cứng rắn hơn với Trung Quốc. Những gì ông đã thay đổi chỉ là những điều chỉnh theo một xu hướng rõ ràng. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản vẫn được duy trì ổn định trong một thời gian dài. Continue reading “Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?”

Điều gì sẽ xảy ra với người nhập cư EU ở Anh quốc?

EU migrants

Nguồn:What happens to EU migrants in Britain“, The Economist, 27/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Nhập cư, nhập cư, nhập cư,” một tiêu đề lớn được in trên tờ Sun, một tờ báo lá cải thiên tả, vào tuần mà nước Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Cuộc bỏ phiếu này diễn ra sau hàng tuần vận động của phe “Rời bỏ” để đảm bảo với các cử tri rằng họ sẽ “lấy lại quyền kiểm soát” và hạn chế nhập cư từ EU nếu Anh rời khỏi khối. Hiện cuộc trưng cầu đã kết thúc với thắng lợi nghiêng về phe Rời đi, vậy điều gì sẽ xảy ra với những người nhập cư EU hiện đang ở Anh – và với những công dân Anh hiện đang sinh sống ở châu Âu? Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra với người nhập cư EU ở Anh quốc?”

Nhìn lại vai trò Quốc hội dân chủ đầu tiên của Liên Xô

gorbachev-yeltsin

Nguồn: Roy Medvedev, “The First and Last Soviet Parliament”, Project Syndicate, 20/10/1999

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nỗ lực năm 1989 nhằm thiết lập một Quốc hội được bầu một cách dân chủ đầu tiên tại Liên Xô đã chứng tỏ là một trong những cải cách bất ngờ nhất của Gorbachev. Thực vậy, quyết định về chính sách trong nước này tương tự như quyết định đối ngoại của ông nhằm cho phép Đông Âu đoạn tuyệt với chủ nghĩa Cộng sản. Những cải cách quốc nội khác của Gorbachev đã giải quyết các vấn đề kinh tế và văn hóa, thậm chí là cả vấn nạn lạm dụng chất có cồn; còn đây là nỗ lực cải cách lại hệ thống quyền lực. Cũng giống như perestroika (“cải tổ”, chính sách cải cách được Liên Xô tiến hành từ 1986 – 1991), nó đã thất bại bởi thiếu các mục tiêu rõ ràng. Continue reading “Nhìn lại vai trò Quốc hội dân chủ đầu tiên của Liên Xô”

Viễn cảnh khủng hoảng nước toàn cầu và hình mẫu Israel

lettbw

Tác giả: Seth M. Siegel

Bạn sẽ không nhớ đến nước cho đến khi giếng của bạn cạn khô. – Bob Marley

Mặc dù có cái tên bí hiểm, nhưng Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA) không có một hoạt động nào gọi là bí mật. Đó là một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ thận trọng và trang nghiêm, nó giống như một câu lạc bộ giảng viên đại học hoặc một think tank (viện nghiên cứu chính sách) hơn là một cơ quan gián điệp như tên gọi của nó. Hội đồng này đưa ra các bản báo cáo, một số là tuyệt mật, tổng hợp thông tin từ các cơ quan tình báo khác nhằm giúp quan chức chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có viễn kiến về các vấn đề sắp xảy đến. Vì vậy, sẽ là một điều kỳ lạ khi tổ chức kỳ cựu này phát hành một báo cáo được gọi là tối mật, sau đó giải mật một phần với kết luận rằng thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng nước kéo dài. Continue reading “Viễn cảnh khủng hoảng nước toàn cầu và hình mẫu Israel”

Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?

301115-discours-cop21

Nguồn: Joseph Nye, “Do we want powerful leaders?”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xu hướng nghiêng về chủ nghĩa chuyên chế lớn hơn dường như đang lan rộng trên toàn thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với nước Nga và dường như rất được lòng dân chúng. Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, chi phối một số lượng ngày càng tăng các ủy ban ra quyết định tối quan trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdorgan, vừa mới thay thủ tướng của ông bằng một người phù hợp hơn nhằm tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại rằng nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông ta có thể trở thành một “Mussolini của nước Mỹ”. Continue reading “Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?”

Tác động của Brexit đến ASEAN và Việt Nam

brxmk

Tác giả: Việt Anh phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Nếu Anh rời EU, điều này sẽ tác động như thế nào tới Anh, châu Âu, và đặc biệt là ASEAN và Việt Nam? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore, trao đổi với VnExpress về việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU và tác động đến ASEAN cũng như tình hình thế giới.

– Ông đánh giá thế nào về việc Anh rời khỏi EU?

– Đây là cuộc trưng cầu dân ý của Anh, chứ chưa có hiệu lực ngay. Anh sẽ chính thức khởi động tiến trình rời EU theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon sau khi có chính phủ mới vào tháng 10 tới. Khi tiến trình đó được khởi động, sẽ còn mất hai năm nữa để nó được hoàn thành. Hiện các chính trị gia Anh vẫn chưa xác định được chính xác khi nào thì tiến trình này bắt đầu, nhưng phe ủng hộ rời đi muốn tiến trình này hoàn thành vào năm 2020. Từ giờ đến lúc đó, Anh sẽ vẫn là thành viên EU. Continue reading “Tác động của Brexit đến ASEAN và Việt Nam”

Những điều châu Á cần biết về Trump

donald-trump8

Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.

Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Những điều châu Á cần biết về Trump”

Tại sao các hãng hàng không ngừng bay tới Venezuela?

37-Venezuela

Nguồn:Why airlines are abandoning Venezuela“, The Economist, 07/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm 1970, trữ lượng dầu mỏ của Venezuela đã thu hút các du khách là thương nhân từ khắp nơi trên thế giới. Một chiếc Concorde của Air France đã từng bay giữa Paris và Caracas một lần một tuần. Nhưng đối với các hãng hàng không, cuộc bùng nổ siêu thanh đã nhường chỗ cho một sự đổ vỡ gây thất vọng. Vào ngày 28/5, Lufthansa thông báo đã đình chỉ đường bay ba chuyến một tuần từ Frankfurt đến Caracas kể từ ngày 18/6. Hai ngày sau đó LATAM, tập đoàn hàng không lớn nhất Mỹ Latinh, tuyên bố sẽ cắt tất cả các đường bay đến quốc gia này sau ngày 1/8. Trong những năm gần đây, Air Canada, American Airlines, Alitalia và Gol đều đã giảm hoặc đình chỉ các chuyến bay của họ tới Venezuela. Tại sao lại có nhiều hãng hàng không gạch tên quốc gia này khỏi lịch trình của họ như vậy? Continue reading “Tại sao các hãng hàng không ngừng bay tới Venezuela?”

Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ

obamainvn

Nguồn: Yun Sun, “China’s perspective on the US-Vietnam rapprochement”, PacNet No. 48A, 06/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt quan trọng, mang tính lịch sử trong quan hệ Mỹ – Việt. Mặc cho giới truyền thông và các nhà quan sát nhìn chung đều đã giải thích sự xích lại này giữa hai nước là nhằm hướng đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá của Bắc Kinh về sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt hầu như không được đề cập. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ hữu ích khi dự đoán phản ứng của nước này. Quan trọng hơn, nó sẽ cho thấy những thông tin cốt lõi về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng chính sách đối nội với mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, đồng thời tiết lộ những sự thật ít được biết về quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ”

George Soros nói về Brexit và tương lai châu Âu

George-Soros-Brexit-678593

Nguồn: George Soros, “Brexit and the Future of Europe”, Project Syndicate, 25/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tôi, Anh là nước có được những thỏa thuận tốt nhất với Liên minh châu Âu (EU). Họ là một thành viên của thị trường chung châu Âu nhưng lại không thuộc khu vực Eurozone, và cũng không phải thực hiện nhiều quy định khác của EU. Thế nhưng điều đó vẫn chưa đủ để ngăn cản cử tri Anh bỏ phiếu “Rời đi”. Tại sao lại như vậy?

Câu trả lời có lẽ đã xuất hiện trong các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện trước khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit”. Khủng hoảng nhập cư tại châu Âu và cuộc tranh luận về Brexit đã thúc đẩy lẫn nhau. Phe “Rời đi” khai thác tình hình người tị nạn đang ngày càng xấu đi – với hình ảnh đáng sợ của hàng ngàn người tị nạn tập trung ở Calais (Pháp), tuyệt vọng tìm đường vào Anh bằng bất cứ giá nào – để khơi dậy nỗi sợ hãi tình trạng người nhập cư “không kiểm soát được” trong các nước thành viên EU khác. Thế nhưng các nhà chức trách châu Âu lại trì hoãn các quyết định quan trọng về chính sách tị nạn nhằm tránh gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, kết cục là cảnh hỗn loạn như ở Calais vẫn cứ tiếp diễn. Continue reading “George Soros nói về Brexit và tương lai châu Âu”

Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn

trieu tu duong

Nguồn: Bao Tong, “Remembering Zhao Ziyang”, Project Syndicate, 17/01/2005

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm khi Triệu Tử Dương [Zhao Ziyang, Tổng bí Thư ĐCS Trung Quốc từ 1/11/1987 đến 23/6/1989] qua đời năm 2005, ông đã phải sống trong điều kiện bị hoàn toàn cô lập khỏi xã hội Trung Quốc do bị quản thúc tại gia bất hợp pháp suốt 16 năm, một điều khiến cho cả luật pháp lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải thấy xấu hổ.

Sự bức hại Triệu Tử Dương là sự bức hại một nhà lãnh đạo tận tâm, người đã cống hiến những nỗ lực đột phá trong hơn một thập niên giúp mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1970, nông dân Trung Quốc từ lâu đã mất quyền sở hữu ruộng đất do tập thể hóa và việc thành lập các Công xã Nhân dân. Đó là quyền mà họ chưa bao giờ giành lại được. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương là người đầu tiên ủng hộ việc trao lại quyền tự chủ cho nông dân và khởi xướng các đợt thử nghiệm đầu tiên để bãi bỏ Công xã Nhân dân. Continue reading “Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn”