Tại sao không tặc không còn phổ biến?

không tặc

Nguồn:Why hijackings are no longer common“, The Economist, 30/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khoảng 15 phút sau khi một chuyến bay đến Cairo của hãng EgyptAir cất cánh từ Alexandria, Seif Eldrin Mustafa rời chỗ ngồi của mình. Anh ta tuyên bố rằng mình có một quả bom đeo quanh thắt lưng. Thông qua phi hành đoàn, anh ta chuyển một lời nhắn cho các phi công, yêu cầu chuyển hướng chuyến bay tới đảo Síp. Anh ta đe dọa rằng, nếu máy bay hạ cánh ở Ai Cập, anh ta sẽ làm nó nổ tung. Trong sự kiện này, tất cả 64 hành khách và phi hành đoàn cuối cùng cũng được thả ra một cách an toàn và gã không tặc đã đầu hàng chính quyền Síp. Một phát ngôn viên chính phủ cho biết, tình trạng (thần kinh) của anh ta được xác định là “không ổn định”. Anh ta đã cướp máy bay để có thể đoàn tụ với vợ cũ của mình hiện sống tại Síp. Điều đáng ngạc nhiên nhất về vụ việc là nó đã thực sự xảy ra. Không tặc một thời đã từng rất phổ biến, vậy tại sao bây giờ chúng lại trở nên hiếm hoi như vậy? Continue reading “Tại sao không tặc không còn phổ biến?”

Những nghi ngờ đối với Tòa án Hình sự Quốc tế

11_piyONvK.

Nguồn: Francesca Maria Benvenuto, “Soupçons sur la Cour pénale internationale“, Le Monde diplomatic, 04/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Ngày 21/3/2016, Tòa án hình sự quốc tế đã tuyên cựu phó tổng thống Congo Jean‑Pierre Bemba là thủ phạm gây ra tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi. Nhưng đây mới là vụ xét xử thứ tư của tòa án này trong suốt 14 năm qua. Và những diễn biến của vụ xét xử cựu tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo, mở ra từ đầu năm nay, đã làm tổn hại đến uy tín vốn đã mong manh của Tòa án này.

Ngày 28/1/2016, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đã vén màn cho vở kịch mới của mình: phiên tòa xử Laurent Gbagbo bắt đầu ở La Haye. Cựu tổng thống Bờ Biển Ngà bị cáo buộc phạm các tội ác chống nhân loại trong cuộc khủng hoảng hậu bầu cử năm 2010-2011. Ông ta đã bị triệu tập trước tòa cùng cựu bộ trưởng thanh niên của mình là Charles Blé Goudé. Ba ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng này.1 Đối với Tòa án hình sự quốc tế, đây là một “vụ việc có qui mô lớn”:2 ông Laurent Gbagbo là nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị triệu tập trước tòa án này. Continue reading “Những nghi ngờ đối với Tòa án Hình sự Quốc tế”

Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử

_63290681_glizhensheng

Nguồn: Liu Xiaobo, “The Cultural Revolution at 40”, Project Syndicate, 26/05/2006.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là  tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương của nó vẫn còn là chủ đề cấm kị. Nhà cầm quyền ngày nay vẫn chưa dám đối mặt với quá khứ cũng như trách nhiệm đạo đức của mình. Do đó, ba mươi năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, cuộc tự đánh giá cần thiết ở cấp độ quốc gia về sự kiện này vẫn chưa bắt đầu.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản đã coi cuộc Cách mạng Văn hóa là một “thảm họa”, một đánh giá được ủng hộ bởi quan điểm chính thống. Nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép thảo luận về cuộc Cách mạng Văn hóa trong khuôn khổ chính thống này, đàn áp mọi sự phê phán không chính thức khác. Các nhận định chính thức nói chung, và việc sử dụng Lâm Bưu (từng là Phó Chủ tịch và là người được chọn kế vị Mao Trạch Đông, nhưng sau này đã nổi dậy chống lại ông) và “Tứ nhân bang” như kẻ chịu trách nhiệm chính, đang che lấp đi lỗi lầm của Mao và Đảng, cũng như các khiếm khuyết cố hữu của hệ thống. Continue reading “Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử”

Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh

koh-i-noor

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Jewel in the Crown”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng cố vấn pháp lý Ấn Độ, ông Ranjit Kumar, mới đây đã tuyên bố rằng Ấn Độ không tìm cách thu hồi viên kim cương Kohinoor – một trong những viên kim cương lâu đời và giá trị nhất thế giới – từ phía Anh, quốc gia đã được Ấn Độ “tặng” báu vật này. Tuyên bố của ông đã gây sốc cho Ấn Độ và châm ngòi cho một loạt những cuộc tranh luận sôi nổi. Trên thực tế, những tranh cãi này đã diễn ra theo chiều hướng tiêu cực đến mức chính phủ phải tuyên bố lại rằng họ vẫn muốn lấy lại viên kim cương. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ trong việc đòi lại Kohinoor nói một cách nhẹ nhàng là vẫn vô cùng không thuyết phục. Continue reading “Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh”

Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan

rtr4bew2

Nguồn: Christopher Hill, “The Kingdom and the Power”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã “giải quyết xong bất đồng” với Nhà vua Ả-rập Xê-út Salman trước cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại thủ đô Riyadh của nước này. Nếu xét mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên – vốn đã kéo dài trong nhiều năm – thì đây có lẽ là kết quả tích cực nhất mà người ta có thể trông đợi. Nhưng như thế là chưa đủ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út dựa trên phương thức tiếp cận cho-và-nhận thực dụng, nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích chung, trong đó quan trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh tương đối tại khu vực bất ổn nhưng có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế toàn cầu này. Song, phương thức này nhanh chóng trở nên lỗi thời. Quả thực, chúng ta đã bước vào một thời đại tư tưởng mới mà ở đó, việc dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thay vì các giá trị chung, ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan”

Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam

130925100148_mao_minh_getty_b464

Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.

Bài ‘China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ (Sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam, 1964-69) giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.

Theo tác giả Chen Jian, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô. Continue reading “Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam”

Tại sao các công ty lại tập trung vào trí tuệ nhân tạo?

AI

Nguồn:Why firms are piling into artificial intelligence“, The Economist, 31/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đôi khi trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) bị xem là một điều giả tưởng của tương lai xa. Nhưng hiện nó là một nỗi ám ảnh lớn tại Thung lũng Silicon. Trong năm vừa qua, các công ty công nghệ đã chi 8,5 tỷ USD vào các thương vụ và các vụ đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, cao gấp bốn lần so với năm 2010. Hầu như tất cả những người khổng lồ công nghệ trên thế giới, bao gồm cả Google, Microsoft, Facebook, Amazon và Baidu, đang cạnh tranh quyết liệt để tuyển dụng các chuyên gia AI giỏi nhất, nhanh chóng mua lại các dự án khởi nghiệp và đổ tiền vào nghiên cứu. Điều gì giải thích cho sự chuyển hướng đột ngột sang AI của các công ty tinh hoa về công nghệ? Continue reading “Tại sao các công ty lại tập trung vào trí tuệ nhân tạo?”

Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’

maocr

Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”, Project Syndicate, 31/05/2006.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.

Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó. Continue reading “Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’”

Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng?

Corruption_Biology

Nguồn: William J. Burns & Michael Mullen, “Why Corruption Matters”, Project Syndicate, 06/05/2016.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giáo hoàng Francis đã gọi tham nhũng là “phần hoại tử của nhân loại”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì gọi tham nhũng là yếu tố “cực đoan hóa” người dân bởi vì tham nhũng “tàn phá niềm tin vào sự chính danh của chính quyền”. Và Thủ tướng Anh David Cameron đã mô tả tham nhũng là “một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sự tiến bộ xã hội trong thời đại của chúng ta”.

Hiểu một cách đơn giản tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan công quyền để đạt được các lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo ngày càng nhận thức được rằng tham nhũng là mối đe dọa đối với sự phát triển, phẩm cách con người và an ninh toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh phòng chống tham nhũng toàn cầu vào ngày 12 tháng 5, các lãnh đạo thế giới cùng với đại diện từ giới kinh doanh và xã hội dân sự sẽ có một cơ hội lớn để có các hành động ứng phó phù hợp với nhận thức về tham nhũng kể trên. Continue reading “Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng?”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Lời người dịch: Qua việc đánh giá một số sách tiếng Anh[1] xuất bản vào dịp kỷ niệm năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh, Philip D. Zelikow đã trình bày những bước thăng trầm đối xung nhau của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản từ sau Thế chiến II. Mặc dù trong những năm 1989-1990 đa số người Mỹ tập chú vào vai trò của Reagan và Giáo hoàng John Paul II trong nỗ lực phá sập hệ thống Xô Viết, nhưng ngày nay một sử quan mới có khuynh hướng nhấn mạnh những chuyển biến kinh tế chính trị đã đưa đến một Châu Âu hợp nhất, vai trò của Tây Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl, sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Liên Xô, và nhất là quyết định cải tổ chính trị và chính sách bất can thiệp vào nội tình các nước chư hầu Đông Âu do Gobarchev chủ trương. Bài điểm sách này còn là một phản biện dành cho cuốn The Suicide of The West (Cuộc tự sát của Phương Tây) của James Burnham. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)”

14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm

Belgrade_Serbia_2013-08-30_0080

Nguồn:Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing”, History.com (truy cập ngày 14/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại về vụ đánh bom nhầm của NATO vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) sáu ngày trước đó. Ông Clinton hứa sẽ thực hiện một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Clinton gọi vụ đánh bom là một sự kiện bi thảm và riêng biệt, khẳng định rằng nó hoàn toàn không do cố ý, trái với những gì các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia một nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc chiến tranh sắc tộc đẫm máu tại Nam Tư. Ba người thiệt mạng trong vụ không kích vào đại sứ quán và 20 người khác bị thương. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm”

Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc

7822_protesta

Nguồn: Peter Cai, “China’s doves break cover to criticise foreign policy“, The Lowy Interpreter, 21/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Một số học giả, giới ngoại giao và nhà quản lý kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, đồng thời coi đó là một sự phủ nhận nguy hiểm chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Tờ “The Global Times” (Thời báo Hoàn cầu) của Trung Quốc là một trong những ấn phẩm yêu thích của các nhà báo phương Tây và các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc. Tờ báo quốc gia này được biết đến với lập trường cứng rắn và ngôn ngữ tiếng Anh đầy màu sắc. Tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn cầu”, ông Hồ Tích Tiến, đang bị nhiều độc giả ở Trung Quốc lên án nhưng cũng được nhiều người yêu mến. Đối với Trung Quốc tự do, ông Hồ Tích Tiến là hiện thân của những căn bệnh cố hữu của quốc gia châu Á này. Đó là tự tôn dân tộc và ý thức hệ. Quan điểm thế giới quan đầy hiếu chiến của ông đang gây tiếng vang mạnh mẽ với chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Continue reading “Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc”

Răn đe (Deterence)

det

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Trương Thanh Nhã

Răn đe là biện pháp dùng việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đối thủ thực hiện một hành động nhất định. Đối tượng bị đe dọa, khi nhận thấy hành động dự kiến của mình nếu xảy ra sẽ phải trả giá đắt, sẽ kiềm chế và giảm động lực thực hiện hành động đó. Chính vì vậy có thể nói răn đe chính là một dạng thuyết phục trong chiến lược quân sự. Khi thực chiến lược răn đe, quốc gia răn đe phải quyết định hành động nào của đối phương xứng đáng được đáp trả và sự đáp trả cần ở mức độ như thế nào để đối phương cảm thấy đủ sợ hãi mà không dám thực hiện hành động đó. Continue reading “Răn đe (Deterence)”

13/05/1846: Hoa Kỳ tuyên chiến với Mexico

usmex

Nguồn:President Polk declares war on Mexico”, History.com (truy cập ngày 13/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1846, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỉ lệ áp đảo để ủng hộ yêu cầu của Tổng thống James K. Polk trong việc tuyên chiến với Mexico do một tranh chấp về Texas.

Do bị Mexico đe dọa chiến tranh, Hoa Kỳ đã tự kiềm chế không sáp nhập Texas sau khi Texas giành được độc lập khỏi Mexico vào năm 1836. Tuy nhiên, trong năm 1844, Tổng thống John Tyler đã khởi động lại các cuộc đàm phán với Cộng hòa Texas, dẫn tới một Hiệp ước Sáp nhập. Ban đầu hiệp ước bị Thượng viện bỏ phiếu bác bỏ với một tỉ lệ cách biệt lớn bởi vì Texas sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các bang ủng hộ và chống chế độ nô lệ ở miền Bắc và miền Nam, đồng thời dẫn tới nguy cơ chiến tranh với Mexico, nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Continue reading “13/05/1846: Hoa Kỳ tuyên chiến với Mexico”

Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường

20160409_map503

Nguồn: The superpowers’ playground, The Economist, 09/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Huyền & Vũ Hồng Trang

Cứ đến 2 giờ chiều, cuộc sống bắt đầu dừng lại tại đất nước Châu Phi nhỏ bé mang tên Djibouti. Mặt trời thiêu đốt trên cao khiến người dân phải về nhà tránh nắng, ngoại trừ một số ít người nằm tận hưởng bóng râm trên các lối đi được xây từ thời thuộc địa, nhai lá qat (một loại lá gây kích thích – NBT) để rồi chìm vào trạng thái ngà ngà say.

Trong cái nóng dễ đưa người ta vào giấc ngủ, sẽ là điều dễ hiểu nếu cho rằng thời gian đã bỏ quên đất nước có kích thước chỉ bằng tiểu bang New Jersey này. Tuy nhiên sự ổn định yên bình dù nằm ở khu vực Sừng Châu Phi đầy biến động lại khiến quốc gia chỉ với 875.000 dân này trở thành nơi tập trung của các siêu cường. Continue reading “Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường”