Hiện đại hoá PLA: Thông tin và những nghi vấn

Tổng hợp: Nguyễn Thế Phương

Hiện nay có rất nhiều thông tin đề cập tới quá trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc vốn đang là tâm điểm chú ý của giới phân tích. Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin nào được đề cập trên các bài báo hay các blog chính trị đều đúng. Các thông tin chính xác cần được tổng hợp và tham khảo từ các nguồn chính thống của nhà nước Trung Quốc như từ trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ China Daily hay hãng tin Tân Hoa Xã.

Những gì chúng ta đã biết chính xác tập trung vào bốn mảng cải cách chính: (1) quy mô và cấu trúc lực lượng; (2) tổ chức chỉ huy từ Quân uỷ Trung ương (CMC) xuống các đơn vị chiến đấu; (3) khả năng tác chiến hiện đại thể hiện qua các “lực lượng chiến đấu kiểu mới” và (4) năng lực huấn luyện chuyên nghiệp của quân đội Trung Quốc (PLA) thông qua các trường, các học viện quân sự của nước này. Continue reading “Hiện đại hoá PLA: Thông tin và những nghi vấn”

10/02/1965: Việt Cộng tấn công trại lính Mỹ ở Qui Nhơn

QuiNhonblast-1

Nguồn:Viet Cong blow up U.S. barracks”, History.com (truy cập 9/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1965, các du kích Việt Cộng đã đánh bom một trại lính của Hoa Kỳ tại Qui Nhơn, nằm cách 75 dặm về phía đông Pleiku trên bờ biển miền Trung, với một khối chất nổ nặng 45kg đặt dưới tòa nhà. Tổng cộng có 23 nhân viên Hoa Kỳ, cũng như hai du kích Việt Cộng, bị thiệt mạng. Để phản ứng lại cuộc tấn công, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch không kích trả đũa vào Bắc Việt Nam gọi là Chiến dịch Flaming Dart II (Phi tiêu lửa). Continue reading “10/02/1965: Việt Cộng tấn công trại lính Mỹ ở Qui Nhơn”

Nguồn gốc câu đối tết và tập tục dán chữ “Phúc” ngược

phuc

Tác giả: Đào Duy Đạt

Trong dân gian, người dân Trung Quốc vô cùng ưa thích  màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và may mắn. Câu đối đỏ rực, do đó, trở thành một vật phẩm không thể thiếu trong dịp tết nguyên đán cổ truyền ở Trung Quốc. Mỗi năm khi đến tháng Chạp, các sạp hàng trong chợ bắt đầu bày bán câu đối. Từng đôi từng đôi câu đối đỏ rực treo kín các cửa hàng luôn đung đưa, phấp phới trong gió rét mùa đông, khiến người ta ngập tràn một cảm giác ấm áp, thanh bình.

Câu đối (Xuân liên) là một hình thức văn học của người Trung Quốc, còn gọi là “Môn đối”, “Xuân thiếp”, “Đối liên”, “Đào phù”, “Đối tử”. Chữ nghĩa của câu đối cần nắn nót, đối ngẫu, cô đọng, tinh xảo nhằm miêu tả bối cảnh thời đại, gửi gắm hi vọng tốt lành. Mỗi năm Tết đến, dù là thành thị hay thôn quê, nhà nhà đều chọn một đôi câu đối màu đỏ dán lên cánh cửa hoặc trong phòng khách để tăng thêm không khí vui vẻ ngày Tết. Vì được dán vào dịp Tết, nên người Trung Quốc thường gọi câu đối là “Xuân liên”. Continue reading “Nguồn gốc câu đối tết và tập tục dán chữ “Phúc” ngược”

5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp

paris

Nguồn: David A. Bell, “5 myths about the French Revolution”, The Washinton Post, 09/07/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

226 năm sau sự sụp đổ của nhà ngục Bastille, cuộc Cách mạng Pháp vẫn còn khuấy động cảm xúc của hầu hết những nhà sử học như tôi. Thế nhưng, vẫn còn nhiều hiểu lầm khó mà dập tắt xoay quanh cuộc Cách mạng này. Ngay cả cái tên “Ngày Bastille” dường như vẫn là một cái tên gây nhầm lẫn. Thực sự, ngày lễ quốc gia của Pháp kỷ niệm hai sự kiện riêng biệt. Thứ nhất là việc nhà ngục Bastille ở Paris rơi vào tay đám đông quần chúng cách mạng vào ngày 14 tháng 7 năm 1789. Nhưng cũng vì các nhà lập pháp hồi thế kỷ 19 muốn tưởng niệm một điều gì đó ít đẫm máu hơn, một “Ngày hội Liên bang” (Festival of Federation) lớn và hoà bình đã được tổ chức trong cả nước vào ngày 14 tháng 7 năm 1790 nhằm thể hiện cam kết của người Pháp dành cho tự do và thống nhất. Để đánh dấu lễ tưởng niệm của năm nay, tôi xin kể lại những câu chuyện thực sự đằng sau năm hiểu lầm còn lại. Continue reading “5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp”

09/02/1950: McCarthy cáo buộc cộng sản xâm nhập BNG Mỹ

p19-20AUG12-620x452

Nguồn: “McCarthy accuses State Department of communist infiltration”, History.com.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1950, Joseph Raymond McCarthy, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tương đối ít người biết đến từ bang Wisconsin, đã tuyên bố trong một bài phát biểu tại Wheeling, West Virginia, rằng ông ta có trong tay danh sách 205 người cộng sản đã thâm nhập vào Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Lời tuyên bố vô căn cứ, vốn không hơn gì một chiêu thức gây chú ý, đột nhiên đẩy Thượng nghị sĩ McCarthy trở thành tâm điểm chú ý của quốc gia.

Khi được đề nghị tiết lộ các tên trong danh sách, vị thượng nghị sĩ liều lĩnh và cơ hội này đã nêu tên một số các quan chức mà ông ta xác định có tội bằng cách gán ghép, chẳng hạn như Owen Lattimore, một chuyên gia về văn hóa và các vấn đề Trung Quốc làm tư vấn cho Bộ Ngoại giao. McCarthy đã mô tả Lattimore là một “điệp viên hàng đầu của Nga” ở Mỹ. Continue reading “09/02/1950: McCarthy cáo buộc cộng sản xâm nhập BNG Mỹ”

Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?

gibraltar

Nguồn:Why is Gibraltar British territory”, The Economist, 07/08/2013.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tây Ban Nha đang một lần nữa phản đối Anh về một dải đá nằm ở lối vào Địa Trung Hải. Gibraltar, một bán đảo có diện tích 6,7 km vuông, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người, vốn là một lãnh thổ thuộc Anh mà Tây Ban Nha từ lâu đã tuyên bố chủ quyền. Tuần này, cuộc tranh cãi cũ lại nổi lên khi các quan chức Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới, làm giao thông ở khu vực biên giới chậm lại và Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo áp đặt mức phí đi qua biên giới lên tới 67 USD, khiến người dân ở cả hai bên biên giới lo lắng. Các biện pháp này dường như là để phản ứng lại quyết định của chính quyền Gibraltar cho thả các khối bê tông có đinh nhọn xuống biển để ngăn chặn những ngư dân Tây Ban Nha bị cáo buộc đánh trộm cá của Gibraltar. Continue reading “Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?”

#262 – Nguyên nhân hệ thống và tác động kinh tế

intl politics

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 7) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 129-160.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh, Nguyễn Đỗ Thảo Đan, Hồ Phan Anh | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 6 đã so sánh hai hệ thống quốc gia và quốc tế và chỉ ra hành vi và kết quả thay đổi như thế nào từ hệ thống này sang hệ thống khác. Các chương 7, 8, 9 sẽ so sánh các hệ thống quốc tế khác nhau và chỉ ra hành vi và kết quả thay đổi như thế nào trong các hệ thống có nguyên tắc tổ chức không đổi nhưng cấu trúc lại biến đổi cùng với thay đổi trong phân bổ nguồn lực giữa các quốc gia. Câu hỏi đặt ra ở chương này là chúng ta nên ưa thích hệ thống nhiều hay ít siêu cường? Phần I đi sâu hơn nữa vào lý thuyết. Phần II chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn.[1] Continue reading “#262 – Nguyên nhân hệ thống và tác động kinh tế”

08/02/1904: Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ

Treaty_of_Portsmouth

Nguồn:The Russo-Japanese War begins,” History.com (truy cập ngày 03/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1904, sau sự kiện Nga bác bỏ kế hoạch của Nhật đòi phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào cảng Lữ Thuận, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Hạm đội của Nga đã chịu nhiều thiệt hại.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật sau đó, Nhật Bản đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, đất nước đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối thủ không thuộc phương Tây này. Tháng 1 năm 1905, căn cứ hải quân chiến lược Lữ Thuận của Nga rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản dưới quyền Đô đốc Tōgō Heihachirō. Continue reading “08/02/1904: Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ”

Nguồn gốc tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc

drag_2118324b

Tác giả: Duy Đạt

Tết âm lịch cuối năm (Xuất tiết), thời cổ gọi là “Nguyên nhật”, “Nguyên đán”, “Nguyên thần”, “Tuế đầu”, “Niên tiết”, v.v… “Quá xuân tiết” (Ăn tết), người Trung Quốc thường gọi là “Quá niên” hoặc “Quá đại niên”.

Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc có nguồn gốc từ phong tục “Tế lễ tháng chạp” (lạp tế) từ thời thượng cổ, đến nay đã có lịch sử phát triển hơn 4000 năm. Ngay từ thời kỳ vua Nghiêu vua Thuấn, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện hoạt động “Lạp tế”.

“Lạp tế” tức là hoạt động tế lễ bách thần diễn ra vào tháng cuối cùng trong năm (lạp nguyệt), nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ cho mọi người được no đủ, mùa màng bội thu. Nghi thức tế lễ này vô cùng trang trọng, mọi người phải chuẩn bị những loại thực phẩm ngon nhất để tế tự bách thần. Bởi thế, người ta phải đi săn (đả liệp), nhằm kiếm thịt thú rừng tươi, có mùi vị thơm ngon để làm tế phẩm. Thời cổ, chữ “liệp” đồng nghĩa với chữ “lạp”, bởi vậy “Lạp tế” còn có ý nghĩa là hoạt động “săn bắt, tế tự”. Continue reading “Nguồn gốc tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?

tsai

Nguồn: Nick Frisch, “How China Lost Taiwan”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào một ngày thứ ba nhiều mưa vào đầu tháng này, Chen Li-hung, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, sải bước trên sân khấu ở Chương Hóa, miền trung Đài Loan, và bắt đầu một bài diễn văn đầy tâm huyết, thêm lửa cho những thành viên nhiệt huyết của Dân Tiến Đảng đã tụ họp ở đó.

“Ba mẹ chúng tôi đến từ Đại Lục,” ông nói với khán giả. “Nhưng tôi được sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên ở Đài Loan. Vậy thì vì sao những thầy cô trong trường nói với tôi rằng tôi vẫn là người Trung Quốc? Từ nhỏ, tôi đã cảm thấy tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là người Đài Loan!” Ông đả kích tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu. “Tám năm trước, Tổng thống Mã giành được một chiến thắng khá thuyết phục ở thùng phiếu, nhưng ông ấy lại dẫn dắt chúng ta đến gần Trung Quốc hơn bao giờ hết, và Đài Loan có trở nên tốt đẹp hơn chút nào không?” Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?”

07/02/1990: ĐCS Liên Xô từ bỏ độc quyền lãnh đạo

aptopix-russia

Nguồn: Soviet Communist Party gives up monopoly on political power”, History.com (truy cập ngày 06/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đồng ý tán thành đề nghị của Tổng thống Mikhail Gorbachev cho phép đảng từ bỏ sự độc quyền lãnh đạo chính trị kéo dài 70 năm của mình. Quyết định của Ủy ban cho phép sự thách thức chính trị đối với sự thống trị của đảng ở Nga là một tín hiệu khác cho thấy sự sụp đổ sắp đến của hệ thống Xô-viết.

Vào cuối ngày thứ ba của kỳ họp cực kỳ căng thẳng bàn về các cải cách kinh tế và chính trị ở Liên Xô, Ủy ban Trung ương Đảng đã thông báo rằng ủy ban ủng hộ ý tưởng Đảng Cộng sản Liên Xô không nên “đòi hỏi bất kỳ vai trò đặc biệt nào phải được ghi rõ trong Hiến pháp” vốn lúc đó đang được viết lại. Đề xuất này là một trong nhiều đề xuất do Tổng thống Gorbachev đưa ra trong các cuộc họp. Continue reading “07/02/1990: ĐCS Liên Xô từ bỏ độc quyền lãnh đạo”

Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật

phat di lac

Tác giả: Nguyễn Phúc Bảo Kiếm

Hằng năm, cứ đến mùa xuân hoa nở tưng bừng, trong các chùa chiền tự viện thường thấy giăng những tấm băng – rôn đề dòng chữ “Mừng Xuân Di Lặc”, trên sách báo của Phật giáo cũng thấy đưa câu này lên trang bìa một cách trân trọng. Nhiều người không phải là tín đồ Phật giáo lấy làm lạ, không hiểu vì sao lại có một mùa Xuân mang tên một vị Phật. Hỏi ra mới hay, theo kinh điển của Phật giáo thì ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch, tức mồng Một tết Nguyên đán, là ngày Vía của Phật Di Lặc, nên Phật giáo mới kính mừng ngày này như để mở đầu cho một mùa xuân, một năm mới với ước nguyện được nương uy đức và đạo hạnh của một bậc Vô Thượng Sư mà tu học theo Chánh pháp, đem đạo hoà vào đời sống hằng ngày. Continue reading “Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật”

Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn

lamson1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong khi dịch Minh thực lục, chúng tôi có dịp tham khảo thêm thư của Bình định vương Lê Lợi gửi cho Vương Thông, do Nguyễn Trãi soạn. Sử liệu này nằm trong mấy chục bức thư được lưu lại trong Quân trung từ mệnh tập, do Giáo sư Thẩm Quỳnh dịch, Giáo sư Trần Huy Bích chú thích. Ðọc kỹ thư, cùng phối kiểm với Minh thực lục, thấy được nghĩa quân Lam sơn biết rõ tình hình địch rất cặn kẽ. Khả năng này, được chiến lược gia hàng đầu Tôn Tử ghi là “Tri bỉ, tri kỷ…” trong thiên Mưu Công, coi đó là yếu tố tất thắng. Sau đây chúng tôi xin chép lại bản dịch bức thư: Continue reading “Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn”

06/02/1952: Elizabeth trở thành Nữ hoàng Anh

queen-elizabeth-ii-crown

Nguồn:Elizabeth becomes queen”, History.com, (truy cập ngày 05/02/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1952, sau một cơn bệnh dài, Vua George VI của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đã qua đời khi đang ngủ tại dinh thự hoàng gia ở Sandringham. Công chúa Elizabeth, con gái lớn trong số hai cô con gái của nhà vua và là người kế vị ông, đang ở Kenya tại thời điểm xảy ra cái chết của cha mình. Bà đã đăng quang trở thành Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, ở tuổi 27.

Vua George VI, con trai thứ hai của vua George V, lên ngôi vào năm 1936 sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, tự nguyện thoái vị để cưới bà Wallis Simpson, một người Mỹ đã ly dị. Trong Thế chiến II, vua George đã làm việc để tập hợp sự đoàn kết của người Anh bằng cách đi thăm các vùng chiến sự, thực hiện một loạt các chương trình phát thanh nhằm củng cố tinh thần của người dân (vì điều này ông đã vượt qua được chứng nói lắp). Continue reading “06/02/1952: Elizabeth trở thành Nữ hoàng Anh”

Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc

Chinese-new-year-firecrackers

Tác giả: Đào Hương Thục

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp là người ta có thể nghe thấy tiếng pháo nổ rải rác đó đây. Đặc biệt, đối với bọn trẻ hiếu động, chúng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn đến mê hoặc của pháo. Cả một băng pháo dài được chúng dỡ ra, một tay cầm que hương, tay kia cầm quả pháo, hứng khởi ném pháo vào nhau, đuổi nhau trong các ngõ nhỏ. Phía này có tiếng pháo, phía kia cũng là tiếng pháo. Tiếng pháo nổ đùng đoàng hòa lẫn với tiếng cười đùa của bọn trẻ lan truyền khắp nơi, như “nhắc nhở” mọi người về một năm mới đã đến.

Trong dân gian, đốt pháo như một nghi thức thì phải đến trưa 30 tháng Chạp mới chính thức bắt đầu. Mọi nhà, sau khi làm lễ cúng Tổ tiên, Thần tài đều phải đốt pháo để bày tỏ niềm vui trước thềm năm mới. Bởi vậy lúc này, tiếng pháo nối nhau không dứt từ nhà này sang nhà khác, từ nơi này đến nơi kia, không gian ngập tràn khói pháo và mùi lưu huỳnh. Continue reading “Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc”