Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. Continue reading “Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”

01/05/1958: Eisenhower tuyên bố thành lập Ngày Pháp luật

Nguồn: President Eisenhower proclaims Law Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Tổng thống Eisenhower đã tuyên bố lập ra Ngày Pháp luật (Law Day) nhằm tôn vinh vai trò của luật pháp trong việc tạo lập nên nước Mỹ. Ba năm sau đó, Quốc Hội đã có hành động tương tự khi thông qua một nghị quyết chung trong đó chọn ngày 01/05 làm Ngày Pháp luật.

Ý tưởng về Ngày Pháp luật đã được Hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association, ABA) đề xuất lần đầu tiên vào năm 1957. Mong muốn chặn đứng việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01/05 (May Day) cũng đã góp phần tạo nên Ngày Pháp luật. Đối với người Mỹ, ngày Quốc tế Lao động còn mang hàm ý cộng sản, bởi nó xem người lao động là tầng lớp điều hành đất nước ở Liên Xô và những nơi khác. Continue reading “01/05/1958: Eisenhower tuyên bố thành lập Ngày Pháp luật”

Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?

 

Tác giả: Sái Ích Hoài[1] (Trung Quốc) | Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Tôi thường nghĩ về một vấn đề: đất nước ta từng trải qua thảm họa “Cách mạng Văn hóa”, dân tộc ta có nhiều hành vi xấu xa,[2] thế nhưng vì sao trong văn học của chúng ta lại chưa thấy có một tác phẩm sám hối đủ sức thức tỉnh người đời?

Tôi luôn luôn cảm thấy dân tộc ta quá ư giả dối, thiếu một tình cảm buồn thương và ý thức sám hối. Các nhà văn chúng ta có mỹ đức “nêu cao tính thiện” nhưng cũng có thói xấu “giấu giếm cái ác”. Không dám cúi đầu tự vấn linh hồn mình, không dám bày tỏ linh hồn mình cho người khác xem, đây là điểm thất bại nhất của nhà văn chúng ta. Continue reading “Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?”

30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời

Nguồn: Organization of American States established, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, Hoa Kỳ và 20 quốc gia Mỹ Latinh đã ký điều lệ thành lập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States – OAS). Tổ chức mới này được thiết kế để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa các quốc gia thành viên và, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, phục vụ như một thành lũy ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Tây bán cầu.

OAS được thành lập chỉ một năm sau khi Hiệp ước Rio được ký kết. Hiệp ước Rio thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các nước cộng hòa Mỹ Latinh muốn thứ gì đó quan trọng hơn là chỉ một liên minh quân sự. Để đáp ứng nhu cầu của Mỹ Latinh về một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã bay tới dự một Hội nghị liên Mỹ tại Bogota, Colombia vào tháng 4 năm 1948. Continue reading “30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời”

Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Nguồn: Van Nguyen Marshall, “South Vietnam had an anti-war movement, too”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị

Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.

Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này. Continue reading “Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh”

29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng

Nguồn: Dachau liberated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Sư đoàn Bộ binh số 45 thuộc Tập đoàn quân số 7 của Mỹ đã tiến vào giải phóng Dachau, trại tập trung đầu tiên do chế độ Đức Quốc Xã thành lập. Một trại phụ quan trọng khác của Dachau cũng được giải phóng trong cùng ngày bởi Sư đoàn Rainbow số 42.

Được thành lập năm tuần sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền Thủ tướng Đức vào năm 1933, trại Dachau nằm ở ngoại ô thị trấn Dachau, khoảng 10 dặm về phía tây bắc Munich. Trong năm đầu tiên, trại này là nơi giam giữ khoảng 5.000 tù nhân chính trị, chủ yếu là những người Đức theo cộng sản, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội, và các đối thủ chính trị khác của chế độ Đức Quốc Xã. Continue reading “29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng”

Maxim Gorky là ai?

Biên dịch: Ngân Xuyên

Lời người dịch: Câu hỏi đặt ra nghe có vẻ lạ lùng. Ở Việt Nam những ai yêu thích văn học lại không biết Maxim Gorky (Макси́м Го́рький, 1868 – 1936) là nhà văn xô viết nổi tiếng, chủ soái của nền văn học cách mạng ở Liên Xô, có tác phẩm nổi tiếng là tiểu thuyết “Người mẹ”. Nhưng ông không đơn giản và một chiều là vậy. Maxim Gorky trước hết là một nhà văn Nga, cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông nằm trong dòng chảy của nền văn chương Nga vĩ đại. Ngày 28/3/2018 nhân kỷ niệm 150 năm sinh của Maxim Gorky, nước Nga đã có dịp nhìn lại rõ hơn về một nhà văn của mình từng trước đây bị mặc định một chiều. Tiếc là ở Việt Nam dịp này lại không có thông tin gì về Maxim Gorky và gần như là “chôn vùi” luôn một nhà văn lớn mà có thời ta đã tụng ca không hết lời là nhà văn cách mạng vĩ đại, bạn của Lenin. Thói thường người đời là thế, và như là người Việt thì càng thế. Vì thế, tôi muốn cập nhật một số thông tin trên báo chí Nga về Maxim Gorky trong dịp này cho những ai quan tâm được biết.

Continue reading “Maxim Gorky là ai?”

28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc

Nguồn: Gas pipe explodes in South Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một vụ nổ đường dẫn khí đốt bên dưới một đường phố đông đúc ở Daegu, Hàn Quốc đã giết chết hơn 100 người. Sáu mươi trẻ em, một số đang trên đường đến trường, nằm trong số các nạn nhân của vụ nổ.

Daegu là một thành phố với 2,2 triệu cư dân, nằm khoảng 150 dặm về phía nam Seoul. Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, một đường ray xe điện ngầm đang được xây dựng bên dưới đường phố của thành phố. Các tấm kim loại đã được sử dụng thay cho nhựa đường để che phủ lỗ hổng ở một số đoạn đường trung tâm trong suốt quá trình xây dựng. Continue reading “28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc”

Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong

Nguồn: Tom Fawthrop, “The Unfolding Mekong Development Disaster“, The Diplomat, 01/04/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Đại chiến lược của Trung Quốc đối với sông Mekong ảnh hưởng như thế nào tới dòng sông và các quốc gia hạ nguồn?

Sông Mekong từ lâu đã có một sức hấp dẫn huyền bí đối với các nhà thám hiểm, chuyên gia về động vật hoang dã và nhà khoa học. Họ bị những thác ghềnh hùng vĩ, cùng với các loài cá heo, cá đuối khổng lồ và cá sấu Xiêm có nguy cơ bị tuyệt chủng của con sông này bỏ bùa mê. Sự đa dạng sinh học của dòng sông chỉ đứng sau sông Amazon.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con sông lớn tầm cỡ quốc tế này, chảy qua 6 quốc gia, đã ngày càng thu hút sự chú ý của các kỹ sư, nhà kỹ trị và cố vấn năng lượng trong một nhiệm vụ hoàn toàn khác: tận dụng dòng chảy cuồn cuộn của con sông để theo đuổi thủy điện. Continue reading “Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong”

27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines

Nguồn: Magellan killed in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1521, sau khi đã đi qua ba phần tư quãng đường vòng quanh thế giới, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã bị giết trong một cuộc giao tranh với bộ lạc trên Đảo Mactan ở Philippines. Đầu tháng đó, tàu của ông đã thả neo tại đảo Cebu của Philippines, và Magellan đã gặp gỡ người tù trưởng địa phương, một người sau khi chuyển sang Kitô giáo đã thuyết phục người châu Âu trợ giúp ông trong việc chinh phục một bộ tộc đối thủ trên đảo Mactan lân cận. Trong trận chiến tiếp theo, Magellan bị trúng một mũi tên tẩm độc và bị bỏ mặc đến chết khi các đồng đội của ông rút lui. Continue reading “27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines”