Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was object spotted over Japan in 2020 a Chinese spy balloon?,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 2020, một khinh khí cầu lạ đã bay ngay phía trên các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 17/6/2020 là một ngày đẹp trời ở Sendai, bầu trời trong xanh trải rộng khắp thành phố phía đông bắc Nhật Bản.

Một cư dân nói rằng cô nhớ rất rõ quãng đường đi làm ngày hôm ấy, và còn nghĩ rằng thật bất thường làm sao khi thời tiết tuyệt đẹp lại xuất hiện ngay giữa mùa mưa ảm đạm của Nhật Bản. Continue reading “Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?”

Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Valery Gerasimov, Russia’s latest commander in Ukraine?  The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Nga ở Ukraine vừa có lãnh đạo mới. Hôm 11 tháng 1, chính phủ Nga đã công bố quyết định bổ nhiệm quân nhân cao cấp nhất của đất nước, Valery Gerasimov, làm tổng tư lệnh của cuộc chiến. Tướng Gerasimov lên thay cho tướng Sergei Surovikin, một vị tướng tàn nhẫn được bổ nhiệm tổng tư lệnh chính thức từ tháng 10. Điện Kremlin đã miêu tả lệnh bổ nhiệm này, ký bởi bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và được hẫu thuận bởi Putin, như một phần của nỗ lực mở rộng chiến dịch và sắp xếp lại cơ cấu chỉ huy. Để đáp lại, Bộ Quốc phòng Ukraine đã châm biếm: “Mỗi vị tướng Nga phải có ít nhất một cơ hội được thất bại ở Ukraine. Một vài trong số họ có thể đủ may mắn để thất bại hai lần.” Nhưng tướng Gerasimov là ai và tại sao ông được giao vị trí này? Continue reading “Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?”

Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “How Russians Learned to Stop Worrying and Love the War,” Foreign Affairs, 01/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đa số người dân Nga vẫn đang ngoan ngoãn tuân theo sự cai trị của Putin.

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Xô viết, chỉ có hai lần quân đội Liên Xô làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của dân thường. Lần đầu tiên là cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, vốn gần như không được người Nga chú ý vì chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra. Lần thứ hai là cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, với hậu quả lớn hơn nhiều. Đối với nhiều người, cảnh những chiếc quan tài bằng kẽm được chở về từ một đất nước phương nam xa xôi, ngay cả khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phổ biến ở quê nhà, đã phá vỡ nền tảng đạo đức của dự án Xô-viết. Continue reading “Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?”

12/02/1809: Ngày sinh Abraham Lincoln

Nguồn: Abraham Lincoln is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, Tổng thống tương lai của Mỹ Abraham Lincoln đã chào đời ở Hodgenville, Kentucky.

Lincoln, một trong những tổng thống được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, lớn lên trong một gia đình nghèo ở Kentucky và Indiana. Ông chỉ được đến trường học một năm, nhưng sau đó đã tự đọc sách với nỗ lực không ngừng để cải thiện hiểu biết của mình. Khi trưởng thành, ông sống ở Illinois và làm nhiều công việc khác nhau, từ nhân viên bưu cục, đến nhân viên khảo sát và nhân viên cửa hàng, trước khi tham gia chính trường. Ông phục vụ tại cơ quan lập pháp Illinois từ năm 1834 đến năm 1842, và tại Quốc hội từ năm 1847-1849, sau đó trở thành luật sư. Năm 1842, Lincoln kết hôn với Mary Todd; cặp đôi đã cùng nhau nuôi dạy bốn người con trai. Continue reading “12/02/1809: Ngày sinh Abraham Lincoln”

Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?

Nguồn:Why Poland loves to hate Germany”, The Economist, 05/01/2023

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Quan hệ Đức-Ba Lan đáng ra hết sức hòa hảo. Hai nước không chỉ có mối quan hệ cá nhân hết sức mật thiết mà còn là đối tác lớn trong giao thương, với hơn 150 tỷ Euro (159 tỷ Đô la Mỹ) mỗi năm. Ngoài ra, Đức và Ba Lan còn là thành viên chủ chốt của NATO và Liên minh châu Âu. Trong cuộc xâm lược của Nga, thời điểm mà an ninh châu Âu bị đặt trong tình thế nguy hiểm nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, hai nước chỉ xếp sau Mỹ và Anh trong vai trò là đồng minh chiến lược của Ukraine. Ba Lan là kênh vận chuyển vũ khí chính cho Ukraine, đồng thời là nơi tiếp đón hàng triệu người tị nạn do ảnh hưởng chiến tranh. Lịch sử không mấy tốt đẹp với Nga đã khiến Ba Lan trở thành nước ủng hộ hăng hái, kịp thời và hào phóng nhất cho Ukraine. Đức, dù là nước phản ứng chậm hơn, cho đến nay lại cung cấp nhiều vũ khí hơn so với các nước châu Âu khác. Continue reading “Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?”

11/02/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh coronavirus mới là COVID-19

Nguồn: World Health Organization officially names novel coronavirus disease COVID-19, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, vài tháng sau khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, và khoảng ba tuần sau khi trường hợp đầu tiên ở Mỹ được báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức đặt tên cho căn bệnh mà sau này sẽ gây ra một đại dịch là “bệnh coronavirus 2019” (Coronavirus Disease 2019), viết tắt là COVID-19.

Thường được gọi là “virus Vũ Hán” trong giai đoạn đầu, hoặc “nCoV-2019,” hướng dẫn của WHO nêu rõ rằng tên của các bệnh truyền nhiễm mới không được bao gồm tên của vị trí địa lý, động vật, cá nhân, hoặc nhóm người, và phải dễ phát âm. Theo đó, CO là viết tắt của corona, VI là virus, D là bệnh, và 2019 là năm nó được phát hiện lần đầu tiên. Continue reading “11/02/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh coronavirus mới là COVID-19”

Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài

Tác giả: Nguyễn Minh Anh*

Tóm tắt: Bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, việc đánh giá, nhìn nhận về bảo hộ công dân cần có cách tiếp cận mới, theo đó bảo hộ công dân không chỉ là trách nhiệm mà còn nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều này được thể hiện trên hai góc độ: Thứ nhất, bảo hộ công dân chính là bảo vệ lợi ích quốc gia vì lợi ích của công dân về tổng thể cũng là lợi ích quốc gia. Thứ hai, bảo hộ công dân góp phần quan trọng giúp củng cố tính chính danh của Nhà nước và niềm tin của công dân; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và phục vụ, đảm bảo lợi ích quốc gia trong những vụ việc, tình thế cụ thể. Ghi nhận ý nghĩa của bảo hộ công dân trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia sẽ giúp xác định rõ hơn vị trí của công tác này, từ đó có sự quan tâm, đầu tư phù hợp hơn trong tình hình mới. Continue reading “Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”

Thế giới hôm nay: 10/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết vì động đất hôm thứ Hai ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã vượt quá 20.000. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thừa nhận công tác phản ứng của chính phủ ông còn khiếm khuyết. Người dân đã phàn nàn rằng các đội cứu hộ tỏ ra thiếu chuyên môn, thiếu thiết bị phù hợp, và chậm trễ, dù nhiều người còn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Brussels để phát biểu trước Nghị viện Châu Âu. Trong bài nói của mình, ông cảm ơn các lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ của họ và nhắc lại mong muốn gia nhập khối của Ukraine. Trong chuyến đi bất ngờ trước đó tới London và Paris hôm thứ Tư, ông Zelensky đã lặp lại lời kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu. Cho đến nay các đồng minh phương Tây vẫn từ chối gửi máy bay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/02/2023”

Chuyển động Quốc Phòng (3/2 – 9/2/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?

Nguồn: Who is Gautam Adani?”, The Economist, 31/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Người đàn ông giàu nhất Ấn Độ luôn né tránh sự chú ý của công chúng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Hindenburg Research – một công ty đầu tư nhỏ của Mỹ chuyên về bán khống – đã cáo buộc Adani Group, một tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ, thực hiện một “cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp”. Tập đoàn này đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc trong báo cáo của Hindenburg. Trước khi công bố báo cáo, giá trị thị trường của tập đoàn là 235 tỷ đô la và Gautam Adani, người sáng lập và ông chủ của nó, là người giàu thứ ba trên thế giới. Kể từ đó, 70 tỷ đô la giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group đã bị quét sạch. Adani là ai, và đế chế của ông đã được gây dựng như thế nào? Continue reading “Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?”

09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy

Nguồn: The Normandie catches fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu viễn dương lớn nhất và sang trọng nhất trên biển lúc bấy giờ, Normandie của Pháp, đã bốc cháy khi đang trong quá trình được người Mỹ chuyển đổi vì mục đích quân sự.

Được đóng vào năm 1931, Normandie là con tàu đầu tiên được đóng theo các hướng dẫn được quy định trong Công ước về An toàn Sinh mạng trên Biển năm 1929. Nó cũng rất lớn, dài 314m, rộng 36m, và có lượng chiếm nước (displacement) là 85.000 tấn. Nó cung cấp cho hành khách bảy hạng ghế (gồm hạng “du lịch” mới, trước đó gọi là hạng “ba” hay hạng “ghế lái”) và có tổng cộng 1.975 chỗ. Continue reading “09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy”

Thế giới hôm nay: 09/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu khi phát biểu trước Quốc hội Anh. Các đồng minh phương Tây của Ukraine cho đến nay đã từ chối gửi máy bay phản lực, dù Anh hứa đào tạo phi công cho Ukraine. Ông Zelensky cũng đã gặp thủ tướng Anh Rishi Sunak và Vua Charles III trong chuyến thăm bất ngờ tới London. Sau đó ông sẽ tới Paris để gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Số người chết do động đất lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm thứ Hai đã vượt qua con số 11.000 và chắc chắn còn tăng hơn nữa. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đến thăm các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa. Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia trên khắp châu Á và châu Âu đã cử chuyên gia đến hỗ trợ cứu hộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2023”

Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?

Nguồn: Howard W. French, “What China Can Learn From Japan – and Alexander the Great,” Foreign Policy, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc Bắc Kinh xem xét lại mục tiêu lâu dài của mình.

Tháng 1 vừa qua, chính phủ Trung Quốc xác nhận rằng dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1950 – khi hàng triệu người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt thảm khốc nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Tuyên bố này dẫn đến một loạt các bản tin phân tích những tác động nghiêm trọng lên nước này.

Đã có lúc, chỉ riêng tờ New York Times đã có không dưới bốn bài viết về chủ đề này trên trang chủ. Tiêu đề phụ cho một bài viết về sự đảo ngược vận mệnh “không thể phủ nhận” của Trung Quốc là “Hãy quên chuyện Trung Quốc đang trỗi dậy đi. Hiểm nguy sẽ đến từ sự suy tàn của nó.” Continue reading “Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?”

Thế giới hôm nay: 08/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng bởi động đất lớn ở miền nam nước này và nước láng giềng Syria. Động đất hôm thứ Hai đã khiến ít nhất 5.100 người thiệt mạng, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng số ca tử vong có thể sẽ lên tới 20.000 người. Tâm chấn ban đầu nằm gần thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ và đạt cường độ 7,8 độ, mạnh nhất trong khu vực kể từ động đất Istanbul năm 1999 khiến hơn 17.000 người thiệt mạng.

Nga đang dồn quân lực để chuẩn bị mở đợt tiến công mới ở miền đông Ukraine, theo thống đốc vùng Luhansk. Ukraine từ lâu đã cảnh báo về một chiến dịch mới của Nga. Nhưng bộ quốc phòng Anh cho rằng Nga có thể đã thử tổ chức tiến công, nhưng rồi phải bỏ dở vì thiếu “đạn dược và các đơn vị cơ động.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/02/2023”

Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng “Hàn Quốc có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của mình”. Sau đó, cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội Hàn Quốc về vấn đề “Tự mình phát triển vũ khí hạt nhân” liên tục tăng nhiệt. “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 31/1 đưa tin: kết quả thăm dò dân ý cho thấy 76% dân chúng nước này bày tỏ ý muốn “Hàn Quốc cần độc lập phát triển vũ khí hạt nhân”.

Sự việc Hàn Quốc hăng hái ủng hộ chủ trương “sở hữu vũ khí hạt nhân” cũng làm cho nước Mỹ rất quan tâm. Một số cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá chi tiết vấn đề liệu Hàn Quốc có đủ năng lực độc lập nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Continue reading “Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường”

07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba

Nguồn: Full U.S.-Cuba embargo is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy ban hành sắc lệnh mở rộng các hạn chế thương mại của Mỹ đối với Cuba. Lệnh cấm vận theo sau – cấm toàn bộ hoạt động thương mại giữa Cuba và Mỹ – đã có tác động tiêu cực sâu sắc đến nền kinh tế của đảo quốc và định hình lịch sử đương đại của Tây Bán cầu.

Lệnh cấm vận là kết quả của sự lao dốc nhanh chóng trong quan hệ Mỹ-Cuba. Các nhà cách mạng của Fidel Castro đã lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn vào năm 1959, nhưng ban đầu, chế độ mới của Cuba đã tìm kiếm quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh nhất của mình. Continue reading “07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba”

Thế giới hôm nay: 07/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Động đất lớn ở miền nam Thổ Nhĩ KỳSyria đã khiến hơn 2.300 người thiệt mạng và làm nhiều người khác bị kẹt dưới đống đổ nát. Tâm chấn ban đầu nằm gần thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ và mạnh 7,8 độ. Một dư chấn có cường độ tương tự ập đến chỉ vài giờ sau ở khu vực phía bắc. Đây là những trận động đất mạnh nhất trong khu vực kể từ động đất 1999 ở gần Istanbul khiến hơn 17.000 người thiệt mạng.

Hồng Kông bắt đầu mở phiên tòa xử các chính trị gia đối lập và các nhà vận động dân chủ. Bốn mươi bảy người, bao gồm các nhà hoạt động nổi tiếng như Joshua Wong, bị buộc tội tổ chức một vòng bầu cử sơ bộ để xác định ứng viên cho cuộc bầu cử lập pháp năm 2020. Đây là vụ việc lớn nhất được đưa ra xử theo luật an ninh quốc gia hà khắc của lãnh thổ. Các vụ bắt giữ đã xóa sạch mọi tiếng nói đối lập trong hội đồng lập pháp của Hồng Kông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/02/2023”

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở. Continue reading “Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 06/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ bắn hạ chiếc khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên không phận Mỹ ở Đại Tây Dương, theo Lầu Năm Góc. Chính phủ Trung Quốc đáp trả bằng tuyên bố đanh thép cáo buộc chính quyền Biden “vi phạm nghiêm trọng các công ước quốc tế.” Hôm thứ Sáu, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến đi dự kiến tới Trung Quốc sau khi Lầu Năm Góc phát hiện khinh khí cầu bay qua các địa điểm quân sự nhạy cảm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói các điều kiện ở mặt trận phía đông đang trở nên khắc nghiệt hơn khi giao tranh leo thang ở Bakhmut, Vuhledar và Lyman, ba thành phố tranh chấp ở tỉnh Donetsk. Trong khi đó, bộ trưởng quốc phòng Oleksii Reznikov nói các tên lửa tầm xa mới do nước ngoài cung cấp sẽ không được dùng để tấn công lãnh thổ Nga. Hôm thứ Sáu Mỹ đã hứa viện trợ một loại tên lửa có thể tăng gấp đôi phạm vi tấn công của Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/02/2023”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”