Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc

SF__Central-624x419

Nguồn: Zhang Xiaotong & Marlen Belgibayev, “China’s Eurasian Pivot“, The Asan Forum, 1/12/2014.

Biên dịch: Trần Quang

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc tích cực xoay trục sang những dải đất rộng lớn của Âu-Á, đặc biệt là được phản ánh trong việc tăng cường sự can dự của của Bắc Kinh với các nước láng giềng trên biên giới phía Tây nước này. Một trong những thành phần quan trọng nhất của sự xoay trục Âu-Á của Trung Quốc là một nỗ lực xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB), mà với nó Bắc Kinh có ý định ràng buộc hơn 40 nước ở Trung và Nam Á, Trung Đông, Đông và Tây Âu bằng các hành lang vận tải khoảng cách xa. Continue reading “Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc”

Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Do Economic Sanctions Work?Project Syndicate, 02/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

Khi tin tức về các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang áp đặt lên Nga, Iran và Cuba đang tràn ngập các mặt báo, đã đến lúc chúng ta nên bàn về tính hiệu quả của những biện pháp này. Câu trả lời ngắn gọn là các biện pháp trừng phạt kinh tế thường chỉ có kết quả khiêm tốn, ngay cả khi chúng có thể là phương tiện thiết yếu để thể hiện tinh thần quyết tâm. Nếu muốn các biện pháp trừng phạt kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao ở thế kỷ 21, chúng ta nên đánh giá lại hiệu quả của chúng trong quá khứ.

Như Gary Hufbauer và Jeffrey Schott đã viết trong cuốn sách kinh điển của họ về đề tài này, lịch sử của các biện pháp trừng phạt kinh tế bắt đầu ít nhất là từ năm 432 TCN khi vị chính khách và tướng lĩnh Hy Lạp cổ đại Pericles ban hành “sắc lệnh Megar” nhằm trả đũa vụ bắt cóc 3 người hầu của Aspasia (người tình của Pericles – NHĐ). Continue reading “Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?”

Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)

maxresdefault

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện từ thời cổ đại, từng tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ (như chủ nghĩa đế quốc La Mã) hay sau đó là trong xã hội phong kiến (như Chủ nghĩa đế quốc Mông – Nguyên). Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại bùng nổ chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu từ thế kỷ 15. Trong giai đoạn này, các cường quốc Châu Âu tiêu biểu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tiếp theo đó là Mỹ và Nhật Bản, đã đi xâm chiếm và thiết lập các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á. Continue reading “Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)”

Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến

_73321074_getty

Nguồn: George Soros, “Europe at War”, Project Syndicate, 12/1/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bằng việc xâm lược Ukraine vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra một thách thức cơ bản cho những giá trị và nguyên tắc nền tảng của việc hình thành Liên minh Châu Âu cũng như hệ thống luật lệ đã duy trì nền hòa bình tại châu Âu từ sau năm 1945. Cả những nhà lãnh đạo và công dân châu Âu đều không nhận thức được đầy đủ tầm vóc của thách thức này, chứ chưa nói đến cách để xử lý nó.

Chế độ của Putin dựa trên việc cai trị bằng vũ lực, biểu hiện bằng sự đàn áp ở trong nước và sự hung hăng ở nước ngoài. Nhưng điều đó đã giúp nước này chiếm được một lợi thế về mặt chiến thuật, ít nhất là trong ngắn hạn, so với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, vốn quyết tâm tránh đối đầu quân sự trực diện (với Nga – NBT). Continue reading “Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến”

Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015

iraq-30.si

Nguồn: Rajni Bakshi & Sameer Patil, ”War and Peace”, Eurasiareview, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hành vi bạo lực của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tràn ngập các tiêu đề tin tức năm 2014, làm lu mờ các sáng kiến phi bạo lực quan trọng trên thế giới. Song, những nỗ lực cho các giải pháp hòa bình đang phát triển mạnh. Và Ấn Độ, với di sản đấu tranh bất bạo động vì tự do, phải đóng góp vào quá trình này như một đối trọng chống lại những kẻ ủng hộ bạo lực.

Năm 2014, những hình ảnh bạo lực hung ác nổi bật trên truyền thông và trong ký ức của công chúng, thật trớ trêu khi đây là năm đánh dấu một thế kỷ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tưởng như được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột toàn cầu. Continue reading “Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015”

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai

soviet_aron_84927222

Nguồn: Leon Aron, “Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần. Continue reading “Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai”

“Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình

china-navy_2300875b

Nguồn: Ryan Martinson, “Jinglue Haiyang: The Naval Implications of Xi Jinping’s New Strategic Concept“, China Brief, Volume 15, Issue, 1, 9/1/2015.

Biên dịch: Quang Vũ | Hiệu đính: Kim Minh

Khi nghiên cứu về sự bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển gần ở Đông Á, người ta hầu như bỏ qua hoàn toàn khái niệm kinh lược hải dương (jinglue haiyang), khái niệm mà gần đây đã được Đảng-Nhà nước xác nhận là một khía cạnh đặc biệt trong chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Kinh lược (Jinglue) không phải là một thuật ngữ thông dụng; cụ thể, hầu hết các từ điển đều không định nghĩa cụm từ này. Đây là một động từ được cấu thành bởi từ kinh (jing), nghĩa là quản lý hay quản trị, với từ lược (lue), nghĩa là chiến lược hay mưu lược. Theo Từ điển Từ Hải (Cihai) ấn bản năm 1979, thuật ngữ này có nghĩa là “giải quyết vấn đề trên cơ sở lên kế hoạch từ trước”. Chúng ta có thể tạm dịch cụm từ này là “quản lý chiến lược”, và cụm từ kinh lược hải dươngsẽ được dịch là “quản lý chiến lược vùng biển”. Continue reading ““Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình”

Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?

newyork_2569619b

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The End of Republican Obstruction”, Project Syndicate, 19/1/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng thời gian hai tháng qua đã tạo nên một sự khác biệt rõ ràng. Khi Đảng Cộng hòa giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, cách lý giải được chấp nhận rộng rãi là do các cử tri đã bày tỏ sự chán nản và bực bội trước thành tích kém cỏi của nền kinh tế. Quả thật là khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu, phần lớn họ đã có chung suy nghĩ rằng tình trạng kinh tế đang xấu đi trầm trọng, nhiều người đã cho rằng trách nhiệm thuộc về Tổng thống Barack Obama và đã bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ của ông.

Nhưng giờ đây, mọi người đột nhiên lại phát hiện ra rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở tình trạng khá tốt – tốt đến mức Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng Viện Hoa Kỳ, đã chuyển từ đổ lỗi cho Obama vì gây nên tình trạng kinh tế yếu kém sang đòi được ghi nhận công lao (của Đảng Cộng hòa) vì mang lại một nền kinh tế hiệu quả. Continue reading “Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?”

Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2015

04b3

Nguồn: Truong-Minh Vu, “2015 Challenges for the Communist Party of Vietnam,” The Diplomat, 01/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Các chuyên gia hàng đầu về Việt Nam đã đánh giá Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra hồi đầu tháng trước là một sự kiện mang tính bước ngoặt, bởi qua đó đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam trong 5 năm tới đã được hình thành. Quả thực, nhân sự chính là vấn đề trọng tâm của gần 197 Ủy viên Trung ương và dự khuyết tại Hà Nội lần này.  Trong khi các chuyên gia trong và ngoài nước tập trung chủ yếu vào kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý nghĩa cơ bản của nó lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Thật ra, việc đánh giá cán bộ phản ánh quan điểm của giới tinh hoa chính trị về việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và báo hiệu cho đường lối tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Continue reading “Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2015”

#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

article498.w_l

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro lại khởi đầu ở Hy Lạp – nước đã không thể kiểm soát chi tiêu công trong suốt giai đoạn bùng nổ tăng trưởng trước năm 2010 – trong khi Đức lại có khả năng giữ cho ngân sách nằm trong khuôn khổ? Những nghiên cứu so sánh kĩ lưỡng về những động lực của quá trình xây dựng nhà nước (state- buiding) và hiện đại hóa khu vực công cho thấy rằng trong khi một số nước phát triển (được định nghĩa là các nước có thu nhập bình quân đầu người vượt một ngưỡng tiêu chuẩn) đã có thể bước vào thế khỉ 21 với một chính phủ khá hiệu quả và trong sạch, các quốc gia khác lại bị hủy hoại bởi chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), tham nhũng, vận hành kém, và mức độ tin tưởng vào chính phủ nói riêng và toàn xã hội nói chung rất thấp. Giải thích được sự khác biệt này có thể sẽ đem lại một số nhìn nhận thấu đáo về những chiến lược mà các nước đang phát triển hiện nay có thể dùng để đối phó với các vấn đề tham nhũng và chủ nghĩa bảo trợ. Continue reading “#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)

Europe_Flag_map_by_lg_studio-1024x833

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Ở một góc độ khác, chủ nghĩa dân tộc là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác. Nó đã giữ vai trò ảnh hưởng chính hay nguyên nhân của chiến tranh, cụ thể nhất là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Tất cả đều liên quan đến những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)”

Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

1400-Year-History-of-Hate

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War with Radical Islam,” Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Nguyễn Việt Vân Anh & Lê Hồng Hiệp

Không phải là ẩn dụ khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng đất nước của ông đang ở trong một cuộc chiến với Hồi giáo cực đoan. Một cuộc chiến thực sự đã chính thức nổ ra, và các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo ở Paris là một phần của nó. Nhưng cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, nó không chỉ là về tôn giáo, cuồng tín, và ý thức hệ, mà còn liên quan đến địa chính trị, và giải pháp cuối cùng của nó cũng nằm trong địa chính trị.

Những tội ác ở Paris, New York, London, và Madrid – các cuộc tấn công vào vô số quán cà phê, trung tâm thương mại, xe buýt, xe lửa, và hộp đêm – đã đánh vào những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loài người, bởi chúng cố ý sát hại người vô tội  và tìm cách lan truyền nỗi sợ hãi trong xã hội. Chúng ta đã quen coi tội ác là sản phẩm của những kẻ điên rồ và chống đối xã hội, và chúng ta khó chấp nhận một lời giải thích nào khác ngoài sự điên rồ của những tên tội phạm như vậy. Continue reading “Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (3/2/2015)

navy_1_0

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Hải quân Trung Quốc đang mở rộng hoạt động của mình ra Ấn Độ Dương. Trong một cuộc họp báo vào ngày 29 tháng 1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này sẽ gia tăng triển khai tàu chiến tại Ấn Độ Dương. Đại tá Yang Yujun sau khi được hỏi về các hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc tại vùng biển này, đã nhấn mạnh rằng các hoạt động như vậy là bình thường, phục vụ cho các nhiệm vụ quốc tế như bảo đảm an ninh hàng hải và chống cướp biển. Yang cũng nói thêm rằng, trong tương lai, tuỳ vào tình hình nhiệm vụ mà Hải quân Trung Quốc sẽ điều động thêm các loại tàu chiến khác nhau tới Ấn Độ Dương. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (3/2/2015)”

Các nhà kinh tế học mang lại ích lợi gì?

4economists

Nguồn: Robert J. Shriller, “What Good Are Economists?”, Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Tường Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế 2007 – 2009 diễn ra đến nay, những chỉ trích nhắm vào lĩnh vực kinh tế học ngày càng mạnh mẽ. Thất bại của hầu hết chuyên gia kinh tế trong việc dự báo sự kiện này mà hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng đã dẫn tới câu hỏi liệu các chuyên gia kinh tế có đóng góp bất kỳ điều gì quan trọng cho xã hội hay không. Nếu như họ không thể dự đoán những thứ quan trọng đối với sự thịnh vượng của người dân, vậy họ có tác dụng gì?

Thực vậy, các nhà kinh tế học đã không thể dự đoán được đa số các cuộc khủng hoảng lớn trong thế kỷ trước, bao gồm cuộc suy thoái kinh tế 1920-1921, những cuộc khủng hoảng diễn ra liên tiếp trong giai đoạn 1980-1982 và tồi tệ nhất là Đại suy thoái 1929 xảy ra sau khi thị thường chứng khoán đổ vỡ. Continue reading “Các nhà kinh tế học mang lại ích lợi gì?”

Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)

global-financial-crisis

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Vào ngày 5 tháng 11, 2008, trong lúc viếng thăm Trường Kinh tế Luân Đôn (London School of Economics) nổi tiếng, nữ hoàng Anh Elizabeth II hỏi các nhà kinh tế hiện diện: “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay?” (Nghe đâu hoàng gia đã mất ít nhất 50 triệu bảng Anh vì cuộc khủng hoảng này).

Câu hỏi của nữ hoàng  ̶  và có lẽ cũng của nhiều người khác  ̶  đã làm các giáo sư hiện diện vô cùng bối rối. Thật vậy, trong các “bong bóng” bị vỡ vì cuộc khủng hoảng tài chính hai năm nay, thì cái bị vỡ một cách “ngoạn mục” nhất có lẽ là “uy tín” của các nhà kinh tế vĩ mô.  (Nên nói cho rõ: những chỉ trích này thường nhắm vào kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) và kinh tế tài chính (financial economics), còn kinh tế vi mô (microeconomics) thì được xem như “vô can”!). Continue reading “Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)”