#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển

Nguồn: Mark Skousen (2007). “From Smith to Marx: The Rise and Fall of Classical Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 46-63.

Biên dịch và Hiệu đính: Viện Chiến lược Phát triển

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Có tài nhưng ngoan cố, David Ricardo đã lái bánh xe khoa học kinh tế đi chệch hướng theo con đường mà sau đó nó đã được một người ngưỡng mộ ông, có tài và ngoan cố không kém là John Stuart Mill, đẩy tới mức gây bối rối hơn.

(William Stanley Jevons, (1965, li)

Thời kỳ giữa Adam Smith và Karl Max được đánh dấu bởi cả sự chiến thắng tưng bừng cũng như sự thất bại thảm hại của kinh tế học. Hai đại diện của trường phái ủng hộ tự do kinh tế nước Pháp, Jean-Baptiste Say và Frederic Bastiat, đã phát triển mô hình Smith lên mức cao hơn nhưng đã không tồn tại được lâu dài do mô hình cổ điển của Thomas Robert Malthus, David Ricardo, và John Stuart Mill đã đưa kinh tế học lâm vào tình trạng bế tắc. Chương này sẽ kể về câu chuyện ảm đạm này. Continue reading “#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển”

#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông

Nguồn: Donald R. Rothwell (2013). “The 1982 UN convention on the Law of the Sea and its relevance to maritime disputes in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 13-17.>>PDF

Biên dịch: Trần Kiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)[1] là một văn kiện pháp lý quốc tế chủ chốt. Công ước xác định phạm vi và kích thước của các vùng biển khác nhau cũng như cung cấp các cơ chế để phân định ranh giới các vùng biển đó. Tất cả các nước Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông đều là thành viên của UNCLOS. UNCLOS phân biệt Continue reading “#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông”

#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh

Nguồn: Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, pp. 110-124.>>PDF

Biên dịch: Phạm Hương Trà | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Bài viết này mở rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm quyền lực thông minh, được định nghĩa là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả. Bài viết lập luận rằng việc phát huy quyền lực thông minh đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại. Những tranh luận hiện nay về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm chịu tác động từ những thất bại trong việc xử lý các khía cạnh khái niệm, thể chế và chính trị của thách thức nêu trên. Đây cũng là ba khía cạnh được tác giả phân tích trong bài viết này. Continue reading “#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh”

#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Japan: Strolling into Mediocrity”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 125-136.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam 

NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường

Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại. Continue reading “#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết

Civil_War-33

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 7.

Bài liên quan: Các chương khác trong cuốn Outline of US History

“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới”
– Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863

Ly khai và nội chiến

Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết”

#126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Nguồn: Ngaire Wood (2008). “Whose aid? Whose influence? China, emerging donors and the silent revolution in development assistance”, International Affairs, Vol. 84, No. 6, pp. 1205–1221.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Khương Dư Kim

Bài liên quan: #78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không? 

Trật tự của các quốc gia cung cấp hỗ trợ phát triển đang bị lung lay trước sự thay đổi quyền lực trên phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi đang bắt đầu thay đổi luật chơi một cách thầm lặng. Nhiều quốc gia, trong đó tiêu biểu là Trung Quốc, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc, Venezuela, Ấn Độ, Kuwait và Brazil, đã và đang tăng cường viện trợ cho các quốc gia nghèo hơn. Các nước này đang cung cấp viện trợ dựa trên những tiêu chí của riêng mình. Tất cả các quốc gia này đều không thuộc nhóm các nhà tài trợ trong OECD, hay còn gọi là Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của OECD (DAC). Những con số ước lượng thận trọng cho thấy, Continue reading “#126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển”

#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia

Nguồn: Ramses Amer (2013). “Domestic Political Change and Ethnic Minorities – A Case Study of the Ethnic Vietnamese in Cambodia”, Asia-Pacific Social Science Review, Vol. 13, No. 2, pp. 87-101.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978

Mục tiêu chính của nghiên cứu này[1] là phân tích ảnh hưởng của biến động chính trị trong nước ở Campuchia[2] đối với người Việt[3] tại đất nước này. Những diễn biến chính trị tại Campuchia kể từ thập niên 1950 và ảnh hưởng của chúng lên tình hình người Việt sẽ được khảo sát. Giới tinh hoa Campuchia thường xuyên bày tỏ quan điểm chống người Việt. Nghiên cứu sẽ khảo sát nguồn gốc của những quan điểm này và ảnh hưởng của chúng lên các chính sách của Campuchia đối với người Việt. Continue reading “#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia”

#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Nguồn: Clive Schofield[1] (2013). “Increasingly contested waters? Conflicting maritime claims in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper  No. 5, pp. 8-12.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên Continue reading “#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông”

Từ ngữ thú vị (11-20)

oxford-english-dictionary

20. Canary in the coal mine

Đây là thành ngữ chỉ một dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một điều nguy hiểm nào đấy đang đến gần. Thành ngữ này bắt nguồn từ việc các thợ mỏ ở các nước phương Tây trước kia có thói quen mang một lồng chim hoàng yến (canary) xuống hầm mỏ. Khi lượng khí độc như methane hay CO2 trong hầm vượt quá nồng độ an toàn thì con chim hoàng yến sẽ chết trước, giúp thợ mỏ nhận ra nguy hiểm và kịp thời rút ra khỏi hầm.

Ví dụ: In some exceptional cases, democracy could be at risk. The canary in the coal mine may be Hungary, which has come under intense criticism for Prime Minister Viktor Orban’s efforts to consolidate his party’s hold on power.
(Trong một số ngoại lệ, nền dân chủ có thể đối mặt với rủi ro. Một nhân tố cảnh báo sớm có thể là Hungary, đất nước đã phải chịu nhiều chỉ trích vì Thủ tướng Viktor Orban đang cố gắng củng cố sự cầm quyền của Đảng mình). Continue reading “Từ ngữ thú vị (11-20)”

#123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu

http://www.dreamstime.com/-image1626868

Nguồn: Oxfam (2002). ”Market Access and Agricultural Trade: The Double Standards of Rich Countries” (Ch. 4), in Oxfam, Rigged Rules and Double Standards: Trade, Globalisation, and the Fight against Poverty (pp. 95-121).>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Tuấn Anh (lược dịch)

Thương mại có thể tạo ra động lực mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Để động cơ này hoạt động, các nước nghèo cần tiếp cận thị trường của các nước giàu. Mở rộng tiếp cận thị trường có thể giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế cùng lúc với việc tạo ra cơ hội cho người nghèo. Điều này đặc biệt [đúng] với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động vì cuộc sống của nhiều người sống dưới mức nghèo khổ tập trung ở khu vực này. Continue reading “#123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”

#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Nguồn: Fareed Zakaria (1997). “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, Vol. 76, No. 6 (Nov. – Dec.), pp. 22-43.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Làn sóng kế tiếp

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Richard Holbrooke xem xét nghiêm túc một vấn đề trước thềm các cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 1996 ở Bosnia, sự kiện mang ý nghĩa khôi phục cuộc sống dân sự ở đất nước bị phá hủy nặng nề này. Ông cho rằng “giả sử các cuộc bầu cử được tuyên bố là tự do và công bằng,” nhưng những người được bầu lại là “những kẻ phân biệt chủng tộc, những kẻ phát xít, những kẻ theo chủ nghĩa ly khai, luôn công khai chống đối [nền hòa bình và sự tái hòa nhập]. Đó thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan.” Thực tế đã xảy ra như vậy, Continue reading “#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương

History_America_Story_Of_US_Black_Blizzard_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 6.

“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do”

– Ứng cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858

Hai nước Mỹ

Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”