Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc”

‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Putin Is Onto Us,” New York Times, 25/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine, thế giới đang lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều đó là có thể – nhưng hiện tại, tôi cho rằng Putin đang chuẩn bị một loại vũ khí khác. Đó là một quả bom dầu khí mà ông ta đang chế tạo ngay trước mắt chúng ta và với sự giúp đỡ vô tình của chúng ta, và ông ta sẽ kích nổ nó trong mùa đông này.

Nếu ông ta làm vậy, giá dầu sưởi ấm nhà ở và giá xăng sẽ bị đẩy lên trời. Putin hy vọng rằng thất bại chính trị đó sẽ chia rẽ liên minh phương Tây và thúc đẩy nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ, nơi những thành viên ủng hộ Trump của Đảng Cộng hòa và những người cấp tiến đều bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng của cuộc xung đột Ukraine – vội vã tìm kiếm một thỏa thuận với ông chủ Điện Kremlin. Continue reading “‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin”

01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên

Nguồn: United States tests first hydrogen bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, người Mỹ đã cho nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới, bom hydro, tại Đảo san hô vòng Enewetak ở Thái Bình Dương. Vụ thử nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô cho nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào tháng 09/1949, Mỹ đã đẩy nhanh chương trình vũ khí nguyên tử sang giai đoạn tiếp theo: phát triển một quả bom nhiệt hạch. Continue reading “01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 01/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Luiz Inácio Lula da Silva đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đầy gay cấn của Brazil với 50,9% số phiếu. Là một cựu tổng thống, ông Lula đánh bại tổng thống cánh hữu đương nhiệm Jair Bolsonaro và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 năm sau. Đây là màn trở lại đầy ngoạn mục của ông, người vốn bị bỏ tù vì tội tham nhũng vào năm 2018. Căng thẳng lên cao vào hôm Chủ nhật khi những người ủng hộ Lula cáo buộc cảnh sát liên bang dựng rào cản để ngăn cử tri đi bầu ở một số khu vực bầu cử. Ông Bolsonaro vẫn chưa nhận thua.

Đa số thẩm phán của Tòa Tối cao Hoa Kỳ tỏ ra hoài nghi về việc các trường đại học Mỹ dùng chủng tộc như một yếu tố trong quyết định tuyển sinh. Nguyên đơn của hai vụ kiện liên quan đến vấn đề này nói các quy định trên phân biệt đối xử người Mỹ gốc Á. Dù luôn bảo vệ tính hợp pháp của chúng, gần đây Tòa Tối cao đã cho thấy có thể sẽ loại bỏ tiền lệ hàng thập niên này. Phán quyết sẽ có vào tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2022”

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước. Continue reading “Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78

Nguồn: Seth Mydans, “Ngo Vinh Long, Lightning Rod for Opposing the Vietnam War, Dies at 78,” New York Times, 23/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị bắt ở Việt Nam vì quan điểm phản chiến, Ngô Vĩnh Long trở thành người Việt phản chiến nổi bật nhất tại Mỹ.

Ngô Vĩnh Long là một học giả người Mỹ gốc Việt tích cực tham gia chính trị, đồng thời là một cây bút rất sung sức. Trong và sau Chiến tranh Việt Nam, tính thẳng thắn đã khiến ông thường xuyên bị đe dọa và thậm chí đã có lần bị ám sát hụt. Ngày 12/10 vừa rồi, ông qua đời tại Bệnh viện Thánh Joseph ở Bangor, Maine, hưởng thọ 78 tuổi. Continue reading “Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78”

Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi Đại hội 20 của ĐCSTQ vừa bế mạc (23/10), Hà Nội đã thông báo (25/10) TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc (30/10-2/11/2022). Theo thông lệ, chuyến thăm chính thức của nguyên thủ hay lãnh đạo đảng thường được chuẩn bị trước đó hàng tháng. Tuy không bất ngờ, nhưng thời điểm và bối cảnh của chuyến thăm này có hàm ý quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt-Trung cũng như quan hệ Việt-Mỹ.

Theo nguồn tin Reuters, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Nay Việt Nam là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Continue reading “Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ”

30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản

Nguồn: “Sense and Sensibility” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, cuốn Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility) của Jane Austen đã được xuất bản dưới dạng ẩn danh. Một nhóm nhỏ độc giả, bao gồm cả Hoàng thân Nhiếp chính vương, đã biết được danh tính thực sự của nữ nhà văn, nhưng hầu hết công chúng Anh chỉ biết rằng cuốn sách nổi tiếng này được viết “bởi một Tiểu thư.”

Austen sinh năm 1775, là con thứ bảy trong số tám người con của một giáo sĩ ở Steventon, một làng quê ở Hampshire, Anh. Bà rất thân thiết với chị gái của mình, Cassandra, người vẫn là biên tập viên và nhà phê bình trung thành của bà trong suốt cuộc đời. Hai chị em có 5 năm đi học chính thức, sau đó thì ở nhà học với cha của họ. Jane đã đọc ngấu nghiến nhiều cuốn sách và bắt đầu viết truyện khi mới 12 tuổi, hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 14 tuổi. Continue reading “30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản”

Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11. Ông sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vài ngày sau đó, Trung Quốc sẽ đón tiếp chuyến thăm của đông đủ các vị khách quý: Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Thủ tướng Đức Scholz. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

29/10/1998: John Glenn trở lại vũ trụ

Nguồn: John Glenn returns to space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, gần 40 năm sau khi trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, Thượng nghị sĩ John Herschel Glenn, Jr., đã được phóng lên vũ trụ một lần nữa với tư cách là chuyên gia về tải trọng (payload) trên tàu con thoi Discovery. Ở tuổi 77, Glenn trở thành người già nhất từng du hành trong không gian. Trong nhiệm vụ kéo dài 9 ngày, ông là một thành viên tham gia vào nghiên cứu của NASA về các vấn đề sức khỏe liên quan đến lão hóa. Continue reading “29/10/1998: John Glenn trở lại vũ trụ”

Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Toàn Thư chép Bình Định Vương Lê Lợi sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, dùng tên Trần Cảo dâng biểu lên Vua nhà Minh, xin lập dòng dõi nhà Trần; vua Minh lấy lý do yên dân, chấp thuận. Sau đó sai bọn La Nhữ Kính mang chiếu sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc vương, và cho rút quân về:

Trước đó vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm dòng dõi họ Trần, chuyển tới Quảng Tây và Vân Nam nhà Minh mỗi nơi một bản. Kiềm quốc công Mộc Thạnh nhận được thư, lập tức chạy tâu về kinh, vua Minh nhận được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng: “Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc ngừng can qua, hẳn cho rằng làm thế là không có uy vũ.[1] Nhưng nếu dân được yên thì trẫm có kể gì lời bàn của người khác. Continue reading “Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng”

Chuyển động Quốc Phòng (Tuần 21/10 – 27/10/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thế giới hôm nay: 28/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,6% trong quý ba, đạt tốc độ theo năm cao nhất kể từ năm ngoái. Nhưng nguyên nhân chủ yếu do nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng mạnh; trong khi nhu cầu trong nước chỉ tăng 0,5%. Chi tiêu tiêu dùng đã giảm tốc, còn lãi suất trung bình cho thế chấp kỳ hạn 30 năm tăng lên 7,08%, lần đầu tiên sau 20 năm. Việc Fed tăng lãi suất đang khiến thị trường nhà đất hạ nhiệt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “sự thống trị của phương Tây đối với các vấn đề thế giới sắp kết thúc” trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, một diễn đàn ở Moscow. Trong khi đó, Nhà Trắng cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào vào các vệ tinh của Mỹ sẽ bị trả đũa, sau khi một quan chức cấp cao của Nga gọi chúng là các mục tiêu “hợp pháp” nếu chúng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2022”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

Thế giới hôm nay: 27/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nước đang không thể đáp ứng được các cam kết khí hậu của mình, theo báo cáo được công bố hôm thứ Tư trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP27 của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập vào tháng 11. Cơ quan khí hậu của LHQ cho biết chỉ 24 trên 193 quốc gia tăng mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong năm nay dù tất cả đều đã hứa trước đó. Nếu các quốc gia đều thực hiện tốt cam kết hiện tại, thế giới vào năm 2100 sẽ ấm hơn khoảng 2,5°C so với mức tiền công nghiệp. Trong khi đó, tạp chí y khoa Lancet cho thấy biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn vì làm gia tăng nạn đói, các bệnh liên quan đến nắng nóng và bệnh truyền nhiễm. Các trường hợp tử vong do nắng nóng ở người trên 65 tuổi đã tăng 2/3 trong 20 năm qua.

Chính phủ mới của Anh hoãn công bố dự thảo ngân sách — một dự thảo sẽ phải tiết kiệm ít nhất 40 tỷ bảng Anh (46 tỷ đô la) — cho đến ngày 17 tháng 11. Trong khi đó, người đứng đầu Văn phòng Quản lý Nợ Robert Stheeman đã nói trước nghị viện rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu vừa qua “không có gì nghi ngờ” là do yếu tố trong nước – chứ không phải chấn động toàn cầu như lời một số bộ trưởng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/10/2022”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng, ThS. Trần Hà My[1]

Tình hình thế giới, khu vực những năm gần đây chứng kiến nhiều biến chuyển sâu sắc, mau lẹ. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nhân tố khó lường kèm theo nguy cơ, thách thức cũng gia tăng, đặc biệt là những hệ quả bất lợi, đa chiều từ xu hướng cạnh tranh, kiềm chế phức tạp giữa các nước lớn. Để ứng phó với tình hình mới, các nước dù lớn hay nhỏ hiện nay đề cập nhiều hơn tới khái niệm “tự chủ chiến lược”, thậm chí xác định đây là phương châm chủ đạo, lâu dài trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về cách tiếp cận mới của các nước về khái niệm tự chủ chiến lược, đặc biệt là của các nước nhỏ, nước tầm trung có thể mở ra nhiều gợi ý để thực hiện hiệu quả hơn nữa các mục tiêu đối ngoại mà Đại hội XIII đã đề ra. Continue reading “Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay”

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng”