Đài Loan thực chất đã độc lập!

Nguồn: Nathan F. Batto, “Taiwan Is Already Independent,” Foreign Affairs, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao hầu hết người dân trên hòn đảo không muốn có một tuyên bố độc lập chính thức?

Đối với người dân Đài Loan, việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ kém hấp dẫn như lúc này. Theo một cuộc khảo sát theo dõi của Đại học Quốc lập Chính trị, tỷ lệ cư dân Đài Loan muốn thống nhất ngay lập tức với đại lục luôn rất nhỏ, thường xuyên dưới 3%. Nhưng tỷ lệ phần trăm cho rằng Đài Loan cuối cùng nên tiến tới thống nhất – nghĩa là không nhất thiết phải thống nhất với chế độ Trung Quốc (cộng sản) hiện nay – đã giảm đáng kể, từ 20% năm 1996 xuống còn 5% ở thời điểm hiện tại. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Quốc Dân Đảng, đảng có truyền thống ủng hộ thống nhất, đã phải hứng chịu những thất bại nặng nề, cả hai lần đều không thể giành được 40% số phiếu bầu. Continue reading “Đài Loan thực chất đã độc lập!”

15/12/2001: Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại

Nguồn: Leaning Tower of Pisa reopens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Tháp nghiêng Pisa của Ý được mở cửa trở lại sau khi một nhóm chuyên gia đã dành 11 năm và tổng cộng 27 triệu đô la để bảo trì tòa tháp mà không làm mất đi độ nghiêng nổi tiếng của nó.

Vào thế kỷ 12, người ta đã bắt đầu xây dựng tháp chuông cho Nhà thờ Pisa, một trung tâm thương mại sầm uất trên sông Arno ở miền tây nước Ý, cách Florence khoảng 50 dặm. Trong khi vẫn còn đang xây dựng, móng của tòa tháp bắt đầu lún xuống nền đất mềm, khiến tháp bị nghiêng về một bên. Những người thợ xây đã cố gắng bù đắp bằng cách xây các tầng trên cao hơn một chút về một phía, nhưng càng xây thêm tầng thì tháp càng lún. Vào thời điểm tòa tháp được hoàn thành vào năm 1360, các kỹ sư thời hiện đại nói rằng thật kỳ diệu khi nó không bị sập hoàn toàn. Continue reading “15/12/2001: Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại”

Ukraine và bóng ma Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.

Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”

Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên. Continue reading “Ukraine và bóng ma Triều Tiên”

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả. Continue reading “Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?”

13/12/1942: Goebbels phàn nàn về cách Ý đối xử với người Do Thái

Nguồn: Joseph Goebbels complains of Italians’ treatment of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong nhật ký của mình, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc Xã Joseph Goebbels đã bày tỏ sự khinh thường đối với cách người Ý đối xử với người Do Thái ở các vùng lãnh thổ do Ý chiếm đóng. “Người Ý cực kỳ thoải mái trong cách họ xử lý người Do Thái. Họ bảo vệ người Do Thái gốc Ý ở cả Tunis và nước Pháp bị chiếm đóng, và sẽ không cho phép người Do Thái bị bắt đi lao động hoặc bị buộc phải đeo Ngôi sao David.” Continue reading “13/12/1942: Goebbels phàn nàn về cách Ý đối xử với người Do Thái”

Thế giới hôm nay: 13/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội đàm với các lãnh đạo Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc giao tranh ác liệt ở miền đông nước ông. Ông Zelensky nói sẽ có “kết quả quan trọng” sau một số cuộc họp quốc tế trong tuần tới. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã tấn công trụ sở của nhóm lính đánh thuê Nga Wagner. Về phía Nga, quân đội nước này đã không kích thành phố cảng Odessa, khiến khoảng 1,5 triệu người bị mất điện.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi thành lập cơ quan đạo đức cấp EU sau vụ bê bối tham nhũng ngay trong Nghị viện Châu Âu. Hôm thứ Sáu, Eva Kaili, một phó chủ tịch của nghị viện, đã bị cảnh sát Bỉ bắt giữ vì nghi ngờ nhận hối lộ từ một quốc gia giấu tên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/12/2022”

Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jiang Zemin was almost fired before embarking on market reforms,” Nikkei Asia, 08/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bước ngoặt quyết liệt giúp Trung Quốc tăng trưởng đột biến là một bài học cho Tập.

Mười năm trước, một nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc đã tiết lộ một bí mật ít người biết về cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người vừa qua đời vào tuần trước ở tuổi 96.

Giang được đưa lên làm lãnh đạo tối cao của đảng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. “Giang được chọn làm lãnh đạo, nhưng ngay lập tức, ông phải đối mặt với nguy cơ chịu chung số phận với người tiền nhiệm của mình,” nguồn tin chia sẻ.

Người tiền nhiệm của ông là Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, người đã bị thanh trừng vì cách ông xử lý các cuộc biểu tình sinh viên ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình”

29/12/1778: Quân Anh chiếm Savannah, Georgia

Nguồn: British capture Savannah, Georgia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Trung tá người Anh Archibald Campbell và một lực lượng từ 2.500 đến 3.600 quân – bao gồm Trung đoàn 71 Highland, lính Trung Quân ở New York, và lính đánh thuê người Đức – đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng Mỹ đang phòng thủ khu vực Savannah, Georgia.

Thiếu tướng Mỹ Robert Howe và lực lượng ít ỏi của ông (từ 650 đến 900 quân) đã bị áp đảo về quân số. Campbell cũng đánh bại lực lượng Lục địa nhờ việc xác định trước một con đường xuyên qua đầm lầy ở bên phải vị trí của quân Mỹ. Howe ra lệnh sơ tán thành phố và quân đội rút lui không chiến đấu. Trong quá trình này, Lữ đoàn Georgia đã chịu tổn thất nặng nề khi bị cắt đứt khỏi các lực lượng khác của Howe. Lính Ái Quốc có 83 người thiệt mạng và 483 người khác bị bắt giữ, trong khi người Anh chỉ có 3 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Continue reading “29/12/1778: Quân Anh chiếm Savannah, Georgia”

Thế giới hôm nay: 12/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Ukraine đã tấn công thành phố Melitopol ở phía đông nam bằng một loạt tên lửa. Nước này cũng cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga đã cắt đứt nguồn điện của phần lớn hạ tầng, trừ các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất ở thành phố cảng Odessa. Hiện cả hai bên đều cần thêm vũ khí. Đại sứ Ukraine tại Berlin nói với tờ báo Welt am Sonntag rằng Đức sẽ gửi thêm đạn dược và vũ khí. Trong khi đó, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói nước ông đang đẩy mạnh sản xuất vũ khí để tự bảo vệ mình khỏi “kẻ thù” phương Tây.

Tàu vũ trụ Orion của NASA đã trở về Trái đất an toàn, kết thúc sứ mệnh Artemis I kéo dài 26 ngày xoay quanh Mặt Trăng. Khoang tàu không người lái đã trở về bầu khí quyển với tốc độ 40.000 km/h trước khi hạ cánh nhẹ nhàng bằng dù ở Thái Bình Dương. Các sứ mệnh trong tương lai dự kiến sẽ mang theo phi hành gia, khi cơ quan vũ trụ Mỹ nỗ lực đưa con người quay lại bề mặt Mặt Trăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/12/2022”

Đại gia sản xuất chip Đài Loan dựng ‘tường rào’ chống Trung Quốc tại Phoenix

Nguồn: Don Clark & Kellen Browning, “In Phoenix, a Taiwanese Chip Giant Builds a Hedge Against China”, New York Times, 06/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhiều năm nay, các công ty và quan chức Mỹ đều lo lắng về vấn đề trong lĩnh vực chế tạo những con chip máy tính tiên tiến nhất thế giới, nước này phụ thuộc quá nhiều vào Đài Loan – vùng đất bị Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Đó là do nhà sản xuất chip hàng đầu lớn nhất toàn cầu – Công ty Chế tạo Chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company – TSMC) đặt cơ sở tại Đài Loan.

Giờ đây, một bức tường rào chống lại rủi ro đó đang hình thành tại vùng ngoại vi phía bắc của thành phố đông dân nhất bang Arizona nước Mỹ. Continue reading “Đại gia sản xuất chip Đài Loan dựng ‘tường rào’ chống Trung Quốc tại Phoenix”

11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây”

Nguồn: Soviets declare nudity a sign of “western decadence”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Thư ký Hội nhà văn Moscow đã tuyên bố rằng những hình ảnh khỏa thân được thể hiện trong vở kịch nổi tiếng Oh! Calcutta! là dấu hiệu của sự suy đồi trong văn hóa phương Tây. Ông nói thêm, điều đáng lo ngại hơn là lối tư duy “tư sản” này đang tiêm nhiễm vào giới trẻ Nga.

Sergei Mikhailkov, nhà văn Nga nổi tiếng chuyên viết sách thiếu nhi, đã chỉ trích mạnh mẽ vở kịch của Sân khấu Broadway (trong đó các diễn viên trình diễn trong tình trạng khỏa thân) và các nội dung khiêu dâm nói chung. Ông nói rằng những vở kịch như vậy “đơn giản là một buổi diễn thoát y – là một trong những khẩu hiệu của nghệ thuật tư sản hiện đại.” Continue reading “11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây””

Học thuyết Tân Á-Âu của Aleksandr G. Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Tóm tắt: Aleksandr Gelievich Dugin (Александр Гельевич Дугин), giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow Lomonosov, là nhà hoạt động chính trị có tư tưởng gây ảnh hưởng rất đáng kể ở Nga khoảng 30 năm nay. “Học thuyết Tân Á Âu” của ông là sự kế thừa những ý tưởng chống phương Tây của Nga có từ thế kỷ XIX, nhưng được tô đậm thêm bằng hoài niệm về quá khứ của nước Nga thời Sa hoàng vĩ đại và một phần thời Liên bang Xô viết hùng mạnh. Luận thuyết cơ bản của Dugin là, nhân tố địa lý mới là nguyên nhân cốt lõi tạo ra sức mạnh Nga xưa và nay chứ không phải nhân tố kinh tế. Dugin kêu gọi người Nga phải có sứ mệnh phục hưng quá khứ, chống lại phương Tây và NATO, chinh phục các dân tộc xung quanh và vĩnh viễn làm chủ trung tâm lục địa Á Âu. Học thuyết Tân Á Âu của Dugin được nhiều người Nga cổ súy và đã trở thành nhân tố tinh thần đáng kể ở Nga từ năm 2008 đến nay, nhưng bị dư luận thế giới coi là nhân tố gây hệ luỵ hết sức tiêu cực cho nước Nga, châu Âu và thế giới, nhất là từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Continue reading “Học thuyết Tân Á-Âu của Aleksandr G. Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó”

10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Woodrow Wilson awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson vì công lao của ông trong việc chấm dứt Thế chiến I và thành lập Hội Quốc Liên. Dù Wilson không thể tham dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy, Đại sứ Mỹ tại Na Uy, Albert Schmedeman, đã chuyển một bức điện của Wilson tới Ủy ban Nobel. Continue reading “10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình”

Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt

Tác giả: Thu Hằng phỏng vấn Nguyễn Thế Phương

Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 (Vietnam Defence 2022) từ ngày 08-10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, để « các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới có cơ hội giới thiệu các hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam ». Trong số khoảng 29 quốc gia tham dự, có Mỹ, Ả Rập Xê Út, Pháp, Đức và đặc biệt là Nga, nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn cung này khó được bảo đảm trong tương lai do Nga đã sử dụng số vũ khí khổng lồ trên chiến trường Ukraina từ chín tháng qua. Theo thống kê của trang Oryx chuyên theo dõi thiệt hại quân sự trên chiến trường Ukraina, tính đến ngày 06/10/2022, Nga đã mất khoảng 50% số xe tăng tác chiến, 40% số xe bọc thép bộ binh, 1/10 đội bay, hạm đội và hệ thống tên lửa. Continue reading “Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt”

Thế giới hôm nay: 09/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ thông qua luật công nhận hôn nhân đồng giới. Các nhà lập pháp từ cả hai đảng đều bỏ phiếu ủng hộ với tỉ lệ 258-169. Dự luật đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 7, nhưng bị Thượng viện sửa lại để đáp ứng lo ngại của phe Cộng hòa về tự do tôn giáo, khiến nó phải quay lại Hạ viện để bỏ phiếu lần nữa. Giờ đây tổng thống Joe Biden sẽ ký thành luật.

Nga đã đổi ngôi sao bóng rổ người Mỹ Brittney Griner để lấy Viktor Bout, một tay buôn vũ khí khét tiếng, trong cuộc trao đổi tù nhân được cho là do chính tổng thống Joe Biden chấp thuận. Cô Griner bị bắt tại Moscow vào tháng 2 vì sở hữu dầu cần sa và đã có thời gian phải đi tù khổ sai ở Nga. Còn ông Bout, được mệnh danh là “kẻ buôn cái chết,” ngồi tù 12 năm qua ở Mỹ vì âm mưu hỗ trợ khủng bố và giết người Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/12/2022”