16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke

Nguồn: Hitler descends into his bunker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler đã xuống boong ke dưới lòng đất của mình và sống 105 ngày ở đó trước khi tự tử.

Hitler xuống boong ke sau khi quyết định ở lại Berlin trong đợt bao vây cuối cùng của cuộc chiến. Nằm sâu 16m dưới Văn phòng Thủ tướng, nơi trú ẩn này gồm 18 phòng nhỏ và hoàn toàn tự cung tự cấp, với nguồn nước và điện riêng. Hitler rất ít khi ra khỏi nơi này (chỉ một lần để trao huân chương cho một phi đội của Đoàn Thanh niên Hitler) và dành hầu hết thời gian để quản lý sát sao những gì còn lại của hệ thống phòng thủ Đức và động viên các tướng lĩnh Đức Quốc xã như Hermann Goering, Heinrich Himmler, và Joachim von Ribbentrop. Luôn luôn ở bên cạnh ông trong thời gian này là người tình Eva Braun, và con chó giống Alsatian, tên là Blondi. Continue reading “16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke”

04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ

Nguồn: Senate approves U.S. participation in United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo 65 trên 7, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận sự tham gia đầy đủ của nước này vào Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các nước ký khác đã phê chuẩn hiến chương của tổ chức này. Sự chấp thuận của Thượng viện có nghĩa là Mỹ có thể tham gia cùng hầu hết các quốc gia trên thế giới trong tổ chức quốc tế này, vốn có mục đích phân xử các mâu thuẫn giữa các quốc gia và ngăn chặn xâm lược quân sự. Continue reading “04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ”

05/12/1945: Phi đội 19 mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda

05

Nguồn: Aircraft squadron lost in the Bermuda Triangle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc 2 giờ 10 phút chiều, năm máy bay ném bom thuộc Phi đội 19, Đoàn bay Grumman TBM Avenger của Hải quân Mỹ đã cất cánh từ sân bay hải quân Fort Lauderdale ở Florida. Họ dự định tiến hành một buổi huấn luyện bay dài ba giờ như thường lệ. Theo kế hoạch, Phi đội 19 sẽ bay 120 dặm về phía Đông, 73 dặm về phía Bắc, và sau đó thực hiện đường bay 120 dặm cuối cùng để trở về căn cứ hải quân. Tuy nhiên, họ đã không bao giờ quay trở lại.

Hai giờ sau khi chuyến bay bắt đầu, phi đội trưởng của Phi đội 19, người đã bay ở khu vực này trong suốt hơn sáu tháng, báo cáo rằng cả la bàn chính lẫn la bàn phụ trên máy bay đều đã hỏng, và anh không thể xác định vị trí của mình. Continue reading “05/12/1945: Phi đội 19 mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda”

09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật

Douglas_MacArthur

Nguồn:United States invades Luzon in Philippines,” History.com (truy cập ngày 08/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur cùng Tập đoàn quân số 6 Lục quân Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc đảo Luzon, tiến thêm một bước nữa trong việc chiếm quần đảo Philippines từ quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản kiểm soát Philippines từ tháng 5 năm 1942, khi việc quân Mỹ thất trận đã dẫn tới việc Tướng MacArthur phải rút lui và Tướng Jonathan Wainwright bị bắt giữ. Nhưng đến tháng 10 năm 1944, hơn 100.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên đảo Leyte để tiến hành một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương – và báo trước sự khởi đầu cho quá trình thất bại của Nhật Bản. Continue reading “09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật”

20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử

Nguồn:Nuremberg war-crimes trials begin,” History.com (truy cập ngày 19/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, một tòa án quân sự của Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu tiến hành một loạt phiên tòa xét xử các bị cáo tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trong Thế chiến II. 24 cựu quan chức Đức Quốc xã đã bị đưa ra xét xử, và sau khi phiên tòa kết thúc một năm sau đó, một nửa trong số đó bị kết án tử hình bằng cách treo cổ.

Những phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh này được trao quyền theo Hiệp định London, được Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, và chính phủ lâm thời của Pháp ký vào tháng 8 năm 1945. Ở thời điểm đó người ta thống nhất rằng các quan chức phe Trục tiến hành các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể sẽ được xét xử bởi một tòa án chiến tranh quốc tế (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Tokyo – Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông). 19 quốc gia khác sau này cũng tham gia hiệp định này. Continue reading “20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử”

24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời

San Francisco Conference

Nguồn:The United Nations is born,” History.com (truy cập ngày 23/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc, vốn được thông qua và ký từ ngày 26 tháng 6 trước đó, bắt đầu có hiệu lực và sẵn sàng thực thi, đánh dấu sự ra đời của Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc được thành lập với vai trò như một phương tiện được các nước tin là cần thiết để đảm bảo giải quyết xung đột quốc tế và đàm phán hòa bình tốt hơn so với Hội Quốc Liên trước đây. Thế chiến II đang ngày càng leo thang đã trở thành động lực thật sự cho Hoa Kỳ, Anh, và Liên Xô bắt đầu xây dựng Tuyên bố của Liên Hợp Quốc, được ký bởi 26 quốc gia vào tháng 1 năm 1942, như một hành động chính thức chống lại các cường quốc phe Trục là Đức, Ý, và Nhật Bản. Continue reading “24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời”

08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

History_Speeches_1502_Truman_United_Nations_Charter_SF_still_624x352

Nguồn:Truman signs United Nations Charter,” History.com (truy cập ngày 07/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn và tham gia tổ chức quốc tế mới này. Mặc dù vào thời điểm đó người ta đặt nhiều hi vọng vào Liên Hợp Quốc với vai trò là trọng tài cho các tranh chấp quốc tế, tổ chức này cũng được biết đến như một bối cảnh diễn ra nhiều xung đột Chiến tranh Lạnh.

Mùng 8 tháng 8 năm 1945 là một ngày bận rộn trong lịch sử Thế chiến II. Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản, phá hủy thành phố Nagasaki (tức mùng 9 tháng 8 tính theo giờ địa phương). Sau một thỏa thuận đạt được trước đó trong chiến tranh, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Tất cả các nhà quan sát khi đó đều đồng ý rằng sự kết hợp giữa hai hành động của Mỹ và Liên Xô này sẽ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của Nhật Bản trong Thế chiến II. Continue reading “08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc”

31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo

Nguồn:Fugitive Vichy leader surrenders in Austria,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của nước Pháp thời chính phủ Vichy bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đầu hàng chính quyền Hoa Kỳ ở Áo, sau đó ông được dẫn độ trở lại Pháp để hầu tòa (vì tội phản quốc).

Vốn là một hạ nghị sĩ và sau đó là thượng nghị sĩ ủng hộ những chính sách hòa bình, Laval đã nghiêng sang phái cánh hữu trong những năm 1930 khi đang giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và hai kỳ Thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng trung thành, ông trì hoãn Hiệp ước tương trợ Pháp-Xô năm 1935 và tìm cách liên minh Pháp với nước Ý Phát xít. Continue reading “31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo”

17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam

Winston_Churchill,Harry_S._Truman,_Josef_Stalin

Nguồn:Potsdam Conference convenes,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, hội nghị của các nước chiến thắng thuộc phe Đồng Minh đã được triệu tập ở Potsdam, ngoại ô thành phố Berlin, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và lãnh tụ Xô-viết Joseph Stalin.

Các vấn đề trước mắt mà ba nước Tam Hùng cùng đội ngũ nhân viên của họ phải giải quyết là chính quyền của một nước Đức thất trận; biên giới hậu chiến của Ba Lan; sự chiếm đóng quân sự ở Áo; “vị trí” của Liên Xô ở Đông Âu; các khoản bồi thường chiến tranh; và cuộc chiến đang tiếp diễn ở Thái Bình Dương. Continue reading “17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam”

16/07/1945: Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử

FatManLarge

Nguồn:Atom bomb successfully tested,” History.com (truy cập ngày 15/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, đúng 5 giờ 29 phút 45 giây sáng theo giờ địa phương, Dự án Manhattan – dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của Anh Quốc và Canada trong Thế chiến II – kết thúc bằng một vụ nổ khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công ở Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ.

Các kế hoạch tạo ra một quả bom uranium của phe Đồng Minh bắt đầu được đưa ra từ đầu năm 1939, khi nhà vật lý lưu vong người Ý Enrico Fermi gặp gỡ các quan chức Hải quân Mỹ tại Đại học Columbia để thảo luận về việc sử dụng các vật liệu phân hạch cho mục đích quân sự. Cùng năm đó, Albert Einstein viết thư cho Tổng thống Franklin Roosevelt để ủng hộ một lý thuyết cho rằng phản ứng hạt nhân dây chuyền không kiểm soát nhiều khả năng có thể làm cơ sở cho một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “16/07/1945: Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử”

26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký

declarationun

Nguồn:U.N. Charter signed,” History.com (truy cập ngày 25/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong khán phòng của Nhà hát Herbst ở San Francisco, các đại biểu đến từ 50 quốc gia đã ký vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, thành lập nên tổ chức quốc tế với vai trò cứu “những thế hệ sau khỏi thảm họa của chiến tranh.” Hiến chương Liên Hợp Quốc được phê chuẩn ngày 24 tháng 10 cùng năm, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đầu tiên được triệu tập ở Luân Đôn vào ngày mùng 10 tháng 1 năm 1946.

Bất chấp sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc phân xử những xung đột dẫn đến Thế chiến II, đầu năm 1942, các nước Đồng Minh vẫn đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế mới để duy trì hòa bình trong thế giới thời hậu chiến. Ý tưởng thành lập Liên Hợp Quốc bắt đầu được đưa ra từ tháng 8 năm 1941 khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill ký bản Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó bao gồm một bộ nguyên tắc hợp tác quốc tế trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh. Continue reading “26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký”

08/05/1945: Ngày chiến thắng ở châu Âu

History-puff0_2169869b

Nguồn:Victory in Europe,” History.com (truy cập ngày 07/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã kỷ niệm Ngày chiến thắng ở châu Âu. Các thành phố của hai nước, cũng như các thành phố bị chiếm đóng trước đó ở châu Âu, đã giương cờ và biểu ngữ, hân hoan chào mừng sự thất bại của bộ máy chiến tranh của Đức Quốc xã.

Ngày mùng 8 tháng 5 là ngày mà quân đội Đức trên khắp châu Âu cuối cùng cũng phải đầu hàng: Ở Praha, Đức đầu hàng trước quân đội Liên Xô, sau khi Liên Xô đã mất hơn tám ngàn binh sĩ của họ ở đây, và con số của người Đức còn nhiều hơn thế nữa; ở Copenhagen và Oslo; ở Karlshorst, gần Berlin; ở miền Bắc Latvia; ở đảo Sark nằm trong Eo biển Anh (Eo biển Măng-sơ) – sự đầu hàng của người Đức được hiện thực hóa bằng một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn. Nhiều văn kiện đầu hàng khác cũng được ký tại Berlin và Đông Đức. Continue reading “08/05/1945: Ngày chiến thắng ở châu Âu”

30/04/1945: Adolf Hitler tự sát

article-0-00550F6A00000258-395_634x433

Nguồn:Adolf Hitler commits suicide,” History.com (truy cập ngày 29/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong lúc ẩn náu dưới một boong ke trong trụ sở của mình ở Berlin, Adolf Hitler đã tự tử bằng cách nuốt một viên nang xyanua và tự bắn vào đầu mình. Ít lâu sau đó, Đức đầu hàng vô điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, chấm dứt giấc mơ của Hitler về một Đế chế “1.000 năm.”

Ít nhất từ năm 1943, áp lực của quân đội Đồng Minh đè nặng lên Đức Quốc xã ngày một lớn. Tháng 2 năm đó, Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, lấn sâu vào lãnh thổ Liên Xô, đã bị tiêu diệt trong trận đánh ở Stalingrad, và hi vọng của người Đức cho một cuộc tấn công kéo dài trên cả hai mặt trận đã tiêu tan. Sau đó, tháng 6 năm 1944, quân Đồng Minh phương Tây đã đổ bộ vào Normandy, Pháp, và bắt đầu đẩy quân Đức lùi về Berlin một cách có hệ thống. Đến tháng 7 năm 1944, nhiều sĩ quan chỉ huy của quân đội Đức đã nhận ra sự thất bại không thể tránh khỏi và âm mưu lật đổ Hitler để có thể đàm phán hòa bình thuận lợi hơn. Nhưng những nỗ lực ám sát Hitler đều thất bại, và để trả thù, Hitler đã cho hành quyết hơn 4.000 đồng bào của mình. Continue reading “30/04/1945: Adolf Hitler tự sát”

25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức

ElbeDay1945_(NARA_ww2-121)

Nguồn:Americans and Russians link up, cut Germany in two,” History.com (truy cập ngày 24/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 4 năm 1945, tám quân đoàn của Liên Xô đã bao vây hoàn toàn Berlin, hội quân với Quân đoàn 1 tuần tra của quân đội Mỹ, ban đầu tại bờ Tây sông Elbe và sau đó là tại Torgau, Đức. Về cơ bản, lãnh thổ Đức lúc này đã nằm dưới tầm kiểm soát của quân Đồng Minh.

Quân Đồng Minh đã rung hồi chuông báo tử kẻ thù chung của họ bằng cách ăn mừng. Ở Moskva, tin tức về cuộc hội quân giữa quân đội hai bên Mỹ và Liên Xô được chào đón bằng loạt súng chào mừng gồm 324 khẩu; ở New York, những đám đông tổ chức hát hò và khiêu vũ ở Quảng trường Thời đại. Continue reading “25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức”

23/04/1945: Tổng thống Truman gặp Vyacheslav Molotov

????????

Nguồn:Truman confronts Molotov,” History.com (truy cập ngày 22/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 4 năm 1945, chưa đầy hai tuần sau khi nhậm chức Tổng thống sau cái chết của Franklin D. Roosevelt, Harry S. Truman đã công kích Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov. Sự kiện này cho thấy Truman đã quyết tâm áp dụng một lập trường “cứng rắn hơn” đối với Liên Xô so với người tiền nhiệm của mình.

Sau khi Roosevelt qua đời vì đột quỵ hôm 12 tháng 4 năm 1945, Harry S. Truman đã lên nắm quyền tổng thống. Truman đã bị choáng ngợp trước những trách nhiệm mà ông đột ngột phải gánh vác và vị tổng thống mới này vẫn chưa chắc chắn về phương hướng trước mắt, đặc biệt là về chính sách đối ngoại. Roosevelt đã giữ bí mật với vị phó Tổng thống của mình về hầu hết các quyết định ngoại giao, thậm chí còn không thông báo cho Truman về chương trình bí mật nhằm phát triển bom nguyên tử. Continue reading “23/04/1945: Tổng thống Truman gặp Vyacheslav Molotov”