Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.

Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.

Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường. Continue reading “Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch”

#148 – Xã hội dân sự là gì?

Nguồn: Ryan Salzman, “Civil Society”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 193 – 200.>>PDF

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Xu hướng các cá nhân tự tập hợp lại với nhau dựa trên chủng tộc, khu vực địa lý, và lợi ích đã được cả các lý thuyết gia lịch sử lẫn các nhà khoa học chính trị đương đại xem là điều tự nhiên. Việc các “nhóm” được nhìn nhận theo cách này bởi những cá nhân khi suy nghĩ hoặc nghiên cứu về chính trị là không có gì đáng ngạc nhiên. Chính trị thường đặt ra yêu cầu phải thừa nhận một cách cơ bản sự cần thiết của các nhóm đối với việc tổ chức chính trị, Continue reading “#148 – Xã hội dân sự là gì?”

#112 – Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế

Nguồn: Edward Webb, “Totalitarianism and Authoritarianism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science, A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 249 – 257.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bước sang thế kỷ 20, một vài di chứng đen tối của thời kỳ cách mạng công nghiệp và chính trị cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện: các nước hùng mạnh tiến hành những cuộc tàn sát bằng phương pháp “được công nghiệp hóa” và khủng bố trên diện rộng nhắm đến chính xã hội của mình. Những sự kiện như cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust), cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin (Stalin’s Terror), và cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã thôi thúc các nhà khoa học chính trị lý giải cách thức và nguyên nhân tại sao các nhà nước đó lại vận hành theo cách như vậy. Continue reading “#112 – Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế”

#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

barack-obama-victory

Nguồn: Joseph W. Robbins, “Presidentialism versus Parliamentalism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 177- 185.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Liệu một đất nước áp dụng chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị là khác biệt vô cùng có ý nghĩa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hệ thống tổng thống mang lại nhiều chính sách thương mại cởi mở hơn và những chi tiêu đặc thù lớn hơn (ví dụ ngân sách giao thông, trợ cấp nông nghiệp, v.v…) và phù hợp hơn với việc đại diện cho toàn bộ cử tri (Cheibub, 2006; Evans, 2004; Keech & Pak, 1995; Shugart & Carey, 1992). Ngoài ra, và có lẽ còn quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng rằng các chế độ tổng thống có nguy cơ gặp xung đột nhiều hơn và, trong một số trường hợp, dễ dẫn đến sụp đổ dân chủ (Linz, 1990a, 1994). Những công trình gần đây còn đi xa hơn Continue reading “#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị”