14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii

Nguồn: Captain Cook killed in Hawaii, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1779, thuyền trưởng James Cook, nhà thám hiểm và nhà hàng hải vĩ đại người Anh, đã bị người bản địa Hawaii giết chết trong chuyến hải trình thứ ba đến quần đảo Thái Bình Dương này.

Năm 1768, James Cook, một sĩ quan trắc địa của Hải quân Hoàng gia Anh, đã được thăng cấp lên trung úy và trở thành chỉ huy con tàu HMS Endeavour, bắt đầu một chuyến thám hiểm đưa các nhà khoa học đến Tahiti để theo dõi quỹ đạo của sao Kim. Năm 1771, ông trở lại Anh, sau khi đã tìm ra New Zealand và Úc, đồng thời đi vòng quanh thế giới. Continue reading “14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii”

13/02/1689: William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh

Nguồn: William and Mary proclaimed joint sovereigns of Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, sau Cách mạng Vinh quang, còn gọi là Cách mạng Không đổ máu, Mary, con gái của nhà vua bị lật đổ, đã cùng chồng là William xứ Orange tuyên bố trở thành Nhà vua và Nữ hoàng, cùng nhau trị vì Vương quốc Anh theo Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) của Anh năm 1689.

Năm 1677, William, hoàng tử Hà Lan, kết hôn với Mary, con gái của nhà vua tương lai James II. Sau khi James lên ngôi tại Anh năm 1685, người con rể William – vốn là người theo đạo Tin Lành – đã giữ liên hệ mật thiết với phe đối lập của vua James II, người vốn theo Công giáo. Năm 1688, khi hoàng tử James Francis Edward Stuart – người kế vị vua cha James – ra đời, bảy thành viên cấp cao của Nghị Viện liền cho mời William và Mary đến Anh. Continue reading “13/02/1689: William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh”

03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand

Nguồn: British colonists reach New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1840, dưới sự lãnh đạo của chính khách người Anh – Edward G. Wakefield, thực dân Anh lần đầu tiên đặt chân đến cảng Nicholson trên đảo Auckland, New Zealand.

Năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan, Abel Tasman, đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo ở Nam Thái Bình Dương mà sau này được gọi là New Zealand. Khi cố gắng cập bến lên đất liền, một số thành viên trong đoàn của Tasman đã bị các chiến binh Maori bản địa giết chết. Nguyên nhân là vì người Maori xem tiếng kèn trumpet ra hiệu của người châu Âu là dấu hiệu của một cuộc chiến. Continue reading “22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand”

20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh

Nguồn: Hong Kong ceded to the British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, trong giai đoạn Chiến tranh Nha phiến lần I, Trung Quốc đã nhượng đảo Hồng Kông cho Anh thông qua việc ký Hiệp ước Xuyên Tỵ (hay Xuyên Tỵ Thảo ước, Chuenpi Convention). Đây là thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Anh – Trung đầu tiên.

Năm 1839, người Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đàn áp những chống đối về việc nước này can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Anh trong cuộc chiến là chiếm lấy Hồng Kông, một hòn đảo thưa người nằm ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Năm 1841, người Trung Quốc buộc phải nhượng lại đảo này cho Anh. Sang năm 1842, Hiệp ước Nam Kinh (Treaty of Nanking) được ký kết, chính thức chấm dứt Chiến tranh Nha phiến lần I. Continue reading “20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh”

29/12/1940: Đức không kích London

Nguồn: Germans raid London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, máy bay Đức đã thả bom khắp London, khiến hai bờ sông Thames bốc cháy và giết chết gần 3.600 người dân Anh.

Người Đức đã nhắm đến thủ đô Anh Quốc từ tháng 8, nhằm trả đũa các đợt tấn công vào Berlin của quân Anh. Sang tháng 9, một “cơn bão lửa khủng khiếp” đã lan khắp các quận nghèo nhất của London khi máy bay Đức thả 337 tấn bom trên các bến cảng, khu chung cư, và những con đường đông đúc. “Cuộc tấn công chớp nhoáng vào London” (The London Blitz) đã giết chết hàng ngàn người dân. Continue reading “29/12/1940: Đức không kích London”

26/12/1943: Anh bất ngờ tấn công Đức ở Bắc Cực

Nguồn: Britain surprises German attacker in the Arctic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tàu tuần dương Đức Scharnhorst đã bị tàu chiến Anh đánh chìm ở Bắc Cực, sau khi người Anh giải mã tín hiệu của hải quân Đức, rằng Scharnhorst đang thực hiện nhiệm vụ tấn công một đoàn tàu hộ tống Anh-Mỹ trên đường đến Nga.

Kể từ mùa thu năm 1941, hải quân của Hitler đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu hộ tống vận chuyển hàng viện trợ đến Liên Xô. Các tàu buôn Mỹ, Anh, và Liên Xô đã bị tấn công ở Bắc Cực, chủ yếu là bởi tàu ngầm U-boat của Đức. Chiến dịch Cầu vồng (Operation Regenbogen) được quân Đức lập ra để tấn công hai con tàu hộ tống Anh-Mỹ, khi chúng đi qua Đảo Bear và North Cape để đến Mặt trận phía Đông. Continue reading “26/12/1943: Anh bất ngờ tấn công Đức ở Bắc Cực”

Ba hệ lụy khó lường của Brexit

Nguồn: Harold James, “Brexit’s Doom Spirals”, Project Syndicate, 08/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường tài chính đang phản ứng tiêu cực với Brexit, và chúng có quyền làm vậy. Nhưng bởi chính lĩnh vực tài chính, chứ không phải là xã hội dân sự dân chủ, là thứ đang chống lại quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, nên cuộc tranh luận về Brexit sẽ trở nên ngày càng gay gắt, và hệ quả của nó cũng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Những tác động kinh tế ban đầu từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu là không đáng kể, và thậm chí còn có đôi chút tích cực, vì các số liệu tăng trưởng hậu trưng cầu dân ý của nước Anh hiện đang được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Nhưng đồng bảng Anh lại đang rớt giá, chi phí trả nợ của chính phủ Anh gia tăng, và tiến trình thực sự rút khỏi EU có thể cực kỳ khốc liệt. Continue reading “Ba hệ lụy khó lường của Brexit”

Tại sao cộng đồng người Hoa ở Anh ít ảnh hưởng?

Nguồn:Why Britain’s Chinese community has long punched below its weight“, The Economist, 28/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hoa ở Anh được biết đến như là một cộng đồng thiểu số lặng lẽ. Nhìn chung, họ thường tránh thu hút sự chú ý, làm việc chăm chỉ và tránh xa chính trị. Họ cũng được biết đến như là cộng đồng thiểu số mẫu mực. Trẻ em người Hoa luôn có thành tích tốt trong các trường học tại Anh (cũng như tại các quốc gia khác). Việc không có các xung đột tôn giáo hay văn hóa lớn cũng có nghĩa là có ít các vụ bùng phát.

Tuy nhiên, mặc dù có khoảng hai chục thành viên người gốc Nam Á trong Quốc hội Anh, và có khoảng một nửa con số đó là nghị sĩ gốc Phi, mãi cho đến năm 2015, nghị sĩ người gốc Hoa đầu tiên, Alan Mak, mới đắc cử. Trong số 18.000 ủy viên hội đồng địa phương trên cả nước, có lẽ chỉ có khoảng mười người là người Hoa, Alex Yip, một ủy viên hội đồng ở Birmingham, cho biết. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cộng đồng người Hoa ở Anh ít ảnh hưởng?”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh

17

Nguồn: Elizabethan Age begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1558, Mary Đệ nhất, người giữ cương vị Nữ hoàng Anh và Ireland từ năm 1553, đã qua đời. Ngai vàng của bà sau đó đã được truyền lại cho cô em gái cùng cha khác mẹ mới 25 tuổi – Elizabeth Đệ nhất.

Cả hai vị nữ hoàng, vốn đều là con gái của vua Henry Đệ bát, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm trị vì của người chị. Mary, người đã được nuôi dạy như một người Công giáo, đã ban hành các điều luật ủng hộ Công giáo và nỗ lực để khôi phục uy quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng ở Anh. Điều này dẫn đến một cuộc nổi loạn của những người theo đạo Tin lành. Khi ấy, Mary đã quyết định bắt giam Elizabeth, một tín đồ Tin Lành. Sở dĩ bà giữ em gái ở Tháp London là vì nghi ngờ em mình là đồng phạm. Continue reading “17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh”

05/11/1605: “Âm mưu thuốc súng” nhằm ám sát vua James I

05

Nguồn: King James learns of gunpowder plot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1605, ngay từ sáng sớm, Vua James I của Anh đã được thông báo rằng một âm mưu cho nổ tung tòa nhà Nghị viện đã thất bại, chỉ vài giờ trước khi ông cùng chính phủ bắt đầu phiên họp Nghị viện đã được lên lịch trước đó.

Khoảng nửa đêm ngày 04, rạng sáng 05/11, Sir Thomas Knyvet, một thẩm phán, phát hiện Guy Fawkes ẩn nấp trong tầng hầm tòa nhà Nghị Viện nên đã ra lệnh rà soát. Khoảng 20 thùng thuốc súng đã được tìm thấy và Fawkes bị bắt giam. Trong một buổi tra tấn, Fawkes khai rằng anh ta đã tham gia vào âm mưu của phe Công giáo nhằm tiêu diệt chính phủ theo đạo Tin lành và thay thế nó bằng một chính quyền Công giáo. Continue reading “05/11/1605: “Âm mưu thuốc súng” nhằm ám sát vua James I”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu

29-10-1956-israel-invades-egypt-suez-crisis-begins

Nguồn: Israel invades Egypt; Suez Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, lực lượng vũ trang Israel đã tiến vào Ai Cập và hướng tới kênh đào Suez, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng. Không lâu sau đó, quân Pháp và Anh cũng nhập cuộc, gây nên “Chiến tranh Lạnh” nghiêm trọng ở Trung Đông.

Chất xúc tác giúp hình thành liên minh Israel-Anh-Pháp chính là quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của Tổng thống Ai Cập – Gamal Abdel Nasser – vào tháng 7/1956. Căng thẳng đã kéo dài suốt một thời gian. Hai năm trước, quân đội Ai Cập đã bắt đầu gây sức ép buộc người Anh chấm dứt sự hiện diện quân sự ở kênh đào Suez (dù Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936 lại cho phép điều đó). Lực lượng của Nasser cũng tham gia vào các trận đánh lẻ tẻ với binh sĩ Israel dọc biên giới hai nước. Còn bản thân nhà lãnh đạo Ai Cập thì chẳng hề che giấu ác cảm của mình đối với quốc gia Do Thái. Continue reading “29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu”

Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq

iraqw

Nguồn: Robert Harvey, “The World the Iraq war made”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh mảnh đất của vùng Lưỡng Hà, Iraq và Syria, bây giờ là vùng đất hoang tàn của đau thương và đổ nát, báo cáo điều tra về Iraq, thường được gọi là Bản báo cáo Chilcot (theo tên của Chủ tịch Uỷ ban điều tra, Sir John Chilcot), có mục đích giúp giải thích việc chúng ta đã gặp phải kết cục này như thế nào. Do hiện bản báo cáo đã chi tiết hoá mức độ sai phạm của chính phủ Anh trong cuộc tấn công vào Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003, những người có dính líu đến những phát hiện trong báo cáo đang sử dụng hai lập luận để bác bỏ nó.

Lập luận đầu tiên, được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, là thế giới sẽ tồi tệ hơn hiện nay nếu Tổng thống Iraq Saddam Husein vẫn còn đang nắm quyền. Lập luận thứ hai là cuộc tấn công vào Iraq có thể thành công, nhưng vì thiếu vắng một kế hoạch hậu chiến, nên những hỗn loạn đã xảy ra sau đó. Continue reading “Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq”

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

ukmuslimhistory

Nguồn: Jerry Brotton, “England’s Forgotten Muslim History,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

Một trong những phương diện bất ngờ nhất của nước Anh thời Elizabeth là chính sách ngoại giao và thương mại của nó được dẫn dắt bởi một liên minh sâu sắc với thế giới Hồi giáo, một sự thật dễ dàng bị ém đi bởi những người đang thúc đẩy luận điệu dân túy về chủ quyền quốc gia ngày nay. Continue reading “Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh”

Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh

brexiteers

Nguồn: Robert Harvey, “Theresa May and the Three Brexiteers”, Project Syndicate, 25/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Brexit có nghĩa là Brexit,” Thủ tướng mới của nước Anh, bà Theresa May, đã tuyên bố như vậy. Vậy hẳn là: những mong ước của cử tri, thể hiện bởi sự chênh lệnh trong cuộc bỏ phiếu dù có nhỏ như thế nào đi nữa, cũng phải được tôn trọng, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý không có chỗ trong bản hiến pháp bất văn bản của nước Anh mà lại, rất sáng suốt, được dựa trên nền dân chủ nghị viện mang tính đại diện.

Nguyên Thủ tướng David Cameron, người kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý này nhằm ngăn chặn một cuộc nổi loạn trong Đảng Bảo thủ của ông, đã tính toán sai đến mức chính phủ của ông không lên kế hoạch cho trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu. Hai tháng sau, sương mù tan dần và một lối thoát cho mê cung Brexit có thể được nhìn thấy. Continue reading “Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh”

Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?

69-how-britains-post-referendum-economy-is-faring

Nguồn:How Britain’s post-referendum economy is faring“, The Economist, 20/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 6 vừa qua, nền kinh tế của Anh vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Chỉ số FTSE 250, chỉ số chứng khoán chủ đạo của quốc gia này, đang ở mức cao hơn trước cuộc trưng cầu. Đồng bảng Anh, sau một vài ngày rớt giá ngay sau cuộc bỏ phiếu, đã ổn định. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rất ít người ủng hộ Brexit cảm thấy hối tiếc về lá phiếu của mình: thật vậy, nhiều người trong số họ bây giờ lập luận rằng các dự báo trước cuộc trưng cầu về tình hình kinh tế ảm đạm đã bị thổi phồng, và một số thậm chí còn phát hiện sự khởi đầu của một “sự bùng nổ kinh tế hậu Brexit”. Vậy thực tế là gì? Continue reading “Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?”

Tại sao Anh đang trì hoãn tiến trình Brexit?

60-The case for delaying Brexit

Nguồn:The case for delaying Brexit“, The Economist, 21/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Brexit nghĩa là Brexit”. Nhưng bà cũng đã nói rằng bà sẽ không khởi động tiến trình theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu (EU), cách hợp pháp duy nhất để rời khỏi EU, trong năm nay. Và một số bộ trưởng hiện nay đang đề xuất nên trì hoãn việc chính thức viện dẫn Điều 50 cho đến giữa năm 2017 (sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp) hoặc thậm chí muộn hơn nữa. Tuy nhiên, người Anh đã bỏ phiếu với một khoảng cách rõ rệt vào ngày 23/6 để rời khỏi EU. Vậy, lập luận cho việc trì hoãn này là gì? Continue reading “Tại sao Anh đang trì hoãn tiến trình Brexit?”