24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ

Nguồn: Winston Churchill knighted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo đã đưa Vương quốc Anh và quân Đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng của Thế chiến II, đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ.

Sinh ra tại Cung điện Blenheim vào năm 1874, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Số 4 của Anh sau cái chết của cha mình vào năm 1895. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ông đã có một sự nghiệp quân sự lừng lẫy, phục vụ ở Ấn Độ, Sudan và Nam Phi, và đã có nhiều màn thể hiện nổi bật trên chiến trường. Năm 1899, ông rời khỏi quân đội để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, đến năm 1900 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ đại diện khu Oldham. Năm 1904, ông gia nhập Đảng Tự do, đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân vào năm 1911. Trong vị trí này, ông đã chuẩn bị Hải quân Anh sẵn sàng cho cuộc chiến mà ông đã lường trước. Continue reading “24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ”

06/04/1895: Nhà văn Oscar Wilde bị bắt ở Anh

Nguồn: Writer Oscar Wilde arrested in England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà văn Oscar Wilde đã chính thức bị bắt sau khi thua trong vụ kiện bôi nhọ danh dự với Nữ Hầu tước Queensberry.

Wilde đã có quan hệ tình cảm với con trai của nữ hầu tước từ năm 1891, nhưng khi bà phẫn nộ tố cáo ông là một người đồng tính luyến ái Wilde đã kiện người này tội phỉ báng. Tuy nhiên, ông đã thua kiện vì bằng chứng đã củng cố những quan sát của nữ hầu tước. Đồng tính luyến ái bị coi là tội phạm ở Anh vào thời bấy giờ, nên Wilde đã bị bắt giữ, kết tội và tuyên án hai năm lao động khổ sai. Continue reading “06/04/1895: Nhà văn Oscar Wilde bị bắt ở Anh”

03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh

Nguồn: Congress authorizes privateers to attack British vessels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, vì không có đủ kinh phí để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, Quốc hội Lục địa đã quyết định cho phép tư nhân được tấn công bất kỳ tàu Anh nào mà họ gặp phải.

Trong một dự luật được ký bởi chủ tịch John Hancock, Quốc hội Lục địa đã ban hành “Hướng dẫn cho Chỉ huy các Tàu Tư nhân hoặc Tàu Chiến có Giấy phép Chặn bắt được chiếm giữ các tàu và hàng hóa của Anh”. Giấy phép Chặn bắt (Letters of Marque and Reprisal) là văn bản chính thức mà các chính phủ thế kỷ 18 dùng để ủy quyền cho các tàu thương mại tư nhân (privateers), thay mặt họ tấn công các tàu mang cờ của nước thù địch. Bất kỳ hàng hóa nào mà tàu tư nhân đó chiếm được sẽ được đem chia cho chủ tàu và chính phủ ban hành Giấy phép Chặn bắt. Continue reading “03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh”

28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I

Nguồn: First American citizen killed during WWI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, công dân Mỹ đầu tiên đã thiệt mạng trong Thế chiến I, cuộc xung đột khi đó đã kéo dài 8 tháng ở châu Âu.

Leon Thrasher, một kỹ sư khai thác mỏ 31 tuổi quê ở Massachusetts, đã chết đuối khi một tàu ngầm Đức, U-28, phóng ngư lôi vào con tàu chở khách Falaba, đang trên đường từ Liverpool đến Tây Phi, ngoài khơi bờ biển nước Anh. Trong số 242 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Falaba, đã có 104 người chết đuối. Thrasher, nhân viên làm việc tại Gold Coast ở Tây Phi thuộc Anh, đang trên đường từ Anh trở về Tây Phi với tư cách là một hành khách trên tàu. Continue reading “28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I”

21/03/1778: Thảm sát Cầu Hancock

Nguồn: Massacre at Hancock’s Bridge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, chỉ ba ngày sau khi tấn công dân quân thuộc địa New Jersey tại Cầu Quinton, cách Salem, New Jersey ba dặm, lực lượng Trung Quân (Loyalists, trung thành với Anh) và lính đánh thuê người Đức lại tiếp tục tấn công dân quân thuộc địa tại Cầu Hancock, cách Salem năm dặm.

Trong một diễn biến tương tự như một cuộc nội chiến ở New Jersey, Đại tá Charles Mawhood đã chỉ huy cuộc tấn công vào Cầu Quinton, sau đó đe dọa thiêu rụi thị trấn Salem, đồng thời khiến phụ nữ và trẻ em tại đây phải hứng chịu nỗi kinh hoàng từ lực lượng Trung Quân nếu lực lượng dân quân của phe Ái Quốc (Patriots) không chịu đầu hàng. Continue reading “21/03/1778: Thảm sát Cầu Hancock”

20/03/1778: Vua Louis XVI tiếp các đại sứ Mỹ

Nguồn: King Louis XVI receives U.S. representatives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Benjamin Franklin, Silas Deane và Arthur Lee đã tới diện kiến trước vua Vua Louis XVI của Pháp với tư cách là các đại diện chính thức của nước Mỹ. Dù bản thân Louis XVI vẫn hoài nghi về nền cộng hòa non trẻ, nhưng thái độ ghét bỏ đối với người Anh cuối cùng đã khiến ông gạt đi quan ngại của mình và Pháp chính thức công nhận nền độc lập của Mỹ vào tháng 02/1778.

Một vài điều trớ trêu nhất của Cách mạng Mỹ nằm trong chính mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp. Năm 1774, khi Quốc hội Pháp quyết định trao quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị về tư pháp cho những người Công giáo nói tiếng Pháp ở Quebec, cư dân các thuộc địa Bắc Mỹ đã ‘kinh hoàng’ trước việc những người Công giáo Pháp được trao quyền trên biên giới của họ. Continue reading “20/03/1778: Vua Louis XVI tiếp các đại sứ Mỹ”

02/03/1776: Quân đội lục địa bao vây thành phố Boston

Nguồn: The Siege of Boston, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trước khi Quân đội Lục địa chiếm Dorchester Heights, Massachusetts, Tướng George Washington đã ra lệnh cho lực lượng pháo binh Mỹ bắt đầu bắn phá Boston từ vị trí của họ tại Lechmere Point, phía tây bắc trung tâm thành phố.

Sau hai ngày bắn phá liên tục, Chuẩn tướng Mỹ John Thomas đã điều 2.000 quân, cùng đại bác và pháo binh, đến phía nam Boston tại Dorchester Heights. 56 khẩu pháo tham gia vào đợt tấn công này là đều do Trung tá Benedict Arnold và Ethan Allen cùng đội quân Green Mountain Boys chiếm được ở Ticonderoga, New York, sau đó đã được Đại tá Pháo binh Henry Knox chuyển đến Boston vào mùa đông trước. Continue reading “02/03/1776: Quân đội lục địa bao vây thành phố Boston”

21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho

Nguồn: Allied troops capture Jericho, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, lực lượng Đồng minh Hiệp ước gồm lục quân Anh và kỵ binh Úc đã chiếm được thành phố Jericho ở Palestine sau trận chiến kéo dài ba ngày với quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Được chỉ huy bởi Tướng Anh Edmund Allenby, quân Hiệp ước bắt đầu cuộc tấn công vào thứ Ba, ngày 19/02, ở ngoại ô Jerusalem. Mặc dù chiến đấu với điều kiện thời tiết bất lợi và phải đối đầu với kẻ thù là người Thổ đầy quyết tâm, họ vẫn có thể di chuyển gần 20 dặm về phía Jericho chỉ trong vòng ba ngày. Continue reading “21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho”

31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat

Nguồn: Germans unleash U-boats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 31/01/1917, Đức tuyên bố sẽ nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ở Đại Tây Dương, theo đó các tàu ngầm trang bị ngư lôi của Đức sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào, kể cả tàu chở khách dân sự, xuất hiện trong vùng biển có chiến sự.

Khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết Mỹ sẽ có thái độ trung lập, một quan điểm mà đại đa số người dân nước này ủng hộ. Tuy nhiên, Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng sớm nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi người Đức tìm mọi cách phong tỏa Quần đảo Anh. Một số tàu của Mỹ trên đường đến Anh đã bị hư hại hoặc bị đánh chìm bởi mìn của Đức, và vào tháng 02/1915, Đức tuyên bố phát động chiến tranh không hạn chế nhắm vào tất cả các tàu, bất kể có trung lập hay không, đi vào vùng chiến sự xung quanh Anh. Continue reading “31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat”

30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland

Nguồn: “Bloody Sunday” in Northern Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tại Londonderry, Bắc Ireland, 13 người biểu tình không vũ trang đã bị lính dù của Quân đội Anh bắn chết trong một sự kiện được gọi là “Chủ nhật Đẫm máu” (Bloody Sunday). Những người biểu tình, tất cả đều là người Công giáo miền Bắc, đã tuần hành để phản đối chính sách của Anh về việc giam giữ những người Ireland bị tình nghi ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Giới chức Anh đã ra lệnh cấm biểu tình và gửi quân đến trấn áp những người vẫn tiếp tục tham dự biểu tình. Binh sĩ đã xả súng bừa bãi vào đám đông, khiến 13 người chết và 17 người bị thương.

“Chủ nhật Đẫm máu” đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Bắc Ireland và gây ra làn sóng biểu tình trên khắp Ireland. Tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ireland, các công dân Ireland phẫn nộ đã đốt Đại sứ quán Anh vào ngày 02/02. Continue reading “30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland”

24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh

Nguồn: Boy Scouts movement begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, phong trào Hướng đạo sinh đã bắt đầu ở Anh với việc Robert Baden-Powell cho xuất bản phần đầu tiên của cuốn Hướng đạo cho nam (Scouting for Boys). Cái tên Baden-Powell vốn rất nổi tiếng với nhiều nam sinh Anh Quốc, và hàng nghìn cậu bé đã háo hức mua cuốn sổ tay này. Cuối tháng 4, tất cả các phần của Hướng đạo cho nam đã được xuất bản xong, và rất nhiều nhóm hướng đạo sinh nam đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp nước Anh.

Năm 1900, Baden-Powell trở thành anh hùng dân tộc ở Anh sau khi bảo vệ Mafeking suốt 217 ngày trong Chiến tranh Nam Phi. Ngay sau đó, Trợ giúp trinh sát (Aids to Scouting), cuốn cẩm nang quân sự mà ông đã viết cho binh lính Anh vào năm 1899, đã thu hút nhiều độc giả nhỏ tuổi. Các bé trai rất thích thú trước những bài học về theo dõi và quan sát, và đã dùng cuốn sách để tổ chức những trò chơi phức tạp. Biết được điều này, Baden-Powell quyết định viết thêm một cẩm nang về lĩnh vực phi quân sự cho thanh thiếu niên, trong đó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức và việc thiện. Continue reading “24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh”

19/01/1764: John Wilkes bị khai trừ khỏi Nghị viện Anh

Nguồn: John Wilkes expelled from British Parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1764, Nghị viện Anh chính thức khai trừ John Wilkes vì những bài viết được cho là nhằm bôi nhọ, kêu gọi lật đổ và có tính khiêu dâm của ông. Trong 12 năm tiếp theo, tên của Wilkes đã trở thành từ đồng nghĩa với sự áp bức của Nghị viện cả ở Anh Quốc và các thuộc địa Bắc Mỹ.

Wilkes đã bị đuổi khi dám nghi ngờ tính chính trực của Vua George III và cố vấn thân cận nhất, John Stuart người Scotland, trong ấn bản thứ 45 của tờ báo của ông, Người miền Bắc (The North Briton), vào năm 1763. Khi chính phủ đáp trả bằng cách ra lệnh khám xét văn phòng tòa soạn và bắt giữ các nhân viên, một thẩm phán đã tuyên bố lệnh khám xét này là bất hợp pháp và theo đó bác bỏ mọi cáo buộc. Continue reading “19/01/1764: John Wilkes bị khai trừ khỏi Nghị viện Anh”

09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’

Nguồn: Thomas Paine publishes “Common Sense”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào này năm 1776, nhà văn Thomas Paine đã cho xuất bản cuốn sách nhỏ “Common Sense” (Lẽ Thường), trong đó đưa ra những lập luận ủng hộ nền độc lập của Mỹ. Dù ngày nay ít còn được sử dụng, các cuốn sách nhỏ này là một phương tiện tuyên truyền ý tưởng quan trọng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

Ban đầu được xuất bản dưới dạng ẩn danh, “Common Sense” kêu gọi các thuộc địa của Mỹ đứng lên giành độc lập khỏi Anh Quốc và được coi là một trong những cuốn sách tuyên truyền có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thành công trong việc hợp nhất dân thường và giới lãnh đạo chính trị cùng ủng hộ ý tưởng độc lập, “Common Sense” đóng một vai trò đáng kể trong việc biến chiến tranh thuộc địa trở thành Cách mạng Mỹ. Continue reading “09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’”

02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory

Nguồn: Congress publishes the Tory Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã công bố nghị quyết “Đạo luật Tory,” trong đó hướng dẫn các thuộc địa cách giải quyết những người Mỹ vẫn trung thành với Anh Quốc và Vua George.

Đạo luật kêu gọi các ủy ban thuộc địa giáo dục lại những người “trung thực và có ý tốt, nhưng thiếu hiểu biết” bằng cách khai sáng cho họ về “nguồn gốc, bản chất và mức độ của cuộc tranh cãi hiện nay.” Quốc hội vẫn “hoàn toàn tin tưởng rằng các quyền tự do và đặc quyền cổ xưa của chúng ta càng được kiểm tra kỹ càng, thì sự phản đối hiện nay của chúng ta đối với chính quyền chuyên chế sẽ càng trở nên chính đáng và cần thiết.” Continue reading “02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory”

Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh. Continue reading “Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU”

28/11/1919: Nancy Astor trở thành nữ hạ nghị sĩ đầu tiên của Anh

Nguồn: Lady Astor becomes MP, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Nancy Astor – sinh tại Mỹ, trở thành người phụ nữ đầu tiên chính thức là thành viên Hạ viện Anh. Bà được bầu vào Nghị viện với đa số đáng kể. Phu nhân Astor đã ngồi vào chiếc ghế đảng Bảo thủ của chồng mình, Tử tước Waldorf Astor, người khi ấy vừa nhận được một ghế thừa kế tại Thượng viện.

Sinh năm 1879 tại Danville, Virginia, phu nhân Astor là con gái của một cựu sĩ quan Hợp bang miền Nam, người đã vươn lên trở thành một nhà đấu giá thuốc lá giàu có. Ban đầu, bà kết hôn với Robert Gould Shaw II, người gốc Boston, vào năm 1897, và họ có với nhau một con trai trước khi ly hôn vào năm 1903. Ngay sau đó, Nancy đến thăm Anh, nơi bà gặp và yêu Waldorf Astor, chắt của nhà kinh doanh lông thú người Mỹ, John Jacob Astor. Năm 1906, họ kết hôn. Continue reading “28/11/1919: Nancy Astor trở thành nữ hạ nghị sĩ đầu tiên của Anh”

21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean

Nguồn: Britannic, sister ship to the Titanic, sinks in Aegean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Britannic, con tàu cùng hãng với Titanic, đã chìm ở Biển Aegean. Đã có 30 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác được giải cứu.

Sau thảm họa Titanic vào ngày 14/04/1912, hãng White Star Line đã thực hiện một số sửa đổi trong quá trình đóng con tàu tiếp theo trong kế hoạch của mình. Thứ nhất, tên của con tàu đã được đổi từ Gigantic thành Britannic (có lẽ vì tên gọi này có vẻ khiêm tốn hơn), và thiết kế của thân tàu đã được điều chỉnh để ít bị ảnh hưởng bởi các tảng băng trôi hơn. Ngoài ra, người ta bắt buộc phải có đủ thuyền cứu sinh trên tàu để chứa tất cả hành khách, điều đã không xảy ra với trường hợp Titanic. Continue reading “21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean”

31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn: King George III speaks for first time since American independence declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong bài phát biểu đầu tiên trước Nghị viện Anh kể từ khi các nhà lãnh đạo Cách mạng Mỹ cùng nhau ký Tuyên ngôn Độc lập trong mùa hè năm đó, Vua George III thừa nhận rằng tình hình đã không suôn sẻ cho nước Anh trong cuộc chiến với thuộc địa của mình.

Trong bài phát biểu của mình, nhà vua nói về việc ký Tuyên ngôn Độc lập của các nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ, rằng “chính bởi thói liều lĩnh của các nhà lãnh đạo này, những người luôn ham muốn sự thống trị và quyền lực, đã khiến họ công khai từ bỏ tất cả lòng trung thành với hoàng gia, cũng như tất cả các mối liên hệ chính trị với chính quốc.” Continue reading “31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập”

17/10/1777: Mỹ thắng Trận Saratoga

Nguồn: Americans win more than a battle at Saratoga, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1777, vị tướng kiêm nhà viết kịch người Anh John Burgoyne đã đầu hàng cùng 5.000 lính Anh và lính gốc Đức trước tướng Mỹ Horatio Gates tại Saratoga, New York.

Mùa hè năm 1777, Burgoyne dẫn đầu một đội quân gồm 8.000 người đi về phía nam, băng qua New York, trong nỗ lực kết hợp với quân của Tướng Anh William Howe dọc theo sông Hudson. Sau khi chiếm thành công vài pháo đài, lực lượng của Burgoyne đóng trại gần Saratoga – khi mà một lực lượng lớn của phe Ái Quốc dưới quyền Gates đã tập trung cách đó chỉ bốn dặm. Continue reading “17/10/1777: Mỹ thắng Trận Saratoga”

13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên

Nguồn: Continental Congress authorizes first naval force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc Hội Lục địa đã cho phép xây dựng và quản lý lực lượng hải quân đầu tiên của Mỹ – tiền thân của Hải quân Mỹ hiện nay.

Dù xung đột công khai với người Anh bùng nổ từ hồi tháng 4, người Mỹ vẫn không thực sự cân nhắc đến việc phòng thủ bằng đường biển, mãi cho đến khi Quốc Hội được tin rằng một hạm đội hải quân Anh đang trên đường đến thuộc địa. Tháng 11, Hải quân Lục địa được chính thức thành lập, và vào ngày 22/12, Esek Hopkins được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh đầu tiên của đơn vị mới. Continue reading “13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên”