Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia

338DF03A-1E2B-415D-9DC5-DCBABAE76117_w640_r1_s

Nguồn: Madeleine Willis, “Truth and deception in Cambodian courtroom,” East Asia Forum, 14/2/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mâu thuẫn bên trong và xung quanh phòng xử án không phải là điều gì mới. Nhưng những sự việc hiện thời tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) cho thấy bên biện hộ sẽ còn phải thất vọng nhiều tại tòa án hỗn hợp[1] này. Với nhiều người, điểm khó khăn nhất chính là việc vừa phải cân bằng những thực tế về thể chế và chính trị nguy hiểm, vừa phải đảm bảo tòa án vẫn mang lại một số lợi ích cho xã hội Campuchia. Theo quan điểm của bên biện hộ, cách tiếp cận này đã dẫn đến tình trạng ngầm chấp nhận những sai phạm trong quá trình xét xử.

Vì vậy mà trong khi bản án hồi tháng 8/2014 đối với hai thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác chống lại loài người được công nhận rộng rãi là một thành công tới trễ của ECCC, thì ghi dấu trong quá trình xét xử lại là những nỗ lực không ngừng của bên biện hộ nhằm truất quyền tham gia xét xử của các thẩm phán vì cáo buộc thiên vị pháp lý và can thiệp chính trị nhiều lần. Tháng 12/2014, bên bị đã nộp đơn kháng cáo, và những vấn đề này chắc chắn sẽ tái xuất trong Vụ số 002/02.[2]  Continue reading “Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia”

Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ

Khmer Đỏ tiếp quản Phnom Penh

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”;  Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày chính quyền Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ sụp đổ (4-1978), nhiều báo mạng Trung Quốc đăng bài viết về cuộc diệt chủng xảy ra dưới chính quyền này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài có đầu đề “Vén bức màn bí mật về cuộc đại tàn sát do Khmer Đỏ tiến hành nhân danh cách mạng” (không thấy ghi tên tác giả). Vì bài rất dài nên chúng tôi lược bỏ một số đoạn không cần thiết lắm nhưng có chú thích, các đoạn còn lại thì dịch nguyên văn để bạn đọc hiểu chính xác ý tác giả.

Ba mươi năm trước đây chính quyền Campuchia Dân chủ do Khmer Đỏ xây dựng bị lật đổ bởi 10 vạn đại quân Việt Nam và bởi bộ đội của mình quay súng chống lại. Sau đó các tài liệu liên quan tới lịch sử  đẫm máu của chính quyền này dần dần được công bố, chủ yếu thấy trong lời kể của những người dân Campuchia tị nạn, phỏng vấn của các nhà báo phương Tây, điều tra của các học giả, và các tài liệu do chính phủ Việt Nam và chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam nâng đỡ chỉnh lý và công bố. Continue reading “Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ”

Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

POL POT

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: #159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp?  Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? Continue reading “Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng””

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’

1-Khmer-Krom-Monks

Tác giả: Nguyễn Văn Huy

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.

Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết: Continue reading “Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’”

Sam Rainsy là ai?

0,,16929217_303,00

Tác giả: David Chandler | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sam Rainsy là một lãnh đạo chính trị đối lập được giáo dục tại Pháp. Đối thủ của ông không ai khác chính là Hun Sen, một nhà độc tài tự xưng vốn là Thủ tướng của Campuchia kể từ năm 1984 ngoại trừ giai đoạn chuyển tiếp 2 năm ở thập kỷ 1990. Cuốn tự truyện này được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp, nơi Rainsy đã sống lưu vong từ năm 2010 cho tới giữa năm 2013. Đó là thời điểm trước các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2013 tại Campuchia được tổ chức ngay sau khi Rainsy trở lại Phnom Penh. Trong các cuộc bầu cử đó, đảng đối lập đã bất ngờ giành được 55 ghế trong Quốc hội. Continue reading “Sam Rainsy là ai?”

Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia

Author: Ramses Amer 

Source: Asia Paper, June 2014.

Abstract:
The main purpose of this study is to analyse the impact of government policies and foreign relations on ethnic minorities. This is done through two case studies from East Asia. The cases are: 1) the ethnic Chinese in Vietnam and Sino-Vietnamese relations, and 2) the ethnic Vietnamese in Cambodia and Cambodia-Vietnam relations. Both cases display that inter-state relations can have considerable impact on the situation of ethnic minorities in neighbouring countries. The two cases also display that deteriorating inter-state relations can influence government policies toward ethnic minorities. In both cases deteriorating inter-state relations combined with government policies have caused large-scale migrations, in particular in the 1970s. The empirical evidence provided by the two cases and the lessons drawn from them are used to analyse the relationship between government policies and inter-state relations both in relation to the two cases and more broadly. The two cases display the relevance of studying the triangular relationship between host country, country of origin, and ethnic minority. In both cases the minorities can be seen as diasporas in countries bordering on their country of origin. The case of the ethnic Chinese in Vietnam displays a case when the minority comes under pressure for a period of time due to a deterioration of relations between host country and country of origin. The case of the ethnic Vietnamese in Cambodia display a similar pattern of development coupled with a domestic situation in which the ethnic Vietnamese are facing negative repercussions due to the domestic political situation. Thus, the basic difference between the two cases is that the ethnic Chinese in Vietnam have been reintegrated into Vietnamese society while the ethnic Vietnamese in Cambodia have not. Continue reading “Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia”

#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

ieng4

Nguồn: John D. Ciorciari (2013). “China and the Pol Pot Regime”, Cold War History,  Vol. 14, No. 2, pp. 215-235.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Quá khứ từng ủng hộ chế độ Pol Pot đến nay vẫn là một trong những khía cạnh nhạy cảm nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, Trung Quốc là đối tác bên ngoài chính yếu của chính phủ Campuchia Dân chủ tàn bạo. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã luôn cố hạ thấp mối quan hệ thân cận này, trong khi giới lãnh đạo Campuchia ngày nay lại mong muốn tái lập mối ràng buộc gần gũi với Bắc Kinh.[1] Continue reading “#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot”

#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Martin Gainsborough (2012). “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 2 (April), pp. 34-46.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Anh Phúc

Nếu xem xét cùng với nhau, Việt Nam, Campuchia và Lào mang lại một điều gì đó khó hiểu. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn duy trì chế độ nhà nước cộng sản độc đảng, thì Campuchia trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Nhưng cả ba nước cuối cùng đều có cùng một nền chính trị rất tương đồng với đặc trưng là sự thiếu cam kết đối với các giá trị tự do. Khi nỗ lực giải thích cho điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và “chính trị tiền bạc”, trong khi cũng chú ý đến một thực tế là sự năng động của xã hội dân sự và biểu tình tự phát đang dần trở nên phổ biến hơn. Continue reading “#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam”