08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan

Nguồn: United States accuses Soviets of using poison gas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, chính phủ Mỹ đưa ra tuyên bố công khai cáo buộc Liên Xô sử dụng khí độc và vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Lời cáo buộc này là một phần trong những lời chỉ trích liên tục của Mỹ trước hành động can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan.

Kể từ khi quyết định đưa quân vào Afghanistan năm 1979 nhằm xây dựng một chính phủ cộng sản thân Liên Xô, Liên Xô đã liên tục hứng chịu một loạt các chỉ trích và các cuộc tấn công ngoại giao từ chính phủ Mỹ. Trước tiên là chính quyền Carter, và sau đó là chính quyền Reagan, đã lên án Liên Xô vì can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Continue reading “08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản

Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.

Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện. Continue reading “03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản”

24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean

Nguồn: Reagan announces Caribbean Basin Initiative, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã tuyên bố một chương trình mới về hỗ trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia vùng Caribbean nhằm mục đích “ngăn chặn việc lật đổ các chính phủ trong khu vực” bởi các lực lượng cộng sản “tàn bạo và toàn trị.” Sáng kiến Lòng chảo Caribbean (Caribbean Basin Initiative, CBI) là một phần trong nỗ lực của chính quyền Reagan nhằm hạn chế những gì họ cho là sự trỗi dậy nguy hiểm trong hoạt động cộng sản ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Continue reading “24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean”

02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin

Nguồn: United States rejects proposal for conference with Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trước đề xuất của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mời Tổng thống Harry S. Truman đến Liên Xô để tham dự một hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã lên tiếng từ chối và mô tả ý tưởng này là một “cuộc tập trận chính trị.” Sự ngờ vực lẫn nhau này đã trở thành minh chứng cho đối đầu ngoại giao Mỹ – Xô vốn rất đặc trưng trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin”

28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ

Nguồn: Soviets shoot down U.S. jet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Bộ Ngoại giao Mỹ giận dữ cáo buộc Liên Xô đã bắn hạ một máy bay phản lực của Mỹ đi lạc vào không phận Đức. Ba sĩ quan người Mỹ trên chiếc máy bay đã thiệt mạng trong vụ việc. Phía Liên Xô đáp trả bằng những cáo buộc rằng chuyến bay là một “sự khiêu khích thô bạo” và vụ việc này là một lời nhắc nhở xấu xí về căng thẳng Đông-Tây trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Theo quân đội Mỹ, chiếc máy bay phản lực đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện qua Tây Đức và phi công đã bị mất phương hướng bởi một cơn bão dữ dội, khiến máy bay bay lệch 100 dặm khỏi đường bay chuẩn. Continue reading “28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ”

25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’

Nguồn: Khrushchev declares that Eisenhower is “striving for peace”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, trong một cuộc phỏng vấn dài với luật sư người Mỹ Marshall MacDuffie, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tỏ thái độ thân thiện đối với Mỹ và cho biết ông tin rằng Tổng thống Dwight Eisenhower thực sự chân thành với mong muốn hòa bình của mình. Cuộc phỏng vấn này là tiền đề cho lời tuyên bố của Khrushchev cùng năm đó, rằng ông muốn Mỹ và Liên Xô cùng “chung sống hòa bình”.

MacDuffie, một người quen lâu năm của nhà lãnh đạo Liên Xô và là người đề xướng mối quan hệ Mỹ – Xô gần gũi hơn, đã dành tận ba giờ thực hiện cuộc phỏng vấn. Trong khi trò chuyện, Khrushchev đã thể hiện rằng ông mong muốn “Chúng ta nên giải trừ quân bị và chúng ta nên suy nghĩ cách để tránh một cuộc chiến tranh mới.” Continue reading “25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’”

17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’

Nguồn: Eisenhower warns of the “military-industrial complex”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong diễn văn từ biệt của mình, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người dân Mỹ nên để mắt đến cái mà ông gọi là “tổ hợp công nghiệp – quân sự” (military-industrial complex) vốn phát triển trong những năm hậu Thế chiến II.

Là một người bảo thủ về mặt ngân sách, Eisenhower đã quan ngại về quy mô và chi phí ngày càng gia tăng của ngành quốc phòng Mỹ kể từ khi ông trở thành Tổng thống năm 1953. Trong bài diễn văn cuối cùng của mình, ông bày tỏ quan ngại đó bằng những từ ngữ thẳng thắn, thậm chí đã gây sốc cho một số thính giả. Continue reading “17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’”

04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản

Nguồn: The God That Failed published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, cuốn sách The God That Failed, một tuyển tập tiểu luận của sáu nhà văn và trí thức, những người hoặc tham gia hoặc có cảm tình với cộng sản trước khi từ bỏ ý thức hệ này, đã được Harpers cho xuất bản.

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao chủ nghĩa cộng sản ban đầu lại rất có sức hút, nhưng sau lại gây thất vọng, cho rất nhiều người ủng hộ ở Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là trong những năm 1920 và 1930. Các bài tiểu luận cũng cho thấy nhiều cá nhân với lương tâm và ý định tốt đẹp đã hy vọng hết mực rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại trật tự, công lý và hòa bình cho một thế giới mà họ lo là đang nằm trên bờ vực thảm họa. Continue reading “04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản”

26/12/1955: Vở ‘Porgy and Bess’ công diễn tại Leningrad

Nguồn: Porgy and Bess opens in Leningrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong một trong những lần trao đổi văn hoá được quảng bá rầm rộ nhất của Chiến tranh Lạnh, Porgy and Bess, một vở opera có một diễn viên người Mỹ gốc Phi, đã được công diễn tại Leningrad. Các buổi trình diễn cũng đã được tổ chức ở Moskva vào tháng 1 năm sau.

Vở opera này chỉ là một phần trong nỗ lực lớn của Mỹ suốt thập niên 1950 nhằm sử dụng văn hoá Mỹ như một lực lượng trong chiến dịch tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của nước này. Nỗ lực này dựa trên kết luận rằng mặc dù phần lớn thế giới chắc chắn đánh giá cao (hoặc, ít nhất, tôn trọng) sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ, điều này vẫn chưa đủ. Continue reading “26/12/1955: Vở ‘Porgy and Bess’ công diễn tại Leningrad”

12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng

Nguồn: Shultz calls on European allies to increase defense spending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong chuyến thăm chính thức đến Đan Mạch, Ngoại trưởng Mỹ, George Shultz, đa đưa ra một tuyên bố kêu gọi các đồng minh NATO của Mỹ ở Tây Âu tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng của họ. Shultz thẳng thắn thông báo với nước chủ nhà Đan Mạch rằng “điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tăng đóng góp cho NATO, đảm bảo rằng chúng ta làm mọi thứ có thể để duy trì các giá trị của mình.” Lời kêu gọi này là nhằm phản ứng trực tiếp trước Hiệp ước INF mới được ký giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng”

09/12/1950: Harry Gold vào tù vì vụ gián điệp nguyên tử

Nguồn: Harry Gold sent to prison for his role in atomic espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Harry Gold – người thú nhận đã làm trung gian giữa Klaus Fuchs –  nhà khoa học Anh đã lấy cắp thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử – và các điệp viên Liên Xô, đã bị kết án 30 năm tù vì tội ác của mình. Việc bắt giữ và thú tội của Gold đã dẫn đến việc bắt giữ David Greenglass, người sau đó đã chỉ điểm anh rể và chị gái, Julius và Ethel Rosenberg.

Vụ bắt giữ Gold là một phần trong cuộc điều tra khổng lồ của FBI nhắm vào hoạt động gián điệp của Liên Xô, cụ thể là việc ăn cắp bí mật nguyên tử. Gold, nhà hóa học 39 tuổi, đã làm quen với nhà khoa học nguyên tử Anh Klaus Fuchs trong những chuyến đi của ông này tới Mỹ trong Thế chiến II. Fuchs làm việc tại phòng thí nghiệm Los Alamos thuộc Dự án Manhattan, chương trình tối mật của Mỹ nhằm phát triển vũ khí nguyên tử. David Greenglass cũng đã làm việc tại Los Alamos. Continue reading “09/12/1950: Harry Gold vào tù vì vụ gián điệp nguyên tử”