Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’

 

Tổng hợp: Nguyễn Nhật Huy

“Đó là một sự xấu hổ thường nhật.” Ken Burns đã nói như vậy khi được hỏi về trải nghiệm sản xuất bộ phim tài liệu “Cuộc chiến Việt Nam” mà ông hợp tác cùng nữ đạo diễn Lynn Novick. Burns và Novick bắt đầu dự án với “một sự ngạo mạn” rằng họ hiểu cuộc chiến. Nhưng ngay khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, họ nhận ra họ đã gần như không biết gì.

Những năm gần đây là thời gian nở rộ cho những nghiên cứu mới về Việt Nam, một chủ đề phần nào đánh mất sự hứng thú từ phía các học giả và công chúng vào những năm 1990. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản làm tăng sự tự tin về sức mạnh và làm giảm mối quan tâm tới những cuộc chiến thất bại của Mỹ. Continue reading “Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’”

30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt

Nguồn: Humphrey announces that he would halt the bombing of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một động thái rõ ràng nhằm tách mình ra khỏi chính sách của Johnson, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hubert Humphrey tuyên bố rằng, nếu thắng cử, ông sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam nếu có “bất cứ bằng chứng nào, trực tiếp hay gián tiếp, bằng hành động hay lời nói, về sự sẵn lòng của phía cộng sản” nhằm phục hồi khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Continue reading “30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt”

10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)

Xin trân trọng giới thiệu 10 tập bộ phim lịch sử The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick. Phim có phụ đề tiếng Việt, được sản xuất và công chiếu lần đầu bởi kênh truyền hình PBS. Toàn bộ 10 tập được kênh PBS cho xem miễn phí đến ngày 15/10/2017 (Đọc hướng dẫn xem tại ĐÂY.).

Tập 1: “Déjà Vu” (1858 – 1961)

Sau một thế kỷ đô hộ của người Pháp, Việt Nam giành được độc lập nhưng bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Continue reading “10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)”

23/09/1969: Phiên tòa ‘Chicago 8’ mở tại Chicago

Nguồn: Chicago 8 trial opens in Chicago, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, phiên tòa xét xử tám nhà hoạt động chống chiến tranh với cáo buộc chịu trách nhiệm cho các cuộc biểu tình bạo lực tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân chủ vào tháng 08/1968 tổ chức tại Chicago đã diễn ra. Các bị cáo bao gồm David Dellinger của Ủy ban Huy động Quốc gia (National Mobilization Committee, NMC); Rennie Davis và Thomas Hayden của tổ chức Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (Students for a Democratic Society, SDS); Abbie Hoffman và Jerry Rubin, những người thành lập Đảng Thanh niên Quốc tế (Youth International Party, “Yippies”); Bobby Seale của đảng Báo Đen (Black Panthers); và hai nhà hoạt động ít được biết đến, Lee Weiner và John Froines. Continue reading “23/09/1969: Phiên tòa ‘Chicago 8’ mở tại Chicago”

21/09/1961: Lực lượng Đặc biệt Số 5 được thành lập

Nguồn: 5th Special Forces Group is activated at Fort Bragg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Lực Lượng Đặc biệt số 5 của Quân lực Hoa Kỳ đã được hình thành tại Fort Bragg, North Carolina. Lực Lượng Đặc biệt này được thành lập để tổ chức và đào tạo các nhóm du kích đằng sau chiến tuyến. Tổng thống John F. Kennedy, người có lòng tin mạnh mẽ về khả năng của Lực lượng Đặc biệt trong các chiến dịch chống nổi dậy, đã tới thăm Trung tâm Chiến tranh Đặc biệt (Special Warfare Center) ở Fort Bragg để duyệt lại chương trình và cho phép Lực Lượng Đặc biệt sử dụng loại mũ đã trở thành biểu tượng của họ, Mũ nồi Xanh (Green Beret.) Continue reading “21/09/1961: Lực lượng Đặc biệt Số 5 được thành lập”

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.” Continue reading “‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam”

15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese forces retake Quang Tri City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm thành cổ Quảng Trị sau bốn ngày chiến đấu dữ dội, đồng thời tuyên bố rằng hơn 8.135 lính Bắc Việt đã bị tiêu diệt trong trận đánh.

Lực lượng Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, được gọi là Chiến dịch Nguyễn Huệ hay “Chiến dịch Phục sinh” vào ngày 31/03, với ba mục tiêu chính là Quảng Trị nằm về phía nam khu vực phi quân sự, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc, chỉ cách Sài Gòn 60 dặm về phía Bắc. Continue reading “15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị”

14/09/1966: Bắt đầu Chiến dịch Attleboro tại Chiến khu C

Nguồn: Operation Attleboro is launched in War Zone C, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Lực lượng Dã chiến II (U.S. II Field Force) đã phát động Chiến dịch Attleboro bằng một cuộc tấn công được thực hiện bởi Lữ đoàn Bộ binh nhẹ 196 chống lại các lực lượng của Việt Cộng nằm gần biên giới Campuchia trong Chiến khu C (gần Tây Ninh, 50 dặm về phía tây bắc Sài Gòn, thuộc Vùng III Chiến thuật ).

Khi phe Cộng sản thể hiện ý định sẵn sàng chiến đấu, chỉ huy của phía Mỹ, Trung tướng Jonathan Seaman đã gửi quân tiếp viện từ Sư Đoàn Bộ Binh 1; Lữ Đoàn Không Quân 173; một lữ đoàn từ Sư Đoàn Bộ Binh 4 và 25 của Mỹ; và một đội quân từ một sư đoàn Nam Việt Nam. Trước khi chiến dịch kết thúc, hơn 20.000 quân Mỹ và lính Nam Việt Nam đã tham gia, biến nó trở thành chiến dịch lớn nhất vào thời điểm đó. Sau hơn sáu tuần đụng độ, lực lượng Việt Cộng hứng chịu thương vong 1.106 người và phải lui về căn cứ địa tại Campuchia. Continue reading “14/09/1966: Bắt đầu Chiến dịch Attleboro tại Chiến khu C”

01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ

Nguồn: McGovern-Hatfield amendment defeated in the Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ Dự luật McGovern-Hatfield với tỷ lệ phiếu 55-39. Được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ George McGovern từ bang South Dakota và Mark Hatfield từ bang Oregon, dự luật này đặt ra thời hạn để Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam là ngày 31/12/1971. Thượng viện cũng đã từ chối, với tỷ lệ phiếu 71-22, một đề nghị cấm Quân đội Mỹ phái thêm lính tới Việt Nam. Dù đã thất bại trong cả hai phương án này, dự luật đã cho thấy cách thức tiến hành chiến tranh của Tổng thống Nixon đang gặp phải sự không hài lòng ngày càng gia tăng. Continue reading “01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ”

Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!

Nguồn: Bob Orkand, “‘I Ain’t Got No Quarrel With Them Vietcong’”, The New York Times, 27/06/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 22/06/1967, tôi cầm lên một tờ Pacific Stars and Stripes – tờ báo chính thức của quân đội – ở Sài Gòn và tìm thấy trên trang nhất câu chuyện về Muhammad Ali, người mà một thẩm phán vừa mới kết án năm năm tù. Lúc đó, Muhammad Ali là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất trên thế giới, thậm chí ngay cả sau khi ông bị tước danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới vài tháng trước đó. Và tội ác của ông là gì? Từ chối quân dịch.

Việc buộc tội và kết án – ông đồng thời bị phạt 10.000 đô la – đã diễn ra hai ngày trước đó, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thông tin đó đến được Việt Nam. Đó thực sự không phải là một cú sốc: ông đầu tiên đã từ chối thủ tục nhập ngũ tại Trạm Tiếp nhận và Kiểm tra Tân binh Lực lượng vũ trang ở Houston vào mùa xuân năm đó, và từ chối được đưa vào Quân đội, nói rằng ông là một người phản đối có lương tâm – “Tôi không có thù ghét gì với Việt cộng cả”, ông nói với các phóng viên. Continue reading “Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ

Nguồn: South Vietnamese boats raid islands in the Tonkin Gulf, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, khoảng nửa đêm, sáu chiếc “Swift”, loại tàu ngư lôi đặc biệt mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng cho các cuộc tấn công bí mật, đã tấn công các đảo Hòn Mê và Hòn Ngư ở Vịnh Bắc Bộ. Dù không thể đưa biệt đội lính nào đổ bộ được lên đảo, nhưng các chiếc tàu này đã tấn công vào căn cứ ở đó. Tín hiện radar và radio được chỉ huy bởi một tàu khu trục của Mỹ, chiếc USS Maddox, nằm cách đó khoảng 120 dặm.

Các cuộc tấn công của Việt Nam Cộng hòa là một phần trong chiến dịch bí mật được gọi là Chiến dịch Oplan 34A, liên quan đến các hoạt động của quân đội miền Nam theo lệnh của Mỹ, nhằm chống lại các căn cứ hải quân và hải đảo của miền Bắc. Mặc dù lực lượng của Mỹ không trực tiếp tham gia vào các cuộc tấn công, các tàu Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiến hành giám sát điện tử và theo dõi các phản ứng phòng thủ của Bắc Việt, theo một chiến dịch khác là Chiến dịch De Soto. Continue reading “30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ”

29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam

Nguồn: 101st Airborne Division arrives in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, 4.000 lính dù đầu tiên của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đã đến Việt Nam, hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh. Ngay sau khi đến, họ đã thực hiện một cuộc diễu binh dưới sự chứng kiến của Tướng William Westmoreland và Đại sứ (cựu Tướng) Maxwell Taylor. Taylor và Westmoreland là hai cựu chỉ huy của sư đoàn này, vốn có biệt danh là “Tiếng thét Đại bàng” (Screaming Eagles).

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 có một lịch sử lâu dài, bao gồm các cuộc chiến nhảy dù trong đợt chiếm Normandy vào ngày 06/06/1944, và ngay sau đó là chiến dịch Không quân Market-Garden diễn ra ở Hà Lan. Sau này, họ nổi danh vì đã bảo vệ thành công Bastogne trong Trận Ardennes (Battle of the Bulge) Continue reading “29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam

Nguồn: Johnson considers the options, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trở về từ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bắt đầu hàng loạt các cuộc họp bàn kéo dài suốt một tuần với các cố vấn dân sự và quân sự của ông về vấn đề Việt Nam. Ông cũng đã gặp các thường dân mà ông tin tưởng trong thời kỳ này. Johnson có vẻ đang cân nhắc tất cả các lựa chọn với một tâm trí cởi mở, nhưng rõ ràng là ông đang hướng tới việc cung cấp thêm quân lực để củng cố chính phủ miền Nam đang chao đảo. Continue reading “21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam”