25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with the “Wise Men”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford cho biết rằng Chiến tranh Việt Nam là một “thất bại đích thực”, Tổng thống Johnson, vốn vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch hành động của mình, đã quyết định triệu tập một hội đồng bao gồm gồm chín cố vấn tổng thống đã nghỉ hưu. Nhóm này được biết đến với tên gọi Các Nhà Lão Thành (“Wise Men”), trong đó có các vị tướng đáng kính như Omar Bradley và Matthew Ridgway, những nhân vật nổi tiếng của Bộ Ngoại giao như Dean Acheson và George Ball, và McGeorge Bundy, cố vấn An ninh Quốc gia cho cả chính quyền Kennedy và Johnson. Continue reading “25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp”

21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson

Nguồn: North Vietnam rejects Johnson overture, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, các cơ quan báo chí Bắc Việt đưa tin rằng một sự trao đổi thư tín đã diễn ra vào tháng 02 giữa Tổng thống Lyndon B. Johnson và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài báo nói rằng Hồ Chí Minh đã từ chối một đề xuất của Johnson về việc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Bắc Việt nhằm chấm dứt chiến tranh. Phía Bắc Việt yêu cầu Mỹ dừng “hoạt động tấn công ném bom của họ và tất cả các hành động chiến tranh khác chống lại Bắc Việt một cách dứt khoát và vô điều kiện.” Continue reading “21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson”

20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Retired Marine Commandant comments on conduct of war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, Cựu Tư lệnh Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, Tướng David Shoup, ước tính rằng sẽ cần tới 800.000 lính chỉ để bảo vệ các trung tâm dân cư tại Nam Việt Nam. Ông tuyên bố thêm rằng Hoa Kỳ chỉ có thể đạt được chiến thắng quân sự bằng cách xâm lược miền Bắc, nhưng cho rằng một chiến dịch như vậy sẽ không đáng với cái giá phải trả. Continue reading “20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”

05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam

Nguồn: “Blackhorse” departs South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, các thành viên Trung đoàn Thiết giáp 11 của Mỹ, trừ Tiểu đoàn 2, đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Trung đoàn Hắc Mã (Blackhorse Regiment – đặt theo biểu tượng ngựa đen trên vai áo của những người lính thuộc trung đoàn này) đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 09/1966 với ba phân đội, mỗi phân đội có ba toán lính thiết giáp, một xe tăng và một khẩu pháo nòng ngắn (howitzer). Điều này khiến họ trở thành một lực lượng tác chiến đáng gờm. Sau này, tại Việt Nam, trung đoàn có tổng cộng 51 xe tăng, 296 xe bọc thép, 18 khẩu howitzer 155-ly tự hành, 9 xe phun lửa và 18 máy bay trực thăng. Continue reading “05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam”

02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Kennedy proposes plan to end the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (Đảng Dân chủ, bang New York) đã đề xuất một kế hoạch ba điểm để giúp chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch bao gồm (1) đình chỉ hoạt động ném bom nhắm vào miền Bắc Việt Nam, (2) quân đội Mỹ và Bắc Việt sẽ rút dần dần khỏi miền Nam, và (3) một lực lượng quốc tế sẽ được đưa vào thay thế. Ngoại trưởng Dean Rusk đã từ chối đề nghị của Kennedy, vì ông này tin rằng Bắc Việt sẽ không bao giờ đồng ý rút quân.

Robert đã từng là Tổng Chưởng lý dưới quyền anh trai mình, Tổng thống John F. Kennedy. Sau khi anh trai bị ám sát, Robert tiếp tục phục vụ Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson cho đến năm 1964, khi ông từ chức để tranh cử vào Thượng viện. Continue reading “02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam”

27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’

Nguồn: United States assails North Vietnamese “aggression”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo dài 14.000 từ có tựa đề “Cuộc xâm lược từ phía Bắc – Hồ sơ về Chiến dịch của Bắc Việt nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam.” Trích dẫn “hàng loạt bằng chứng,” bao gồm lời khai của những người lính Bắc Việt đã đào ngũ hoặc bị bắt ở miền Nam Việt Nam, tài liệu tuyên bố rằng gần 20.000 lính và nhân viên kỹ thuật cộng sản đã xâm nhập miền Nam Việt Nam thông qua “kênh xâm nhập” từ miền Bắc. Báo cáo cho biết lực lượng xâm nhập vẫn nằm dưới sự chỉ huy quân sự từ Hà Nội. Continue reading “27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’”

16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân

Nguồn: Tet Offensive results in many new refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, các quan chức Mỹ công bố báo cáo rằng, ngoài 800.000 người được liệt kê vào diện tị nạn trước ngày 30/01, giao tranh trong Tết Mậu Thân đã khiến thêm 350.000 người phải đi tị nạn.

Cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản, được gọi là chiến dịch Tết Mậu Thân, bắt đầu vào rạng sáng ngày 31/01, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết. Lực lượng Việt Cộng, với sự hỗ trợ của một số lượng lớn quân đội Bắc Việt, đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất và có phối hợp tốt nhất trong chiến tranh, thọc sâu vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam và tấn công 30 tỉnh lị, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ). Continue reading “16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân”

Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam

Nguồn: Heonik Kwon, “Vietnam’s South Korean Ghosts”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cư dân làng Hà My, một ngôi làng ở miền trung Việt Nam, có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện sống động về những con ma thời chiến tranh của mình – “những người hàng xóm vô hình,” theo lời một vị đạo sĩ địa phương. Những con ma ấy rất đa dạng: có thể là bóng ma một bà mẹ trẻ có hai con nhỏ đã trở nên quen thuộc với dân làng Hà Gia, một ngôi làng bên cạnh Hà Mỹ, hay là con ma “cắm đầu xuống đất” thường xuất hiện và di chuyển bằng đầu của nó, mà người dân địa phương lý giải là do xác được chôn một cách bất thường.

Nhiều con ma ngoại quốc cũng trú ngụ quanh làng Hà My, bao gồm hai con ma lính Mỹ cực kỳ nhút nhát và lúc nào cũng đói khát. Và đặc biệt là sự xuất hiện một bóng ma đàn ông châu Á không-phải-người-Việt Nam mặc đồng phục chiến đấu của Mỹ. Dân địa phương suy đoán rằng đây là linh hồn của một người lính Hàn Quốc bị giết gần miệng hố bom, mà nay người ta dùng làm ao cá. Continue reading “Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

13/01/1962: Nhiệm vụ bay đầu tiên trong Chiến dịch Farm Gate

Nguồn: First Operation Farm Gate missions flown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, trong nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của Chiến dịch Farm Gate, máy bay ném bom chiến đấu T-28 đã được sử dụng để yểm trợ cho một tiền đồn của lực lượng Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi Việt Cộng.

Tính đến cuối tháng, các phi công của Không lực Hoa Kỳ đã bay tổng cộng 229 chuyến  trong Chiến dịch Farm Gate. Chiến dịch này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ huấn luyện nhằm giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Phi đội Huấn luyện Tác chiến 4400 (4400th Combat Crew Training Squadron) của Mỹ đã đến sân bay Biên Hòa vào tháng 11/1961 và bắt đầu huấn luyện các nhân viên của Không lực Việt Nam Cộng hòa với máy bay cũ chạy bằng cánh quạt. Vào tháng 12, Tổng thống John F. Kennedy đã mở rộng Farm Gate để bao gồm các nhiệm vụ chiến đấu có giới hạn của các phi công Không lực Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các lực lượng mặt đất Nam Việt Nam. Continue reading “13/01/1962: Nhiệm vụ bay đầu tiên trong Chiến dịch Farm Gate”

29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược”

Nguồn: Saigon announces success of strategic hamlet program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Sài Gòn thông báo rằng 4.077 ấp chiến lược (strategic hamlet) đã được hoàn thành trong tổng số dự kiến là 11.182 ấp. Con số này cũng cho thấy 39% dân số miền Nam Việt Nam đã được đưa về sinh sống tại ấp chiến lược, nhưng các quan chức Mỹ cho rằng những con số này có vấn đề. Continue reading “29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược””

28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris

Nguồn: Hanoi announces return to the Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, sau 11 ngày Mỹ ném bom suốt ngày đêm (ngoại trừ 36 giờ ngừng ném để kỷ niệm Giáng sinh), các quan chức Bắc Việt đã đồng ý quay lại đàm phán hòa bình ở Paris.

Chiến dịch không kích Linebacker II được khởi xướng vào ngày 18 tháng 12 bởi Tổng thống Richard Nixon khi Bắc Việt bước ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris và từ chối tối hậu thư của ông để trở lại bàn đàm phán. Trong quá trình ném bom, 700 cuộc không kích bằng B-52 và hơn 1.000 cuộc không kích bằng máy bay cường kích đã thả khoảng 20.000 tấn bom, chủ yếu trên khu vực đông dân cư giữa Hà Nội và Hải Phòng. Continue reading “28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris”

22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II

Nguồn: Washington announces Linebacker II raids will continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Washington tuyên bố rằng chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến khi Hà Nội đồng ý đàm phán “trong tinh thần thiện chí và với một thái độ xây dựng.”

Các nhà đàm phán Bắc Việt đã rời khỏi bàn đàm phán bí mật tại Paris vào ngày 13/12. Tổng thống Nixon đã đưa ra tối hậu thư buộc Hà Nội gửi đại diện của mình trở lại hội nghị trong vòng 72 giờ. Nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Nixon, và để đáp trả, Tổng thống đã ra lệnh tiến hành Linebacker II, một chiến dịch không kích toàn diện nhắm vào Hà Nội. Continue reading “22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II”