31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ

Nguồn: South Vietnamese boats raid islands in the Tonkin Gulf, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, khoảng nửa đêm, sáu chiếc “Swift”, loại tàu ngư lôi đặc biệt mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng cho các cuộc tấn công bí mật, đã tấn công các đảo Hòn Mê và Hòn Ngư ở Vịnh Bắc Bộ. Dù không thể đưa biệt đội lính nào đổ bộ được lên đảo, nhưng các chiếc tàu này đã tấn công vào căn cứ ở đó. Tín hiện radar và radio được chỉ huy bởi một tàu khu trục của Mỹ, chiếc USS Maddox, nằm cách đó khoảng 120 dặm.

Các cuộc tấn công của Việt Nam Cộng hòa là một phần trong chiến dịch bí mật được gọi là Chiến dịch Oplan 34A, liên quan đến các hoạt động của quân đội miền Nam theo lệnh của Mỹ, nhằm chống lại các căn cứ hải quân và hải đảo của miền Bắc. Mặc dù lực lượng của Mỹ không trực tiếp tham gia vào các cuộc tấn công, các tàu Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiến hành giám sát điện tử và theo dõi các phản ứng phòng thủ của Bắc Việt, theo một chiến dịch khác là Chiến dịch De Soto. Continue reading “30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ”

29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam

Nguồn: 101st Airborne Division arrives in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, 4.000 lính dù đầu tiên của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đã đến Việt Nam, hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh. Ngay sau khi đến, họ đã thực hiện một cuộc diễu binh dưới sự chứng kiến của Tướng William Westmoreland và Đại sứ (cựu Tướng) Maxwell Taylor. Taylor và Westmoreland là hai cựu chỉ huy của sư đoàn này, vốn có biệt danh là “Tiếng thét Đại bàng” (Screaming Eagles).

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 có một lịch sử lâu dài, bao gồm các cuộc chiến nhảy dù trong đợt chiếm Normandy vào ngày 06/06/1944, và ngay sau đó là chiến dịch Không quân Market-Garden diễn ra ở Hà Lan. Sau này, họ nổi danh vì đã bảo vệ thành công Bastogne trong Trận Ardennes (Battle of the Bulge) Continue reading “29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam

Nguồn: Johnson considers the options, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trở về từ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bắt đầu hàng loạt các cuộc họp bàn kéo dài suốt một tuần với các cố vấn dân sự và quân sự của ông về vấn đề Việt Nam. Ông cũng đã gặp các thường dân mà ông tin tưởng trong thời kỳ này. Johnson có vẻ đang cân nhắc tất cả các lựa chọn với một tâm trí cởi mở, nhưng rõ ràng là ông đang hướng tới việc cung cấp thêm quân lực để củng cố chính phủ miền Nam đang chao đảo. Continue reading “21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam”

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.

Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California. Continue reading “Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ”

Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gregory Daddis, “Johnson, Westmoreland and the ‘Selling’ of Vietnam”, The New York Times, 09/05/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính đến đầu năm 1967, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan tại Việt Nam.  Trước công luận, các tướng lĩnh tuyên bố cuộc chiến đang tiến triển tích cực; nhưng các quan chức Quân đội lại rỉ tai các phóng viên rằng cuộc chiến “còn lâu mới đi đến hồi kết”. Hơn nữa, truyền thông còn tăng cường nhấn mạnh vào sự bối rối của chính Lyndon B. Johnson. Một nhà báo thậm chí còn cho rằng ngài tổng thống đang cảm thấy “dằn vặt do sự trì trệ” trong việc huy động nguồn lực cho cuộc chiến.

Luôn chú ý đến các xu hướng chính trị trong nước, vào mùa xuân năm đó ngài tổng thống đã phản ứng bằng chiến dịch kéo dài một năm không chỉ nhằm “vận động” cho chính sách Đông Nam Á của mình, mà còn bác bỏ các cáo buộc rằng cuộc chiến đang bế tắc ở Việt Nam. Johnson bắt đầu chuyến đi tranh cử vào tháng Tư bằng việc đưa Tư lệnh Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland, đi cùng để báo cáo về tiến triển của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một vị tổng thống phải triệu hồi một chỉ huy trên chiến trường trong thời chiến để thay mặt chính quyền giải trình. Continue reading “Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam”

03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam

Nguồn: U.S. command announces new high in casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Bộ tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn đã công bố báo cáo cho thấy số người Mỹ thiệt mạng trong sáu tháng đầu năm 1968 là nhiều hơn cả năm 1967. Con số thương vong này là kết quả trực tiếp của nhiều cuộc đối đầu xảy ra trong và ngay sau đợt tấn công Tết Mậu Thân của lực lượng cộng sản.

Chiến dịch Tết Mậu Thân bắt đầu vào ngày 30/01/1968, khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn, Huế, năm trong số sáu tỉnh tự trị, 36 trong số 44 thủ phủ của các tỉnh, và 64 trong tổng số 245 quận/huyện của các tỉnh. Thời gian và cường độ của đợt tấn công đã làm cho quân đội miền Nam và quân Mỹ hoàn toàn mất cảnh giác, nhưng cuối cùng lực lượng Đồng Minh cũng đã đảo ngược tình hình. Continue reading “03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam”

01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: Bombing of North Vietnam continues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Không Lực và Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các cuộc đột kích vào nhiều kho chứa nhiên liệu tại khu vực Hà Nội – Hải Phòng. Một kho xăng cách Hà Nội 15 dặm về phía đông bắc, nơi lưu trữ 9% xăng dầu của miền Bắc, đã bị tấn công vào ngày này. Kho dầu Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 dặm về phía đông nam, thì bị tấn công vào ngày 03/06. Đợt tấn công kéo dài trong hai ngày nữa, với nhiều cơ sở xăng dầu gần Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh và nhiều bồn nhiên liệu tại khu vực Hà Nội bị đánh bom.

Những cuộc đột kích này là một phần của Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) vốn bắt đầu từ tháng 03/1965. Đợt tấn công vào các cơ sở nhiên liệu của Bắc Việt cũng cho thấy một mức độ đánh bom mới, vì các địa điểm này trước đây đã bị giới hạn nằm ngoài mục tiêu. Tuy nhiên, đợt đột kích không có tác động lâu dài bởi vì Trung Quốc và Liên Xô đã nhanh chóng giúp thay thế các kho dầu này. Continue reading “01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam”

29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam

Nguồn: First New Zealand troops arrive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, 24 kỹ sư quân đội New Zealand đã đến Sài Gòn như là một dấu hiệu cho sự ủng hộ của nước này đối với nỗ lực của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác ủng hộ việc Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam bằng cách gửi binh sĩ và hỗ trợ quân sự đến. Mức độ hỗ trợ không phải là vấn đề chính yếu; Johnson chỉ muốn minh hoạ tình đoàn kết quốc tế và sự đồng thuận đối với các chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và ông tin rằng việc một số nước tham gia sẽ giúp đạt được điều đó. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ” (many flags). Continue reading “29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway

Nguồn: Nixon and Thieu meet at Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã gặp nhau tại đảo Midway thuộc Thái Bình Dương. Trong cuộc họp, Nixon tuyên bố rằng 25.000 quân Mỹ sẽ được rút về vào cuối tháng 08. Nixon và Thiệu cũng nhấn mạnh rằng lực lượng Nam Việt Nam sẽ thay thế lực lượng Mỹ. Cùng với tuyên bố về đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, Nixon đã thảo luận về cái gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh.” Theo chính sách mới này, Nixon dự định bắt đầu các bước tăng cường khả năng chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để miền Nam cuối cùng có thể tự mình chịu trách nhiệm hoàn toàn trong cuộc chiến. Continue reading “08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway”

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

23/05/1967: Nghị sĩ Mỹ khẳng định M-16 bị lỗi

Nguồn: Congressman claims M-16 is defective, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, một cuộc tranh luận công khai về M-16, loại súng trường cơ bản được sử dụng ở Việt Nam, đã bắt đầu sau khi Dân biểu James J. Howard (New Jersey) đọc một bức thư trước Hạ viện, trong đó một lính thủy quân lục chiến ở Việt Nam đã tuyên bố rằng gần như tất cả lính Mỹ thiệt mạng trong Trận Đồi 881 đều đã chết vì những khẩu súng trường M-16 mới của họ đã bị kẹt đạn. Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận vào ngày 28/08 rằng đã có một “sự gia tăng nghiêm trọng về tần số các sự cố của M-16.” Continue reading “23/05/1967: Nghị sĩ Mỹ khẳng định M-16 bị lỗi”

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản. Continue reading “Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump”

Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Lê Thị Hòa

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc 40 năm. Trong khoảng thời gian dài sau chiến tranh, đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách đánh giá khác nhau về bản thân Dương Văn Minh và nội các của ông trong việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, thông tin đa chiều, với nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã được công bố, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về vai trò của nội các Dương Văn Minh trong việc kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả xin hệ thống hóa những đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau của những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước về Dương Văn Minh và nhóm của ông, góp phần làm sáng tỏ thêm một khía cạnh về vai trò của nội các Dương Văn Minh với việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Continue reading “Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin

Nguồn: Karl Marlantes, “Vietnam: The War That Killed Trust”, The New York Times, 07/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một ngày đầu mùa xuân năm 1967, tôi đang tham gia một cuộc tranh luận sôi nổi lúc 2 giờ sáng với các bạn học tại Đại học Yale về Chiến tranh Việt Nam. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở Oregon, và đã từng tham gia Lực lượng dự bị Thủy quân lục chiến (Marine Corps Reserve). Còn bạn bè tôi chủ yếu đến từ các trường dự bị ở Bờ Đông. Một người trong số họ nói rằng Lyndon B. Johnson đã nói dối về cuộc chiến. Tôi thốt lên: “Nhưng … nhưng một Tổng thống Mỹ sẽ không nói dối người Mỹ!” Và tất cả họ đều bật cười.

Khi tôi kể câu chuyện đó cho các con tôi, chúng cũng cười phá lên. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng nói dối. Tất cả các chính trị gia đều nói dối. “Lạy Chúa, Bố đến từ hành tinh nào vậy?” Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin”

06/05/1972: Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc

Nguồn: South Vietnamese defenders hold on to An Loc, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, những thành phần còn sót lại của Sư đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa tại An Lộc vẫn liên tục bị bắn đại bác từ pháo binh của lực lượng cộng sản xung quanh thành phố, trong khi quân tiếp viện đang từ Quốc lộ 13 chuyển tới.

Lực lượng miền Nam đã bị tấn công nặng nề kể từ khi Bắc Việt bắt đầu Chiến dịch Nguyễn Huệ vào ngày 30/03. Cộng sản đã mở một đợt tấn công lớn vào miền Nam bằng 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 lính và khoảng 1.200 xe tăng và các phương tiện thiết giáp khác. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài An Lộc ở phía nam, là Quảng Trị ở phía bắc, và Kontum ở Tây Nguyên. Continue reading “06/05/1972: Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc”