Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: “Trying to heal the party’s wounds”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Tập Cận Bình tiếp quản, Đảng đang trong tình trạng bị chia rẽ bởi đấu đá nội bộ. Ở thời điểm hiện tại, thứ ông Tập muốn chính là không ai trong Đảng có thể thách thức vị thế của ông.

Chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã cho triệu tập phiên họp “học tập tập thể – 集体学习” của Bộ Chính trị. Bên trong tòa nhà cổ thuộc quần thể Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng, lướt nhìn các ủy viên tham dự (gồm 22 nam và 2 nữ), ông Tập khó có thể thấy thoải mái. Hầu hết họ có được vị trí ngày hôm nay không phải do sự hẫu thuẫn của ông Tập, mà là từ người tiền nhiệm của ông. Đảng đã bị suy yếu sau cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt. Vậy có thể đặt niềm tin vào ai đây? Bên ngoài bức tường cao kia, xã hội Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt, một tầng lớp trung lưu đông đảo đang nổi lên và một cuộc cách mạng thông tin đang bùng nổ từ sự ra đời của Internet. Có thể đặt niềm tin vào công chúng không? Continue reading “Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?”

Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Đảng luôn tự gọi mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”. Và khi bắt đầu thế kỷ thứ hai, đảng có lý do chính đáng để tự hào. Đảng không chỉ tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình; mà thậm chí còn tỏ ra ngày càng mạnh hơn. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ theo. Để biết họ đã nhận định sai như thế nào, hãy xem việc Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, mà phần lớn thế giới nghi ngờ “liệu ​​các nền dân chủ có thể cạnh tranh [được với Trung Quốc] hay không ”.

Một đảng đã cai trị Trung Quốc trong 72 năm mà không có sự trao quyền của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn một chút, tương tự là Đảng Lao động ở Triều Tiên. Nhưng không có chế độ độc tài nào khác có thể chuyển mình từ một chế độ đói kém như Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến khiến những con đường và hệ thống đường sắt sắt ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Những người cộng sản Trung Quốc đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất thế giới. Continue reading “Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Biên dịch: Nguyên Hải

Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải, nguyên Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc, viết về nội dung liên quan trong Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ].

Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2010], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các “âm hồn tư tưởng cực tả” thời xưa tiếp tục lan truyền. Continue reading “Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”

Tại sao Hội nghị Trung ương 6 ĐCSTQ lại quan trọng?

79-what-is-chinas-plenum-and-why-does-it-matter

Nguồn:What is China’s plenum and why does it matter?“, The Economist, 23/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 200 đảng viên cao cấp nhất của Đảng Cộng sản của Trung Quốc (ĐCSTQ) nằm trong Ủy ban Trung ương Đảng thông thường chỉ họp mỗi năm một lần. Cuộc họp kín này được gọi là Hội nghị Trung ương Đảng. Hội nghị năm nay bắt đầu vào ngày 24/10, tại Bắc Kinh và sẽ tiếp tục cho đến ngày 27/10. Chương trình nghị sự dường như không quá quan trọng. Nó sẽ thảo luận, theo ngôn ngữ không mấy cuốn hút trong thông báo chính thức, về “các quy chuẩn của đời sống chính trị trong đảng… và sửa đổi quy chế giám sát nội bộ đảng.” Vậy tại sao Hội nghị này lại quan trọng đến vậy? Continue reading “Tại sao Hội nghị Trung ương 6 ĐCSTQ lại quan trọng?”

16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh

Mao-long-march

Nguồn:The Long March,” History.com (truy cập ngày 15/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1934, Hồng quân cộng sản Trung Quốc vượt qua giới tuyến của quân đội Quốc Dân Đảng, bắt đầu một cuộc rút quân lịch sử từ căn cứ bị vây hãm của họ ở miền Đông Nam Trung Quốc. Được biết đến dưới tên gọi “Trường chinh,” cuộc rút lui này kéo dài 368 ngày (có tài liệu tính 370 ngày hoặc hơn) trên hành trình dài hơn 9.000 cây số, gần gấp đôi khoảng cách giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.

Cuộc nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa mới thành lập, đặt trụ sở tại tỉnh Giang Tây ở miền Đông Nam Trung Quốc. Từ năm 1930 đến năm 1934, các lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã tiến hành năm chiến dịch bao vây Cộng hòa Xô viết Trung Hoa. Continue reading “16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh”

Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!”

pb-110701-china-communist-da-06.photoblog900

Tác giả: Trương Hiền Lượng | Giới thiệu & lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trương Hiền Lượng ( , 1936-2014) là nhà văn, nhà thư pháp, nhà sưu tầm cổ vật, tác gia cấp I Nhà nước Trung Quốc (TQ), đảng viên Đảng Cộng sản TQ, tốt nghiệp đại học. Do có lý lịch gia đình “phản động”, năm 18 tuổi phải đi cải tạo lao động ở vùng núi Ninh Hạ. 1957 đăng báo bài thơ Đại Phong Ca, bị chụp mũ phái hữu, bị bắt giam và đưa đi cải tạo 22 năm, có thời gian phải đi ăn xin. Tháng 9/1979 được xoá án. Năm 1980 làm biên tập viên một tạp chí văn học, vào Hội Nhà Văn TQ. Từ 1981 chuyên sáng tác văn học và kiêm kinh doanh, có tài liệu nói ông sở hữu tài sản cỡ 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD). Continue reading “Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!””

Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?

Nguồn: Jamil Anderlini, “How long can the Communist party survive in China?” Financial Times Magazine, 20 September 2013.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi nền kinh tế chững lại và sự bất mãn của tầng lớp trung lưu tăng lên, giờ đây câu hỏi trên được đặt ra không chỉ ở bên ngoài mà ngay cả chính trong lòng Trung Quốc. Ngay ở Trường Đảng Trung ương người ta cũng đang bàn luận về một điều húy kỵ: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.

Nằm giữa ngôi trường đào tạo tình báo hàng đầu Trung Quốc và Di Hòa Viên của các hoàng đế xưa kia ở phía Tây Bắc Kinh là địa điểm duy nhất ở nước này nơi sự sụp đổ của đảng cộng sản cầm quyền có thể được thảo luận công khai mà người ta không sợ bị trừng phạt. Nhưng địa chỉ rợp bóng cây này không phải là nơi đóng trụ sở của những viện nghiên cứu tư vấn chính sách theo tư tưởng tự do được Mỹ tài trợ hay cứ địa của một tổ chức bất đồng chính kiến ngầm. Đó là nơi đóng trụ sở của Trường Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, viện đào tạo giới tinh hoa cho các nhà lãnh đạo độc tài của nước này vốn được miêu tả trong tuyên truyền chính thức là “lò tôi luyện tinh thần của các đảng viên”. Continue reading “Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?”

#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc

Nguồn: Liu Xiaobo (2006). “Liu Xiaobo on China’s Quest for Democracy”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 1, January 2011, pp. 152-166.>>PDF

Biên dịch Hiệu đính: Lý Song Anh

Giới thiệu

Ngày 8-10, Ủy ban Nobel của Na Uy thông báo Giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ được trao cho Lưu Hiểu Ba  – nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang bị giam giữ “vì cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông vì quyền con người cơ bản ở Trung Quốc.” Ông Lưu – tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận – là một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân chủ Trung Quốc từ thời những sự kiện dẫn tới cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông bị bỏ tù trong thời gian 1989-91 và 1996-99. Các hoạt động của ông trong thập niên vừa qua bao gồm việc làm chủ tịch Trung tâm Independent Chinese PEN Center và là biên tập viên của tạp chí Trung Hoa Dân chủ [Democratic China]. Ông là người soạn thảo chính và là người ký tên quan trọng trong Hiến chương 08, một văn kiện mô phỏng theo Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Continue reading “#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc”

#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nguồn: Xi Chen (2013). “China at the Tipping Point? The Rising Cost of Stability”, Journal of Democracy, Volume 24, Number 1, January, pp. 57-64.

Biên dịch: Hàn Sĩ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng hai thập kỷ từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp phong trào sinh viên năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã đạt được tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định chính trị ấn tượng. Giới tinh hoa chính trị đã duy trì đoàn kết đáng kể, và ít nhất là cho đến gần đây, tranh giành quyền lực và tranh chấp chính sách ở các cấp độ hàng đầu của ĐCSTQ không bao giờ gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với cơ chế lãnh đạo tập thể hay các dàn xếp chuyển giao quyền lãnh đạo của ĐCSTQ. Xã hội Trung Quốc cũng tương đối ổn định. Phản kháng xã hội đã tăng đáng kể về số lượng kể từ đầu những năm 1990, Continue reading “#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định”

#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế

chinaunrest

Nguồn: Nathan, Andrew J. (2003). “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy 14 (1), pp. 6-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công. Continue reading “#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế”