Thế giới hôm nay: 07/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối này đã “sẵn sàng thảo luận” về các đề xuất tạm thời bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin covid-19. Mỹ, Anh và EU trước đó đã chặn một đề xuất đang thảo luận ở WTO về việc đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy sản xuất và phân phối toàn cầu, cho đến khi chính quyền Biden ra dấu hiệu đổi ý vào hôm qua. Tin này đã làm giảm giá cổ phiếu của các hãng vắc-xin. Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, vẫn ủng hộ giữ lại quyền sỡ hữu.

Lần đầu tiên trong lịch sử 11 năm của mình, Moderna có lợi nhuận quý. Nhà sản xuất vắc-xin covid-19 này ghi nhận thu nhập ròng là 1,2 tỷ đô la trong ba tháng đầu năm 2021. Doanh thu vắc-xin chiếm tới 1,7 tỷ đô la trong tổng doanh thu 1,9 tỷ đô la, tăng vọt so với chỉ 8 triệu đô la của năm trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/05/2021”

Thế giới hôm nay: 06/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Israel Reuven Rivlin đã yêu cầu Yair Lapid, lãnh đạo đảng Yesh Atid trung dung, thành lập chính phủ mới. Đảng Likud của Binyamin Netanyahu thắng đa số ghế trong cuộc bầu cử tháng 3 nhưng ông không thể tập hợp được một liên minh cần thiết. Nếu Lapid thành công, ông sẽ kết thúc 12 năm làm thủ tướng của Netanyahu.

Canada phê duyệt sử dụng vắc-xin covid-19 của Pfizer/BioNTech cho người từ 12-15 tuổi. Đây là nước đầu tiên cấp phép vắc-xin covid-19 cho người dưới 18 tuổi. Các quan chức y tế cho biết quyết định này được đưa ra sau cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với hơn 2.000 thanh thiếu niên tham gia cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/05/2021”

Thế giới hôm nay: 05/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Pfizer công bố doanh thu 14,6 tỷ đô la trong quý đầu năm 2021, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tốt của hãng dược phẩm này một phần đến từ doanh số bán vắc-xin covid-19 được phát triển cùng BioNTech, theo đó giúp thu về 3,5 tỷ đô la. Họ cũng tăng doanh thu dự kiến năm nay từ tối đa 61,4 tỷ đô la lên 72,5 tỷ đô la.

Các ngoại trưởng G7 lần đầu tiên trong hai năm qua họp trực tiếp để thảo luận về đại dịch và các mối đe dọa đối với nền dân chủ. Cụ thể, bảy nền kinh tế tiên tiến lớn nhất thế giới đã tổ chức hội đàm ở London trước thềm hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới. Ngoài các lãnh đạo G7, các ngoại trưởng của Australia, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc cũng được mời. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/05/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tin tức sáng thứ Năm (24/12/2020) là một cú sốc với nhiều người ở Bắc Kinh: chính quyền Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding.

Tổng cục Quản lý Thị trường Quốc gia cho biết họ đang điều tra các hoạt động kinh doanh bị cáo buộc của Alibaba – chẳng hạn như yêu cầu nhà cung cấp niêm yết độc quyền sản phẩm trên nền tảng của Alibaba – điều bị coi là vi phạm luật chống độc quyền.

Alibaba thống trị hơn một nửa thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc. Thật ra đã có tin đồn nói công ty này buộc người bán phải lựa chọn Alibaba hoặc các nền tảng khác, dựa trên ưu thế vượt trội của mình. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba”

Thế giới hôm nay: 30/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kinh tế Mỹ tăng mạnh trong ba tháng đầu năm 2021, nhờ kích thích tài khóa khổng lồ và nới lỏng hạn chế covid-19 giúp thúc đẩy tiêu dùng. GDP quý đầu tăng 6,4% nếu tính theo năm. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng giảm xuống còn 553.000 vào tuần trước, mức thấp nhất kể từ đầu đại dịch.

Các cuộc đàm phán của Liên Hợp Quốc về Síp không đạt được tiến bộ nào. Tổng thư ký António Guterres đã mời các nhà lãnh đạo các chính phủ thân Hy Lạp và thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Síp đến Geneva để thảo luận về việc khởi động lại tiến trình hòa bình chính thức. Hiện chính phủ Síp thân Hy Lạp được quốc tế công nhận, nhưng 1/3 phía bắc của hòn đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Bắc Síp tự xưng thân Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/04/2021”

Thế giới hôm nay: 29/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden sẽ cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp về Kế hoạch Gia đình Mỹ của ông, một phiên bản cải tiến của mạng lưới an sinh xã hội trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la, trong bài phát biểu đánh dấu ngày thứ 100 ông tại vị vào tối nay. Chương trình này sẽ chạy bằng số thu từ tăng thuế thặng dư vốn, và bao gồm việc miễn học phí cao đẳng cộng đồng và nghỉ thai sản có lương cho cha mẹ, cùng các dịch vụ khác.

Các đặc vụ liên bang đã khám xét căn hộ của Rudy Giuliani, cựu luật sư riêng của cựu tổng thống Donald Trump, theo New York Times. Đây là một phần của cuộc điều tra về các cáo buộc ông Giuliani vận động hành lang thay mặt cho các công dân Ukraine, những người đã giúp thu thập thông tin gây tổn hại cho các đối thủ chính trị của ông Trump, bao gồm cả ứng cử viên tổng thống khi đó là Joe Biden. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/04/2021”

Thế giới hôm nay: 28/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thượng viện Brazil mở một cuộc điều tra về cách chính phủ xử lý đại dịch covid-19. Tổng thống Jair Bolsonaro vốn luôn lớn tiếng chỉ trích các biện pháp phong tỏa, quảng cáo cho các phương pháp chữa bệnh lạ lùng và triển khai vắc-xin tệ hại. Hiện tỷ lệ tử vong trên 100.000 người vì covid-19 của Brazail là cao thứ ba thế giới. Cuộc điều tra này có thể dẫn tới các cáo buộc đáng xấu hổ kéo dài hàng tháng ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 10 năm 2022.

Số lỗ của các ngân hàng toàn cầu do Archegos Capital Management, một công ty đầu tư vừa phá sản tháng trước, đã vượt 10 tỷ đô la. Song dù mất 774 triệu đô la vì có làm ăn với Archegos, ngân hàng Thụy Sĩ UBS vẫn báo lợi nhuận tăng 14%. Trong khi đó, HSBC báo cáo lợi nhuận ròng 5,8 tỷ đô la trong quý đầu năm 2021, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước, thời điểm mảng kinh doanh châu Á nhiều lợi nhuận của ngân hàng bị thiệt hại nặng vì covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2021”

Thế giới hôm nay: 27/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại AstraZeneca vì cáo buộc vi phạm hợp đồng. Mấu chốt của vụ kiện là việc hãng dược này không cung cấp đủ 100 triệu liều vắc xin covid-19 cho khối trong quý đầu năm 2021; cụ thể chỉ phân phối được khoảng một phần ba. Hoạt động tiêm chủng ở EU chậm hơn so với Mỹ và Anh.

Mỹ sẽ bắt đầu chia sẻ kho dự trữ vắc-xin AstraZeneca của họ với thế giới sau khi các cuộc thanh tra an toàn của liên bang hoàn tất. Chính quyền không nêu rõ lô thuốc này, có khả năng lên tới 60 triệu liều, sẽ được chuyển tới nước nào, nhưng được biết Mỹ đưa ra cam kết trên ngay sau cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Joe Biden và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/04/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuyện gì đã xảy ra cách đây 36 năm vào ngày 19 tháng 12? Ấn tượng của tôi là rất ít người Trung Quốc có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi này. Vào ngày đó năm 1984, Trung Quốc và Anh ký tuyên bố chung mở đường cho việc bàn giao Hồng Kông về cho đại lục.

Thủ tướng Anh vào thời điểm đó, Margaret Thatcher, đã cùng tham dự lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương. Ngoài ra còn có lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã dẫn đầu chính sách khai phóng và rất mong muốn lấy lại thuộc địa này từ tay Anh.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 quy định hệ thống tư bản hiện tại và lối sống của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm sau chuyển giao năm 1997 – tức là cho đến 2047. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông”

Thế giới hôm nay: 26/04/021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca mắc covid-19 toàn cầu ghi nhận hàng ngày tiếp tục đạt mức cao mới. Bị ảnh hưởng nặng nhất là Ấn Độ, nước báo cáo hơn 349.000 ca mắc mới và 2.700 ca tử vong chỉ trong ngày Chủ nhật (điều tệ hơn là số liệu thực còn cao hơn). Quốc gia này đang phải hứng chịu làn sóng dịch thứ hai rất nghiêm trọng do biến thể mới của virus, trong bối cảnh thiếu hụt bệnh viện tồi tệ đến mức chính phủ đang phải huy động không quân để vận chuyển oxy y tế. Còn ở Mỹ, Michigan tiếp tục là một trong những điểm nóng coronavirus của nước này, với số bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện cao gấp đôi so với mức đỉnh hồi mùa thu năm ngoái.

Robot do Singapore cho mượn đã gửi về các hình ảnh dưới nước xác nhận chiếc tàu ngầm quân sự của Indonesia với thủy thủ đoàn 53 người đã bị vỡ làm ba phần và chìm ngoài khơi đảo Bali. KRI Nanggala-402 mất tích từ thứ Tư sau khi yêu cầu cho phép lặn trong một cuộc diễn tập phóng ngư lôi. Lực lượng vũ trang Indonesia đã chính thức thừa nhận tất cả thành viên trên tàu đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/04/021”

Thế giới hôm nay: 23/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã ra lệnh rút quân khỏi biên giới với Ukraine. Ông Sergei Shoigu nói mục tiêu điều động binh lính, được cho là có hơn 100.000 binh sĩ và gây ra căng thẳng địa chính trị nhiều tuần nay, đã “hoàn thành”. Nhưng người ta vẫn quan ngại. BBC đưa tin Nga đang có kế hoạch phong tỏa các khu vực trên Biển Đen, điều sẽ ảnh hưởng đến các cảng của Ukraine.

Jordan đã trả tự do cho 16 người bị giam giữ vì tội “gây rối” vài tuần sau khi nhà chức trách cho biết họ đã tiêu diệt một âm mưu gây mất ổn định vương quốc. Những người này được thả theo yêu cầu của Vua Abdullah II, người cai trị Jordan. Hai nghi phạm chủ chốt, cựu bộ trưởng phụ trách hoàng gia và cựu đặc phái viên tại Ả Rập Saudi, tiếp tục bị giam. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/04/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hồi đầu tháng này, Nhật vui mừng đón tàu thăm dò tiểu hành tinh Hayabusa2 trở về, còn tàu vũ trụ Thường Nga-5 trở thành tâm điểm ở Trung Quốc.

Khoang của con tàu này vừa hạ cánh xuống khu vực Tứ Tử Vương Kỳ ở Khu Tự trị Nội Mông vào khoảng 2 giờ sáng giờ Bắc Kinh hôm thứ Năm. Nó mang về khoảng 2 kg vật chất lấy từ bề mặt mặt trăng.

Sứ mệnh này đưa các mẫu vật đất đá và không khí trở lại Trái đất để phân tích trong phòng thí nghiệm, điều đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do đó Trung Quốc chỉ mới là nước thứ ba lấy được các mẫu vật mặt trăng sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, những nước đã thực hiện sứ mệnh tương tự cách đây 44 năm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 21/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Chad Idriss Déby thiệt mạng trong một cuộc đụng độ giữa quân đội của ông và quân nổi dậy ở miền bắc đất nước, theo lời quân đội. Giao tranh đã bùng nổ từ sau cuộc bầu cử ngày 11 tháng 4, trong đó chính trị gia 68 tuổi này được tuyên bố chiến thắng. Quân đội cho biết 5 binh sĩ và 300 phiến quân cũng thiệt mạng. Chính phủ của Chad đã bị giải thể; một hội đồng quân sự do Mahamat Idriss Déby, con trai 37 tuổi của ông Déby, lãnh đạo sẽ điều hành nước này, một đồng minh của Mỹ và Pháp.

Tương lai của European Super League dường như đứng trên bờ vực sau khi Chelsea và Manchester City, hai trong số 12 câu lạc bộ tham gia, được cho là sẽ rút khỏi giải đấu. Người hâm mộ, quản trị viên, cựu cầu thủ, các câu lạc bộ khác, và cả các chính trị gia đều đã kịch liệt chỉ trích dự án này. Mấu chốt đó là các câu lạc bộ sáng lập được đảm bảo tham gia mỗi mùa – trái với truyền thống của bóng đá châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/04/2021”

Thế giới hôm nay: 20/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận hơn 273.000 ca nhiễm covid-19 mới trong một ngày, tốc độ tăng đáng kinh ngạc khi làn sóng thứ hai bao trùm đất nước này. Delhi đã tuyên bố lệnh giới nghiêm kéo dài một tuần từ hôm nay; trong khi một phần ba kết quả xét nghiệm của thủ đô là dương tính. Các bệnh viện Ấn Độ hiện đứng bên bờ vực với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn cung cấp thiết yếu — nhất là oxy y tế — chưa kể đến vắc-xin.

EU đã giành được thêm 100 triệu liều vắc-xin covid-19 của Pfizer-BioNTech, nâng tổng số liều sẽ được phân phối trong năm nay lên 600 triệu. Khối này cần nhiều nỗ lực hơn nữa để bù đắp cho sự chậm trễ trong quá trình triển khai vắc xin của Oxford-AstraZeneca và Johnson & Johnson. Trong khi đó, một nghiên cứu ở UAE cho thấy vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc có hiệu quả 93% trong việc giúp bệnh nhân covid-19 không phải nhập viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/04/2021”

Thế giới hôm nay: 19/4/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các bác sĩ của Alexei Navalny, lãnh đạo đối lập chuyên chỉ trích Putin, người đã bị đầu độc, bỏ tù và đã tuyệt thực từ cuối tháng 3, nói ông “sẽ chết trong vài ngày tới” nếu không được điều trị thích hợp. Có khoảng 80 nhân vật của công chúng đã viết một bức thư ngỏ cho ông Putin yêu cầu điều trị y tế cho ông Navalny. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden cũng cảnh báo về “hậu quả” nếu Navalny chết.

MỹTrung Quốc ra tuyên bố chung cam kết hợp tác chống biến đổi khí hậu. Tạm thời bỏ qua hiềm khích, John Kerry và Xie Zhenhua, các đặc phái viên khí hậu, đã hứa sẽ hành động “cụ thể”, bao gồm cả việc giúp các quốc gia nghèo chuyển sang năng lượng tái tạo. Thứ Năm này ông Biden sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (dù Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa xác nhận tham gia). Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/4/2021”