08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

07/10/1940: Quân Đức tiến vào Romania

Nguồn: German troops enter Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Hitler đã cho quân chiếm đóng Romania như là một phần trong chiến lược nhằm tạo ra một mặt trận phía Đông không bị gián đoạn để đe doạ Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “07/10/1940: Quân Đức tiến vào Romania”

20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I

Nguồn: German artist unveils monument honoring soldiers killed in World War I, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1932, tại Flanders, Bỉ, nghệ sĩ người Đức Kathe Kollwitz công bố tượng đài mà bà đã tạo ra để tưởng niệm con trai bà, Peter, cùng với hàng trăm ngàn binh lính khác đã bị giết trên chiến trường Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sinh năm 1867 tại Koningsberg, Đông Phổ, Kollwitz được dạy học riêng ở nhà và được cử đi học nghệ thuật ở Berlin, một sự giáo dục tiến bộ bất thường đối với một phụ nữ vào những năm 1880. Continue reading “20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I”

24/05/1943: ‘Sứ giả Thần chết’ Josef Mengele đến trại Auschwitz

Nguồn: Auschwitz gets a new doctor: “the Angel of Death”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, trại tập trung Auschwitz, Ba Lan đã đón một bác sĩ mới – Josef Mengele, 32 tuổi – người đàn ông sau này sẽ nhận biệt danh là “Sứ giả Thần chết” (Angel of Death).

Sinh ngày 16/03/1911 ở Bavaria, Mengele theo học triết học với Alfred Rosenberg và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lý thuyết chủng tộc của ông này. Năm 1934, khi đã là một thành viên của Đảng Quốc Xã, ông gia nhập đội ngũ nghiên cứu viên của Viện Sinh học Di truyền và Vệ sinh Chủng tộc (Institute for Hereditary Biology and Racial Hygiene). Continue reading “24/05/1943: ‘Sứ giả Thần chết’ Josef Mengele đến trại Auschwitz”

16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc

Nguồn: Warsaw Ghetto uprising ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943 tại Ba Lan, cuộc nổi dậy tại khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái đã kết thúc khi binh lính Đức Quốc xã giành quyền kiểm soát khu vực Do thái của Warsaw, làm nổ tung giáo đường Do Thái cuối cùng còn sót lại và bắt đầu trục xuất hàng loạt những cư dân còn lại của khu ổ chuột đến trại diệt chủng Treblinka.

Ngay sau khi Đức bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích chỉ 840 mẫu Anh nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái trong những điều kiện bi thảm. Continue reading “16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc”

29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng

Nguồn: Dachau liberated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Sư đoàn Bộ binh số 45 thuộc Tập đoàn quân số 7 của Mỹ đã tiến vào giải phóng Dachau, trại tập trung đầu tiên do chế độ Đức Quốc Xã thành lập. Một trại phụ quan trọng khác của Dachau cũng được giải phóng trong cùng ngày bởi Sư đoàn Rainbow số 42.

Được thành lập năm tuần sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền Thủ tướng Đức vào năm 1933, trại Dachau nằm ở ngoại ô thị trấn Dachau, khoảng 10 dặm về phía tây bắc Munich. Trong năm đầu tiên, trại này là nơi giam giữ khoảng 5.000 tù nhân chính trị, chủ yếu là những người Đức theo cộng sản, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội, và các đối thủ chính trị khác của chế độ Đức Quốc Xã. Continue reading “29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng”

26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân

Nguồn: Nazis test Luftwaffe on Guernica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong Nội chiến Tây Ban Nha, người Đức đã cho thử nghiệm lực lượng không quân mới mạnh mẽ của mình – được gọi là Luftwaffe – tại thị trấn Guernica, xứ Basque ở miền bắc Tây Ban Nha.

Dù xứ Basque, với tư tưởng độc lập của mình, đã chống lại phe Quốc gia của Tướng Francisco Franco trong nội chiến Tây Ban Nha, bản thân Guernica chỉ là một thị trấn nhỏ với 5.000 cư dân và đã tuyên bố không tham gia bên nào trong cuộc chiến. Được Franco chấp thuận, các máy bay tiên tiến nhất của Đức bắt đầu tấn công vào lúc 4 giờ 30 phút chiều, thời điểm đông đúc nhất tại khu chợ ở Guernica. Continue reading “26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân”

08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ

Nguồn: Defiant theologian Dietrich Bonhoeffer is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, mục sư Đạo Luther và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer đã bị treo cổ tại Flossenburg, chỉ vài ngày trước khi người Mỹ tiến vào giải phóng trại tù. Những lời cuối cùng của người chống Chủ nghĩa phát xít 39 tuổi đầy dũng cảm này là “Đây là kết thúc – nhưng với tôi, nó là khởi đầu của cuộc sống.”

Hai ngày sau khi Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, Dietrich Bonhoeffer, lúc bấy giờ đang là giảng viên tại Đại học Berlin, đã lên đài phát thanh tố cáo “nguyên tắc lãnh đạo” (Fuhrerprinzip) của Đức Quốc xã, một nguyên tắc lãnh đạo vốn đồng nghĩa với “chế độ độc tài.” Chương trình phát sóng của Bonhoeffer đã bị cắt ngang trước khi ông kịp kết thúc. Continue reading “08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái

Nguồn: The British protest against the persecution of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các tu sĩ và các nhân vật chính trị của Anh đã tổ chức một cuộc mít-ting công khai để thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với cuộc bức hại người Do Thái của Đức Quốc xã.

Trong một thông điệp gửi tới cuộc họp, Thủ tướng Winston Churchill đã tóm tắt những tình cảm của tất cả mọi người hiện nay: “Những tội ác có hệ thống mà người Do Thái – nam giới, phụ nữ và trẻ em – đã phải chịu đựng dưới chế độ Đức Quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất của lịch sử, và để lại một vết nhơ không thể tẩy xóa được lên tất cả những kẻ gây ra và kích động chúng. Hãy giải phóng những người đàn ông và phụ nữ này.” Churchill tiếp tục, “phải tố cáo những tội ác này, và khi cuộc đấu tranh của thế giới này kết thúc với chiến thắng của nhân quyền, bức hại chủng tộc sẽ kết thúc.” Continue reading “29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái”

21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư

Nguồn: Germans massacre men, women, and children in Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lính Đức đã bắt đầu một đợt tấn công điên cuồng, giết chết hàng ngàn thường dân Nam Tư, trong đó có nguyên một trường nam sinh.

Mặc dù đã nỗ lực duy trì sự trung lập khi Thế chiến II bùng nổ, nhưng cuối cùng Nam Tư cũng phải đối mặt với việc ký một “hiệp ước hữu nghị” với Đức vào cuối năm 1940, và sau đó tham gia Hiệp ước “Trục” Ba Bên vào tháng 03/1941. Người dân Nam Tư phản đối liên minh này và một thời gian ngắn sau đó, nhóm cầm quyền gồm những người đã từng cố gắng hình thành một liên minh Nam Tư mong manh giữa các nhóm sắc tộc và các vùng sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bị lật đổ. Continue reading “21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư”

16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết

Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.

Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.” Continue reading “16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết”

29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu

Nguồn: Babi Yar massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thảm sát Babi Yar với cái chết của gần 34.000 người Do Thái, cả đàn ông, phụ nữ lẫn trẻ em, đã bắt đầu ở vùng ngoại ô Kiev, Ukraine – đất nước đang bị quân Đức Quốc xã chiếm đóng.

Quân đội Đức đã chiếm Kiev vào ngày 19/09, và các toán lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm SS đã chuẩn bị thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo đảng Quốc xã Adolf Hitler, theo đó sẽ tiêu diệt tất cả những người Do Thái và các sĩ quan Xô Viết tại Ukraine. Continue reading “29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu”

25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom

Nguồn: Gestapo headquarters targeted in Norway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các máy bay ném bom Anh đã phá hủy trụ sở của cảnh sát Mật vụ Đức, Gestapo, tại Na Uy. Họ đã không thành công, nhưng vẫn khiến cho một số lính Đức Quốc xã thiệt mạng.

Đức xâm lược Na Uy vào tháng 04/1940, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng (blitzkrieg), nhằm đáp trả việc quân Anh đặt mìn phong tỏa vùng biển Na Uy – vốn là hành động đáp trả của Anh khi Na Uy tiến hành mua bán quặng sắt với các nước phe Trục. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng ngắn ngủi, lực lượng quân đội Anh và Pháp vốn đến Na Uy để hỗ trợ phòng thủ đã bị (Đức) đánh đuổi khỏi nước này. Đồng thời hoàng gia Na Uy cũng phải tháo chạy và thành lập một chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom”

11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania

Nguồn: Hitler focuses East, sends troops to Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gửi các lực lượng bộ binh và không quân Đức tới Romania để bảo vệ lượng dự trữ dầu quý giá và chuẩn bị một cơ sở chiến dịch ở Đông Âu cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania”

28/08/1941: Thảm sát người Do Thái ở Ukraine

Nguồn: Mass slaughter in Ukraine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, hơn 23.000 người Hungary gốc Do Thái đã bị Cơ quan mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã giết chết ở Ukraine, vốn đang bị Đức chiếm đóng.

Đợt xâm lăng của Đức vào Liên Xô đã dẫn tới các cuộc không kích hàng loạt vào Moskva và việc chiếm đóng một phần Ukraine. Ngày 26/08, Hitler đã thể hiện niềm hân hoan chinh phục của mình bằng cách mời Benito Mussolini tới Brest-Litovsk, nơi đã bị người Đức phá hủy thành lũy. Mỉa mai thay khi người Ukraine từng xem người Đức là những người giải phóng họ khỏi sự áp bức của Liên Xô và là đồng minh của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Continue reading “28/08/1941: Thảm sát người Do Thái ở Ukraine”

19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức

Nguồn: Adolf Hitler becomes president of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Adolf Hitler, vốn đang làm Thủ tướng, đã được bầu làm Tổng thống Đức trong một hành động củng cố quyền lực chưa từng có trong lịch sử ngắn ngủi của nền cộng hòa.

Năm 1932, Tổng thống Paul von Hindenburg – người đã già nua, mệt mỏi và có chút lẩn thẩn, đã thắng cử chức Tổng thống, nhưng ông đã mất một phần đáng kể sự ủng hộ của cánh hữu/Bảo thủ vào tay Đảng Quốc xã. Những người thân thiết với Tổng thống muốn có mối quan hệ mật thiết hơn với Hitler và Đảng Quốc xã. Hindenburg đã khinh miệt sự vô luật pháp của Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận để thay thế Heinrich Bruning, vị thủ tướng của ông, bằng Franz von Papen, người sẵn sàng xoa dịu Đức Quốc xã bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm Đội quân Áo nâu của Hitler (tên gọi khác của Sturmabteilung hay Sư đoàn Bão táp) và đơn phương hủy bỏ các khoản bồi thường chiến phí của Đức theo quy định trong Hiệp ước Versailles, ký kết vào thời điểm kết thúc Thế Chiến I. Continue reading “19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức”

05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái

Nguồn: Hundreds of Jews are freed from forced labor in Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân nổi dậy Ba Lan đã giải phóng một trại cưỡng bức lao động của Đức Quốc xã ở Warsaw, giải phóng 348 tù nhân Do Thái. Những người này sau đó cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân chống lại quân Đức chiếm đóng trong thành phố.

Khi Hồng Quân tiến vào Warsaw trong tháng 7, những người yêu nước Ba Lan, vẫn trung thành với chính phủ lưu vong ở London, đã chuẩn bị lật đổ quân Đức Quốc xã. Ngày 29/07, Quân đội Quốc gia Ba Lan (chiến đấu ngầm), và Quân đội Nhân dân (một phong trào du kích của cộng sản), và thường dân có vũ trang đã giành lại được 2/3 lãnh thổ Warsaw từ tay người Đức. Ngày 04/08, quân Đức phản công, đàn áp thường dân Ba Lan bằng súng máy. Đến ngày 05/08, đã có hơn 15.000 người Ba Lan chết. Continue reading “05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái”

01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Revolt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, một đội quân thiết giáp của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của tướng Konstantin Rokossovski, đã tới sông Vistula, dọc theo khu ngoại ô phía đông Warsaw. Điều này khiến cho người Ba Lan trong thành phố cũng bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi vị tướng người Ba Lan, Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy trưởng của Quân đội Quốc gia (Home Army) – một nhóm kháng chiến ngầm gồm khoảng 40.000 binh lính được trang bị rất kém. Ngoài việc đẩy nhanh giải phóng Warsaw, Quân đội Quốc gia, có quan hệ với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London, đồng thời có tư tưởng chống cộng, còn hy vọng giành quyền kiểm soát ít nhất là một phần của Warsaw trước khi Liên Xô đến. Continue reading “01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu”

06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn

Nguồn: Frank family takes refuge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tại đất nước Hà Lan đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng, cô bé gốc Do Thái, Anne Frank, 13 tuổi, tác giả của cuốn Nhật ký của Anne Frank nổi tiếng sau n ày, cùng với gia đình của mình đã bị buộc phải trú ẩn trong một khu nhà máy bí mật ở Amsterdam. Một ngày trước đó, chị gái của Anne, Margot, đã nhận được một thông báo yêu cầu trình diện tại “trại tập trung” của Đức Quốc xã.

Anne sinh ra ở Đức vào ngày 12/06/1929, sau đó em và gia đình đã trốn sang Amsterdam vào năm 1933 để thoát khỏi cuộc bức hại của Đức Quốc xã. Vào mùa hè năm 1942, khi quân Quốc xã đến chiếm đóng Hà Lan, Anne, khi ấy đã 12 tuổi, bắt đầu viết cuốn nhật ký kể lại cuộc sống hàng ngày của mình, về quan hệ của em với gia đình và bạn bè, và những quan sát về thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm xung quanh em. Ngày 06/07, vì lo sợ bị đưa đến đến một trại tập trung của Đức Quốc xã, gia đình nhà Frank đã tới trú ẩn trong một nhà máy do những người Công giáo điều hành. Trong hai năm tiếp theo, với lời dọa giết của các sĩ quan Đức Quốc xã tuần tra ngay bên ngoài nhà kho, Anne đã viết một cuốn nhật ký với sự châm biếm, hài hước và cả những thông tin chi tiết. Continue reading “06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn”