Thế giới hôm nay: 31/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm qua , cảnh sát ở Hồng Kông đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia, bao gồm Joshua Wong, một thanh niên 22 tuổi nổi tiếng từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014. Làn sóng phản đối hiện nay, được kích hoạt bởi một dự luật nhằm cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã diễn ra 12 tuần qua dù không có ai lãnh đạo – do đó đã không cho nhà chức trách cơ hội bắt giữ những người tổ chức biểu tình.

Bão Dorian được dự báo sẽ đổ bộ vào Florida vào thứ Hai với sức gió lên tới 130 dặm một giờ. Điều đó sẽ biến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng tấn công bờ biển phía đông bang này kể từ năm 1992. Florida, nơi vẫn còn đang khắc phục thiệt hại do cơn bão Michael gây ra năm ngoái, đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm theo kế hoạch tới Ba Lan nhằm ở lại theo dõi tình hình cơn bão. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2019”

Thế giới hôm nay: 30/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

 Iván Márquez, một cựu chỉ huy của FARC, lực lượng du kích đã trở thành một đảng chính trị ở Colombia, kêu gọi những người ủng hộ ông bắt đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh vũ trang”. Lời kêu gọi cầm vũ khí trở lại diễn ra chưa đầy ba năm sau khi lực lượng phiến quân này ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ Colombia.

Chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ một gói kích cầu khổng lồ trong ngân sách của họ. Chi tiêu sẽ tăng 8% so với năm ngoái lên 513,5 nghìn tỷ won (424 tỷ đô la). Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của nước này đang bị ảnh hưởng bởi thương mại toàn cầu suy giảm và các tranh chấp gây nhiều thiệt hại với Nhật Bản. Tiền sẽ được chi cho tạo công ăn việc làm mới, phúc lợi xã hội và các doanh nghiệp nhỏ, cùng các lĩnh vực khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2019”

Thế giới hôm nay: 20/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết quốc gia này có thể đang đi vào suy thoái. Nền kinh tế đã suy giảm 0,1% trong quý II và Bundesbank cho biết họ không thấy có dấu hiệu phục hồi kể từ đó. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu ô tô.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Đến tháng 8, chỉ số Reuters Tankan về niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 4 năm 2013. Dữ liệu mới làm gia tăng lo ngại rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái khi thương mại toàn cầu chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2019”

15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”

Thế giới hôm nay: 14/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ, cho biết mức thuế 10% đối với một số hàng hóa từ Trung Quốc, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động và quần áo, sẽ được hoãn lại cho đến giữa tháng 12. Đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế bổ sung đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9. Các nhà bán lẻ hiện có thời gian để nhập khẩu hàng hóa miễn thuế trước mùa mua sắm Giáng sinh.

Trong tuần thứ mười của các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, sân bay Lãnh thổ này đã hủy các thủ tục check-in trong ngày thứ hai liên tiếp. Các cuộc ẩu đả đã nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát trong các nhà ga sân bay. Trung Quốc đã gây áp lực lên phong trào phản kháng bằng cách lưu hành một video nhằm mục đích cho thấy một đoàn xe quân sự đang di chuyển qua Thâm Quyến, một thành phố của Trung Quốc nằm giáp Hồng Kông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/08/2019”

08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington

Nguồn: German saboteurs executed in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Thế chiến II, sáu kẻ phá hoại người Đức bí mật đến Mỹ nhằm tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của nước này đã bị xử tử vì tội gián điệp. Hai người khác trong nhóm này, vốn đã tiết lộ âm mưu cho FBI và hỗ trợ chính phủ Mỹ săn lùng những kẻ từng là bạn hữu của họ, thì phải lãnh án tù.

Năm 1942, dưới chế độ Đức Quốc Xã của Adolf Hitler, đơn vị phòng thủ của Quân đoàn Tình báo Đức (German Military Intelligence Corps) đã khởi xướng một chương trình xâm nhập vào Mỹ nhằm phá hủy các nhà máy công nghiệp, cầu cống, đường sắt, nhà máy nước và các cửa hàng bách hóa do người Do Thái làm chủ. Đức Quốc Xã hy vọng rằng mỗi sáu tuần sẽ có từ một đến hai nhóm phá hoại có thể xâm nhập vào Mỹ thành công. Hai nhóm đầu tiên, gồm tám người Đức từng sống ở Mỹ trước chiến tranh, đã rời căn cứ tàu ngầm Đức tại Lorient, Pháp, vào cuối tháng Năm. Continue reading “08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”

29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma

Nguồn: Germans get Enigma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, người Đức đã thiết lập đường dây liên lạc vô tuyến hai chiều tại đất Pháp mà họ vừa chiếm đóng, sử dụng cỗ máy mã hóa tinh vi nhất của mình, Enigma, để truyền thông tin. Continue reading “27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma”

25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức

Nguồn: Han-Werner Sinn, “Germany’s Dangerously Flawed Energy Policies”, Project Syndicate, 24/05/2019.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đã đến lúc phải cải tổ toàn diện mô hình kinh tế Đức. Có lẽ ông ấy đã đúng, ít nhất là khi nói đến lĩnh vực năng lượng.

Trong khi Pháp sản xuất hơn 70% lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân và đang cố gắng chuyển sang dùng ô tô điện (electric vehicle – EV) để sử dụng điện sản xuất từ năng lượng hạt nhân thì Đức lại phụ thuộc vào các trang trại điện gió và các dạng năng lượng xanh khác. Đức đã có kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và năng lượng than vào năm 2038. Tuy nhiên, nỗ lực vận hành nền công nghiệp Đức bằng năng lượng gió đang đối mặt với sức cản chính trị ngày càng tăng vì các tuabin gió đã xuất hiện ở khắp nơi – một số cao đến 250 mét (820 feet) – làm cho ngay cả những khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất cũng đang giống với cảnh quan công nghiệp. Continue reading “Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức”

02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl

Nguồn: Austro-German forces attack Russians at Przemysl History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, liên minh Áo-Hung và Đức đã tiếp tục tấn công Nga ở Przemysl (nay thuộc Ba Lan), thành trì bảo vệ cực đông bắc của Đế quốc Áo-Hung.

Dược dùng làm tổng hành dinh của quân đội Áo trong những tháng đầu tiên của Thế chiến I, Przemysl đã được lệnh phải kiên trì giữ vững đến phút chót trước bước tiến đáng kinh ngạc của quân Nga vào Áo-Hung trong mùa thu năm 1914. Sau sáu tháng bị bao vây, phải chịu cảnh thiếu lương thực trầm trọng và thương vong nặng nề, những nhóm lính cuối cùng của Áo-Hung tại Przemysl đã từ bỏ quyền kiểm soát thành này vào ngày 22/3/1915. Continue reading “02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm

Nguồn: Lord Mountbatten, cousin to a king, sunk by German dive-bombers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Louis Mountbatten, anh họ của Vua George VI và là người duy nhất ngoài nhà vua nắm giữ đồng thời chức vụ ở ba đơn vị quân đội, là một trong số những người bị ném xuống biển Địa Trung Hải khi tàu khu trục của ông, chiếc HMS Kelly, bị đánh chìm.

Tàu của Mountbatten là một trong số các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu chiến của Anh bị đánh chìm ngoài khơi đảo Crete bởi máy bay ném bom bổ nhào (Sturzkampfflugzeug/dive-bombers) của Đức. Chỉ riêng chiếc khu trục Kelly đã bị tấn công bởi 24 máy bay ném bom, khiến 130 thuyền viên thiệt mạng. Continue reading “23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm”

12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania

Nguồn: German submarine sinks Lusitania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều cuộc tấn công của tàu ngầm Đức nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm U-boat đang ngấm ngầm xác định đường đi của con tàu. Dù vậy, Thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2:12 chiều ngày 07/05/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.000 tấn đã bị trúng bom ngư lôi vào bên mạn phải. Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong vòng 20 phút. Continue reading “07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania”

14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: American pilots engage in first dogfight over the western front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sáu ngày sau khi được chỉ định nhiệm vụ đầu tiên tại Mặt trận phía Tây, hai phi công từ Phi đội Hàng không Số 1 (U.S. First Aero Squadron) của Mỹ đã có cuộc không chiến đầu tiên với máy bay địch.

Trong một trận chiến diễn ra gần như ngay phía trên sân bay của phe Hiệp ước tại Toul, Pháp, hai phi công người Mỹ, Douglas Campbell và Alan Winslow, đã bắn hạ thành công 2 chiếc máy bay hai chỗ của Đức. Đến cuối tháng 5, Campbell đã bắn hạ tổng cộng 5 máy bay địch, trở thành người Mỹ đầu tiên đủ điều kiện nhận danh hiệu “Phi công Át chủ bài” (flying Ace) trong Thế chiến I. Continue reading “14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây”

09/04/1918: Trận Lys bắt đầu

Nguồn: Battle of the Lys begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, quân Đức đã phát động Chiến dịch Georgette (Operation Georgette) – giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công mùa xuân cuối cùng của họ nhắm vào các vị trí của quân phe Hiệp ước ở Armentieres, Pháp, trên sông Lys.

Ngày 21/03/1918, quân Đức dưới quyền tổng tham mưu trưởng Erich Ludendorff đã phát động một cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, tấn công phe Hiệp ước ở vùng sông Somme của Pháp và nhắm thẳng những khẩu pháo khổng lồ của họ vào Paris. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, phe Hiệp ước đã đủ sức ngăn chặn được đội quân đã kiệt sức của Ludendorff, một phần nhờ vào lực lượng tiếp viện gồm hàng ngàn lính Mỹ. Tính đến thời điểm Ludendorff ra lệnh dừng tấn công vào ngày 05/04, người Đức đã giành được gần 40 dặm lãnh thổ. Continue reading “09/04/1918: Trận Lys bắt đầu”