01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans

Nguồn: New state declared in the Balkans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, ba tuần sau hiệp định đình chiến, cùng ngày mà quân đội phe Hiệp Ước tiến vào Đức lần đầu tiên, một quốc gia mới được tuyên bố thành lập ở Belgrade, Serbia.

Khi các đế chế Áo và Đức bị đánh bại, “Vương quốc mới của người Serbia, Croatia và Slovenia” nổi lên từ tro tàn, được ủng hộ  bởi lời hứa từ Hội Quốc Liên rằng sẽ hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số ở châu Âu. Vương quốc mới thành lập gồm khoảng 500.000 người Hungary và số người Đức tương tự, cùng hàng chục ngàn người Romania, người Albania, người Bungary và người Ý. Continue reading “01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans”

Vì sao Anh, Mỹ làm ngơ khi Hitler tàn sát người Do Thái?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 1/2005, trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày quân đội Liên Xô giải phóng Trại Tập trung Auschwitz (27/01/1945), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan cùng nhiều đại biểu đã lên tiếng kêu gọi loài người phải cảnh giác kịp thời vạch trần và tố cáo nạn diệt chủng. Báo chí nhiều nước đã nhắc lại một sự thật khó hiểu trong Thế chiến II là Chính phủ các nước Đồng minh phương Tây đã làm ngơ trước việc phát xít Đức giết hại hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung chúng lập ra ở Đông và Nam châu Âu. Sự khó hiểu đó là một trong những cái gọi là “Bí ẩn của Thế chiến II”, hiện đã được đưa ra ánh sáng.

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, các nhà sử học trên thế giới đã tranh luận rất nhiều về hai vấn đề: các nước Anh, Mỹ có biết kế hoạch diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức hay không, và nếu biết thì tại sao họ không ngăn chặn? Chính quyền các nước phương Tây và một số nhà sử học cho rằng phương Tây không hay biết gì về kế hoạch ấy và do đó không ngăn chặn được. Ngược lại, một số nhà sử học cho rằng các nước phương Tây đã biết ý định của phát xít Đức nhưng vì những lý do nào đấy họ đã làm như không biết gì cả. Continue reading “Vì sao Anh, Mỹ làm ngơ khi Hitler tàn sát người Do Thái?”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa thể hiểu được tại sao nước Đức văn minh bậc nhất thế giới – nơi từng sinh ra những tài năng như văn hào Goethe, triết gia Hegel, bác học Humboldt v.v. – lại là thủ phạm của cuộc diệt chủng người Do Thái vô cùng tàn bạo trong Thế chiến II. Hiện nay, những người Đức cao tuổi rất khó trả lời con cháu là tại sao ngày xưa họ lại cam tâm đi theo Hitler làm những việc hoàn toàn mất nhân tính như vậy. Chế độ phát xít bị coi như một vết nhơ của dân tộc, vì thế nhiều người Đức đã cố xoá hết các di tích vật thể của nó. Nhưng những người Đức chân chính thì luôn nhắc lại quá khứ ô nhục đó để cảnh giác với chủ nghĩa phát xít mới và để cho thế hệ sau biết phải làm gì để tránh dẫm lên vết xe đổ. Continue reading “Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?”

Tội ác diệt chủng của phát xít Đức

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngoài các đặc điểm chung của chủ nghĩa phát xít như độc tài, chuyên chế, phản dân chủ, xâm lược, dã man tàn bạo, phát xít Đức có một điểm độc đáo là tàn sát nhằm tiêu diệt những người chúng cho là “hạ đẳng” dù họ không phải là đối tượng chiến tranh. Hành vi nói trên xuất phát từ quan điểm chủng tộc bệnh hoạn cực đoan ích kỷ của Hitler: coi chủng tộc German là thượng đẳng (chúng tự lấy tên là người Aryan), các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavơ là hạ đẳng, cần giết hết để lấy không gian cho chúng sinh tồn. Phát xít Nhật cũng có quan điểm cho dân tộc Nhật là dòng dõi thần thánh, cần thống trị toàn châu Á để xây dựng “Đại Đông Á” ngang ngửa với Âu, Mỹ; nhưng chưa tới mức bệnh hoạn như Hitler. Continue reading “Tội ác diệt chủng của phát xít Đức”

10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy

Nguồn: Germans take Vichy France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân Đức chiếm đóng nước Pháp dưới quyền chính phủ Vichy, nơi mà trước đây không có sự hiện diện của phe Trục.

Kể từ tháng 07/1940, khi bị Đức Quốc Xã xâm lược và đánh bại, nhà nước tự chủ của Pháp đã bị chia thành hai khu vực. Một bị chiếm đóng bởi quân Đức, và một được cai trị bởi chế độ bù nhìn ở Vichy – khu vực suối khoáng nằm cách Paris khoảng 200 dặm về phía đông nam – đứng đầu là Tướng Philippe Pétain, một anh hùng Thế chiến I. Pétain từng công khai tuyên bố rằng Đức và Pháp cùng có một mục tiêu chung, đó là “sự thất bại của nước Anh.” Nhưng thực ra, vị tướng Pháp thầm hy vọng rằng bằng cách hòa hoãn với phe Trục, ông có thể giữ chân quân Đức khỏi Vichy, đồng thời âm thầm hỗ trợ phong trào Kháng chiến chống phát xít. Continue reading “10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy”

Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Đức chiếm kỷ lục về giết đồng loại: ứng với mỗi chữ trong tự truyện của Hitler Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) – bản tuyên ngôn của phát xít Đức – có 125 người bị chúng giết, ứng với mỗi chương sách này có 1,2 triệu người chết. Trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng chống phát xít, một nhà lãnh đạo Chính phủ CHLB Đức nói: Đó không phải là chiến tranh, mà là một cuộc tàn sát!

Đầu sỏ tội phạm lớn nhất gây ra cuộc đại tàn sát đó là trùm phát xít Adolf Hitler. Có thể nói không có Hitler thì không có chủ nghĩa phát xít Đức. Cho nên trước hết hãy xem xét con người Hitler. Continue reading “Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina

Nguồn: Austria-Hungary annexes Bosnia-Herzegovina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Đế quốc Áo-Hung đã tuyên bố sáp nhập Bosnia và Herzegovina, hai tỉnh ở vùng Balkan của châu Âu, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman.

Mặc dù Bosnia và Herzegovina vẫn dưới quyền kiểm soát của Sultan Ottoman vào năm 1908, Áo-Hung thực chất đã quản lý các tỉnh này kể từ Hội nghị Berlin (Congress of Berlin, 1878), khi các cường quốc châu Âu trao cho Áo – Hung quyền chiếm hai tỉnh dù về mặt pháp lý chúng vẫn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina”

04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước

Nguồn: Germany telegraphs President Wilson seeking armistice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, Thủ tướng Đức Max von Baden, được Hoàng đế Wilhelm II bổ nhiệm ba ngày trước đó, đã gửi một bức điện đến chính quyền Tổng thống Woodrow Wilson ở Washington, D.C., nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến giữa Đức và phe Hiệp Ước trong Thế chiến I.

Cuối tháng 09/1918, phe Hiệp Ước đã “hồi sinh” mạnh mẽ ở Mặt trận phía Tây, đảo ngược những thắng lợi từ cuộc tấn công lớn của Đức vào mùa xuân trước đó, đồng thời khiến quân Đức ở miền đông Pháp và miền tây Bỉ phải lui về hàng thủ cuối cùng – Phòng tuyến Hindenburg. Continue reading “04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước”

03/10/1942: Đức thử nghiệm thành công tên lửa V-2

Nguồn: Germany conducts first successful V-2 rocket test, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, đứa con tinh thần của nhà khoa học tên lửa người Đức Wernher von Braun, tên lửa V-2, được phóng thành công từ Peenemunde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức. Nó đã đi được 118 dặm. Loại tên lửa này đã tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong chiến tranh và là tiền thân của các Tên lửa Đạn đạo Liên Lục địa (ICBM) của thời kỳ hậu chiến.

Các nhà khoa học Đức, dẫn đầu bởi von Braun, đã làm việc để phát triển những tên lửa tầm xa này từ những năm 1930. Ba lần phóng thử nghiệm đã thất bại; và lần thứ tư trong chuỗi thử nghiệm, được gọi là A-4, cuối cùng đã chứng kiến V-2, một tên lửa nặng 12 tấn có khả năng mang một đầu đạn một tấn, được phóng thành công. Continue reading “03/10/1942: Đức thử nghiệm thành công tên lửa V-2”

02/10/1941: Chiến dịch Typhoon bắt đầu

Nguồn: Operation Typhoon is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Đức bắt đầu chiến dịch bao vây Moskva, do Tập đoàn quân số 1 và Tướng Fedor von Bock dẫn đầu. Các nông dân Nga sống dọc con đường tiến quân của phát xít Đức đã áp dụng chính sách “tiêu thổ” (scorched-earth) để cản trở quân địch.

Lực lượng của Hitler xâm lược Liên Xô kể từ tháng 06, và trước đó đã không ngừng lấn sâu vào lãnh thổ nước này. Thất bại đầu tiên xảy đến với họ vào tháng 08, khi xe tăng của Hồng Quân đẩy lùi người Đức khỏi pháo đài Yelnya. Vào thời điểm đó, Hitler tâm sự với Bock rằng: “Giá mà tôi biết họ có nhiều xe tăng như thế, tôi đã suy nghĩ kỹ hơn trước khi xâm lược.” Nhưng Hitler kiên quyết không quay đầu trở lại – ông tin rằng mình sẽ thành công ở nơi những kẻ khác thất bại và sẽ chiếm được Moskva. Continue reading “02/10/1941: Chiến dịch Typhoon bắt đầu”

22/09/1914: Tàu ngầm U-boat đánh bại hạm đội Anh

Nguồn: German U-boat devastates British squadron, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, tại Biển Bắc, tàu ngầm Đức U-9 đã đánh chìm ba tàu tuần dương Anh, Aboukir, Hogue Cressy, chỉ trong vòng hơn một giờ.

Việc nhanh chóng thành lập Hải quân Đức suốt những năm trước Thê Chiến I do Bộ trưởng Hải quân Alfred von Tirpitz đứng sau điều hành chắc chắn đã góp phần gây nên sự lo lắng và thù địch của Anh đối với Đức. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu tiên của chiến tranh, Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet) rất hiếm khi di chuyển khỏi trụ sở chính tại Wilhelmshaven. Trận hải chiến tại Vịnh Heligoland vào cuối tháng 8, kết thúc với một chiến thắng thuyết phục của Anh, đã khiến ba thiết giáp hạm Đức bị đánh chìm, ba chiếc khác bị hư hại và 1.200 thủy thủ Đức thiệt mạng hoặc bị thương. Continue reading “22/09/1914: Tàu ngầm U-boat đánh bại hạm đội Anh”

20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source

Nguồn: British launch Operation Source, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tàu ngầm Anh đã cố gắng đánh chìm tàu chiến Đức Tirpitz khi nó đang nằm trong vùng biển Na Uy, sau khi Chiến dịch Source (Operation Source) được phát động. Tirpitz là thiết giáp hạm lớn thứ hai của hạm đội Đức (chỉ sau chiếc Bismarck), đồng thời là mối đe dọa lớn đối với tàu thuyền Đồng Minh qua lại vùng biển Bắc Cực.

Tháng 01/1942, Hitler ra lệnh cho Hải quân Đức để Tirpitz nằm ở Na Uy để tấn công các đoàn tàu vận tải của Liên Xô vận chuyển vật tư từ Iceland đến Liên Xô. Tirpitz cũng có nhiệm vụ ngăn cản Hải quân Anh tiến tới Thái Bình Dương. Winston Churchill đã tóm tắt tình hình rằng: “Sự hủy diệt hoặc chỉ cần làm tê liệt con tàu này cũng sẽ là sự kiện lớn nhất hiện nay … Toàn bộ chiến lược của cuộc chiến trong giai đoạn này nằm ở con tàu đó …” Continue reading “20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source”

19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên

Nguồn: Manfred von Richthofen shoots down his first plane, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, phi công người Đức Manfred von Richthofen – được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Nam Tước Đỏ” – đã bắn hạ chiếc máy bay địch đầu tiên trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Richthofen, con trai của một quý tộc Phổ, đã chuyển từ Lục quân Đức sang Lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1915. Ông trở thành học trò xuất sắc và người được bảo trợ bởi Oswald Boelcke, một trong những phi công chiến đấu thành công nhất của Đức. Sau khi quan sát chiến sự trên Mặt trận phía Đông, nơi ông đã không kích các lực lượng Nga và giao lộ đường sắt, Richthoften bắt đầu sự nghiệp huyền thoại của mình ở phía tây. Continue reading “17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên”