Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?

Old fortress gate with light trails at downtown

Nguồn: Lee Jong Wha, “Is South Korea Turning Japanese?“, Project Syndicate, 17/11/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Thành tích kinh tế gần đây của Hàn Quốc đã gây nhiều thất vọng. Sau 40 năm tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 7,9% năm, tỉ lệ tăng trưởng bình quân đã giảm còn 4,1% trong giai đoạn 2000-2010 và và giữ mức 3% kể từ năm 2011. Điều này làm nhiều người băn khoăn liệu rằng Hàn Quốc có đang hướng đến tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài, vốn là đặc trưng của cái gọi là những “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, mà cho đến giờ Nhật mới bắt đầu dần thoát ra.

Sự tương đồng giữa Hàn Quốc ngày nay và Nhật Bản 20 năm trước là không thể phủ nhận. Và trên thực tế, các vấn đề kinh tế của Hàn Quốc ít nhiều cũng thường đi theo con đường của Nhật Bản. Trong trường hợp này, tấm gương Nhật Bản có thể hữu ích với Hàn Quốc, nếu các lãnh đạo của quốc gia này xem đó là bài học về những việc không nên làm. Continue reading “Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh

boeing-707-05

Nguồn:Korean Air Lines jet forced down over Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, không quân Liên Xô đã buộc một máy bay phản lực chở khách của hãng Korean Air Lines (Hàn Quốc) phải hạ cánh sau khi nó xâm phạm không phận Liên Xô. Hai người đã thiệt mạng trong khi hàng trăm người khác bị thương khi chiếc máy bay của Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một hồ nước đóng băng cách Murmansk khoảng 480 km về phía Nam.

Chiếc máy bay của Hàn Quốc đang trên hành trình từ Paris trở về Seoul khi sự cố xảy ra. Các quan chức Liên Xô tuyên bố rằng chiếc máy bay, vốn thường bay qua vùng Bắc cực để tới Seoul, đã bất ngờ đổi hướng về phía Đông và xâm nhập không phận Liên Xô. Máy bay phản lực của Liên Xô đã chặn máy bay chở khách của Hàn Quốc và ra lệnh cho nó hạ cánh. Continue reading “20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh”

Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á

0,,18332694_303,00

Nguồn: Christopher R. Hill, “Northeast Asia’s Shared Destiny”, Project Syndicate, 26/3/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc gặp của các ngoại trưởng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul vào tuần trước để bàn luận về khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực, từ chống chủ nghĩa khủng bố đến ô nhiễm không khí, là cuộc họp đầu tiên của họ sau gần ba năm. Nhưng, ngoài việc đồng ý sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa ba bên vào “thời điểm thuận tiện sớm nhất”, vấn đề chủ chốt mà cả ba nước phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết: Liệu các nước này có thể giải quyết – hay ít nhất là tạm gác lại – những tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa họ để theo đuổi lợi ích chung hay không? Continue reading “Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á”

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”

Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?

130176-120509-kim

Nguồn: John Delury & Chung-in Moon, “Should We Welcome the Collapse of North Korea”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 6, Nov/Dec 2014.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Một viễn cảnh đáng sợ

Ngày Bắc Triều Tiên sụp đổ đang đến gần, việc Hàn Quốc hợp nhất với miền Bắc sẽ là một điều có lợi cho tất cả, và những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Seoul nên bắt đầu lên kế hoạch cho việc can thiệp quân sự thống nhất bán đảo Triều Tiên – ít nhất là theo lời Sue Mi Terry (Bài viết “A Korea Whole and Free”, số tháng 7/8 2014). Cho dù quan điểm chế độ tại Bắc Triều Tiên đang đứng trên bờ vực diệt vong đã xuất hiện từ hàng thập kỉ nay, nhưng mới chỉ có Terry khẳng định rằng những lợi ích của sự sụp đổ này sẽ lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra. Tuy nhiên, đánh giá của cô đã quá phóng đại tính khả thi cũng như hấp lực của viễn cảnh thống nhất sau một sự thay đổi chế độ bất ngờ (ở Bình Nhưỡng). Continue reading “Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?”

Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc: Phần Lan hóa hay Crimea hóa?

_76019336_023004488-1

Tác giả: Sukjoon Yoon | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Chuyến thăm Seoul cấp nhà nước gần đây của Chủ tịch Trung Quốc có thể báo trước tình trạng “Phần Lan hóa” (trung lập hóa -NBT) mà theo đó Hàn Quốc có thể khôn ngoan duy trì một mức độ tự chủ nhất định thông qua việc cân bằng giữa các cường quốc; hoặc “Crimea hóa” khi mà lợi ích của Seoul ngày càng gắn chặt với ảnh hưởng địa chính trị ngày càng lớn của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc: Phần Lan hóa hay Crimea hóa?”

#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?

Nguồn: Sam Wilkin (2011). “Can Bad Governance be Good for Development?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 61-76.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc quản trị tốt vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế cho đến gần đây được xem như lẽ phải thông thường. Ví dụ năm 2002, một nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định rằng “không có sự quản trị tốt, không thể thúc đẩy phát triển.”[1] Năm 2004, Robert Guest – biên tập viên khu vực châu Phi của tờ Economist viết rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Phi đều do chính phủ yếu kém…Sự quản trị yếu kém cũng là lí do giải thích tại sao châu Phi lại nghèo như vậy”.[2] Thậm chí Milton Friedman, người ủng hộ cho xu hướng tự do hóa thị trường, sau đó cũng tán thành chủ thuyết quản trị tốt: “Tôi đã sai. Hóa ra nền pháp quyền có lẽ còn quan trọng đối với phát triển hơn cả tư nhân hóa.”[3]  Continue reading “#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?”

#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

OB-XG630_bowrin

Nguồn: Corning, Gregory (2000). Managing the Asian Meltdown: The IMF and South Korea. Institute for the Study of Diplomacy School of Foreign Service, Georgetown University, Pew Case Study, 1.

Biên dịch: Lê Thị Mỹ Hương, Châu Ngọc Huyền, Trương Thị Thanh Hiền, Đặng Trang Ngọc Khánh, Lê Hoàng Ngọc Yến, Đỗ Hoài Thương |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc. Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản. Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở hạ tầng về công nghiệp. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ. Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn. Continue reading “#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc”