Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc vừa công bố Sách trắng Quốc phòng đề cập tới chiến lược quân sự Trung Quốc trong bối cảnh an ninh khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp. Sách trắng tuyên bố rõ quan điểm của nước này: “Chúng tôi (Trung Quốc) sẽ không tấn công trước trừ khi bị tấn công nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ phản công nếu bị tấn công”. Theo đó, không quân Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm nhiệm vụ từ phòng thủ sang cả tấn công và phòng thủ. Trong khi đó, hải quân cũng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, từng bước chuyển đổi mô hình của lực lượng hải quân từ “phòng thủ ven bờ” sang kết hợp giữa “phòng thủ ven bờ” và “bảo vệ tầm xa”; xây dựng hệ thống tác chiến trên biển mang tính chất đa binh chủng hợp thành, đa năng và hiệu quả. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/06/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên quan đến bản báo cáo quân sự Trung Quốc thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Phó Giáo sư Andrew S. Erickson thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ đã thảo luận và làm rõ hơn một số vấn đề trong báo cáo.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Erickson, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc không ngoài tham vọng độc chiếm vùng biển này. Với lực lượng hải quân, hải cảnh hùng hậu và lực lượng dân quân biển duy nhất trên thế giới, Bắc Kinh muốn sử dụng ưu thế này để ép các nước trong khu vực phải chấp nhận giải quyết tranh chấp theo điều kiện của mình. Là một quốc gia thường xuyên “quá cảnh” sang biển Đông, Hoa Kỳ đã nhận thấy sự thay đổi trong mức độ khiêu khích của Trung Quốc. Điển hình như vụ tiêm kích J-11 của Trung Quốc bay “cắt mặt” máy bay P-8 của Hoa Kỳ năm 2014 và mới đây là vụ tàu chiến nước này theo dõi và xua đuổi tàu tuần duyên cũng như máy bay tuần thám của Washington trên khu vực Trường Sa hồi tuần vừa rồi. Ông Erickson lo ngại, với tốc độ xây đảo nhân tạo như hiện nay, nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Đông, tần suất các vụ “va chạm” với Hoa Kỳ có thể sẽ còn tăng thêm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/05/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chiến lược phối hợp hải dương mới của Hoa Kỳ – A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower (CS – 21) đã được công bố hồi tháng 3 song vẫn nhận được nhiều ý kiến phân tích và phản hồi. Rõ ràng, Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng đến các khái niệm tác chiến thời hậu Chiến tranh Lạnh và đang thay đổi chiến lược nhằm đối phó với kẻ thù tương lai. Sự thay đổi này có thể được tóm tắt trong 3 yêu cầu sau:

Thứ nhất, tìm cách gia tăng mức độ rủi ro của đối thủ. Yêu cầu này tập trung chủ yếu vào khả năng tấn công tầm xa và độ chính xác của tên lửa. Chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Iran là một trong những vấn đề được quan tâm trong CS – 21. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị thế độc tôn trên biển. Biên đội các tàu sân bay được xem là vũ khí lợi hại, có thể triển khai khắp thế giới nhằm bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các loại tên lửa mới, các tàu trong biên đội, nhất là tàu sân bay dễ dàng trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Đáng kể trong số này có tên lửa DF – 21 của Trung Quốc. Bằng cách triển khai các tên lửa tấn công tầm xa chính xác trên nhiều loại tàu, kể cả tàu vận tải và tàu đổ bộ, Washington có thể giảm thiểu thiệt hại mà vẫn tăng cường được sức tấn công đáp trả kẻ thù. Nếu sớm được đưa vào trang bị, hệ thống vũ khí laser và súng điện từ sẽ góp phần tăng cường năng lực của hải quân Hoa Kỳ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong Báo cáo Quốc phòng Thường niên gửi Quốc hội về quân sự Trung Quốc, được công bố ngày 8 tháng 5, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh. Theo báo cáo này, động lực chủ yếu thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân đội là những “xung đột tiềm tàng ở eo biển Đài Loan”. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc hiện đã gấp hơn 10 lần chi tiêu quốc phòng của Đài Loan và vẫn tiếp tục tăng. Bản báo cáo cũng đề cập đến những hoạt động thầm lặng nhưng mạnh mẽ của Trung Quốc tại biển Đông và Hoa Đông, bao gồm cả các hoạt động cải tạo, mở rộng đảo và chiến thuật “lát cắt salami”. Lầu Năm Góc cũng lưu ý đến việc Bắc Kinh sử dụng các tàu của lực lượng Hải cảnh để bảo vệ lợi ích và tránh đẩy căng thẳng leo thang thành các xung đột quân sự trên biển Đông.

Về phần cứng, báo cáo cung cấp những cập nhật mới nhất về hệ thống vũ khí và phạm vi hoạt động của chúng. Bắc Kinh được cho là đang tìm cách nới rộng khoảng cách địa lý cho các hoạt động quân sự, đặc biệt tại Ấn Độ Dương. Báo cáo khẳng định, các tàu ngầm hạt nhân lớp Thương (Shang-class) và lớp Tống (Song-class) đã được triển khai ở Ấn Độ Dương. Trước đó, cuối năm 2014, các tàu ngầm của Trung Quốc đã từng bị phát hiện đang neo đậu tại một bến cảng của Sri Lanka. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản đã có bước đột phá hết sức quan trọng, thể hiện rõ qua bản định hướng hợp tác quốc phòng sửa đổi được công bố ngày 27 tháng 4 tại Washington. Tokyo sẽ thể hiện một hình ảnh chủ động hơn trong hợp tác quốc phòng với Washington, thậm chí sẽ cùng chia sẻ gánh nặng về tài chính, nhân lực với quân đội Hoa Kỳ. Không dừng lại đó, điều khiến nhiều chuyên gia khu vực và thế giới chú ý và phân tích rất nhiều là những hỗ trợ quốc phòng giữa hai bên sẽ không còn bị giới hạn bởi khu vực địa lý và nhiệm vụ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp bị tấn công không chỉ trên lãnh thổ Nhật Bản mà còn ở nhiều khu vực khác. Cụ thể, trong việc đối phó lại chiến lược “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ về mặt tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát (C2) trên không, chống tàu ngầm và tác chiến đổ bộ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)”

Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm

Biên dịch & tóm tắt: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Lời dẫn: Trong thời gian còn lại của 2014, Biển Đông nhiều khả năng là một đề tài của các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể:

  • Tháng 5: Bộ trưởng quốc phòng Hagel tham dự đối thoại Shangri-La tại Singapore
  • Tháng 6: Tổng thống Obama tham dự Thượng đỉnh G7 tại Bỉ
  • Tháng 7: Thứ trưởng ngoại giao Burns tham gia đối thoại an ninh chiến lược với Trung Quốc tại Bắc Kinh
  • Tháng 8: Ngoại trưởng Kerry tham gia ASEAN Regional Forum tại Myanmar

Continue reading “Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm”