Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tóm tắt về triều đại nhà Lý nước ta, Tống Sử chép:

Họ Lý có được nước từ Công Uẩn đến Hạo Sam, truyền ngôi 8 lần, được hơn 220 năm thì mất”.[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

Lời nhận xét này chưa được hoàn toàn chính xác, bởi họ Lý chấm dứt sau triều đại Lý Chiêu Hoàng, chứ không phải thời Vua cha Hạo Sam tức Lý Huệ Tông, tổng cộng 9 đời; còn về thời gian trị vì là 215 năm, chứ không phải là trên 220 năm. Lược kê về năm từng triều đại, theo thứ tự như sau: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)”

Giang sơn Đại Việt chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào cuối năm 1210, Vua Cao Tông không khỏe, lập Thái tử Sảm lên kế vị, miếu hiệu là Huệ Tông. Nhà Vua tôn mẹ Đàm thị làm Hoàng thái hậu, sai đón vợ là người con gái họ Trần về làm Hoàng hậu:

Mùa đông, tháng 10, năm Trị Bình Long Ứng thứ 6 [1210], vua không khỏe, gọi Đỗ Kính Tu vào nhận mệnh ký thác. Ngày 28 Nhâm Ngọ, vua băng ở cung Thánh Thọ.

Hoàng thái tử Sảm lên ngôi ở trước linh cữu bấy giờ mới 16 tuổi. Tôn mẹ là Đàm thị là Hoàng thái hậu, cùng nghe chính sự. Lại đem thuyền rồng đi đón Trần thị. Anh Trần thị là Trần Tự Khánh cho rằng bấy giờ đương lúc loạn lạc, chưa đưa đi ngay được.” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4. Continue reading “Giang sơn Đại Việt chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần”

Đại Việt dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Trinh Phù:1176-1185; Thiên Tư Gia Thụy:1186—1201; Thiên Gia Bảo Hựu:1202-1204; Trị Bình Long Ứng:1205-1210.

Vào đầu năm 1176, Thái tử Long Cán lên ngôi, đổi niên hiệu là Trinh Phù, lúc mất đặt miếu hiệu là Cao Tông; tôn mẹ là Đỗ Thị làm Chiêu thiên chí lý hoàng thái hậu; dùng cậu là Đỗ An Di làm Thái sư đồng Bình chương sự,[1] Tô Hiến Thành làm Thái úy:[2]

Mùa xuân, tháng giêng, nămTrinh Phù thứ 1 [1176], đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210)”

Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Minh:1138-1139; Đại Định:1140-1162; Chính Long Bảo Ứng:1163-1173; Thiên Cảm Chí Bảo1174-1175.

Vua Anh Tông lên ngôi lúc mới 2 tuổi, trị vì chưa được bao lâu, vào năm 1140 có người thầy bói tên là Thân Lợi tự xưng là con riêng của Vua Lý Nhân Tông, mang đồ đảng đến vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn xúi giục dân chúng nổi dậy:

Tháng 10 năm Đại Định năm thứ 1[1140]. Người thầy bói Thân Lợi tự xưng là con của Nhân Tông đem đồ đảng theo đường thủy đến châu Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Kạn], từ châu Tây Nông [Phú Bình, Thái Nguyên] kéo ra, qua châu Lục Lệnh, vào chiếm châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông [Bạch Thông, Bắc Kạn], thu nạp những kẻ trốn tránh, chiêu mộ thổ binh, có đến hơn 800 người, cùng mưu làm loạn.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)”

Nhà Lý dưới thời vua Lý Thần Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiên Thuận:1128-1132; Thiên Chương Bảo Tự:1133-1137

Vua Lý Nhân Tông lên ngôi đã lâu, nhưng không có con trai nối dõi; ngài bèn nuôi con của năm người thuộc dòng tôn thất làm con nuôi, rồi chọn Lý Dương Hoán con người em ruột là Sùng hiền hầu làm Thái tử; năm 1117 nhà Vua ban chiếu thư như sau:

“Năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 [1117] ‘Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối dõi, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử.’

Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên 2 tuổi, mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Thần Tông”

Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội thời Lý Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tống Cảo, Sứ thần Trung Quốc từng viếng thăm Vua Lê Đại Hành tại Trường Châu [Ninh Bình] vào năm 990, lúc trở về nước phục trình lên Vua Tống Thái Tông, có đoạn ghi như sau:

Hoàn tính tàn nhẫn, thân cận với tiểu nhân, năm bảy tâm phúc hoạn quan chầu chực xung quanh; thích uống rượu, ra lệnh bằng tay. Phàm quan lại giỏi việc, cất nhắc ngay làm thân cận, bị lỗi nhỏ cũng giết, hoặc đánh vào lưng từ 100 đến 200 [trượng]. Bọn phụ tá không vừa lòng cũng đánh đòn từ 30 đến 50, hoặc giáng xuống cấp thấp; hết giận lại khai phục chức vị. Có cái tháp bằng gỗ, chế tạo thô lậu; một hôm Hoàn mời lên trên đó để ngắm cảnh. Đất không lạnh, tháng 11 vẫn mặc áo kép, dùng quạt.’ ”[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ. Continue reading “Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội thời Lý Nhân Tông”

Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong lúc Đô tổng quản Quách Quì mang đại quân trên đường di chuyển xuống phương nam, Vua Tống sai Phó tổng quản Triệu Tiết chỉ huy đạo quân tiên phong làm cuộc hành quân mở đường tại vùng đất Trung Quốc giáp giới nước Đại Việt. Cuộc hành quân này rất cần thiết, vì đại quân chọn Vĩnh Bình [Bằng Tường] làm hậu cứ, thuyền chở lương thảo tích trử tại nơi này, nên cần phải giữ an ninh. Hơn nữa lúc quân ta sang đánh Trung Quốc, trưng bản Lộ Bố đã kích chính sách bảo giáp, trợ dịch, bóc lột kềm kẹp dân; nên được dân chúng khe động tại Tả Giang, Hữu Giang hưởng ứng; bởi vậy lúc quân ta rút lui, dân chúng tại vùng này cũng chưa chịu ngã theo Trung Quốc. Để đối phó lại, Vua Tống chủ trương một mặt đưa lợi lộc ra nhử, một mặt cho cầm đao đánh giết: Continue reading “Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược”

Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước khi thành Ung [Nam Ninh] thất thủ, nhà Tống đã chuẩn bị phục thù; chủ trương xâm lăng Đại Việt. Tiến trình chuẩn bị ngót một năm trời, sự việc khá phức tạp; để tiện tìm hiểu, có thể chia ra thành các tiểu mục: chỉ huy, thành phần lực lượng, lương thảo vận chuyển, cùng các khó khăn khác.

Chỉ huy

Khởi thủy lúc Vua Tống sai Triệu Tiết làm Đô tổng quản toàn quân, Hoạn quan Lý Hiến làm Phó tổng quản, Yên Đạt thống suất kỵ binh, Tể tướng Vương An Thạch đích thân soạn chiếu thư. An Thạch rất căm giận quân Đại Việt trưng bản Lộ Bố[1] đả kích chính sách cải cách của ông ta; nên dùng mưu thâm cố tình đem lời chia rẽ Vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt: Continue reading “Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù”

Vua Lý Nhân Tông phạt Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Cuộc chiến Lý Tống chính thức mở màn vào tháng 10 năm 1075. Theo sử Trung Quốc, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên, Tổng chỉ huy cuộc chiến là Lý Thượng Cát, có lẽ họ ghi lại theo âm Việt, nên chép sai tên Lý Thường Kiệt.  Căn cứ vào tờ chiếu Vua Tống truy tặng quan chức Chỉ huy các châu, động, thuộc hai lộ Quảng Tây và Quảng Đông tử trận, thấy được tổng quát chiến lược của Lý Thường Kiệt: ông cho mở hai mặt trận từ hai phía tây và đông, rồi đánh kẹp vào thành Ung [Nam Ninh], khiến viên Tri Ung châu Tô Giam phải đơn độc chịu trận.

Về phía tây, chiến trận chính thức mở màn vào tháng 10/1075, tại động Cổ Vạn, vị trí ở vùng hạ lưu sông Tả Giang, cách thành Ung châu [Nam Ninh] khoảng 20 km. Về phía tây nam: Continue reading “Vua Lý Nhân Tông phạt Tống”

Lý Nhân Tông chuẩn bị đánh Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thời Vua Nhân Tông nước Đại Việt chủ trương đối phó với nhà Tống từ mềm dẻo đến cứng rắn, khởi đầu duy trì bang giao rồi chuyển sang chiến tranh. Khi Vua  lên ngôi được 1 năm [1072], Vua Tống phong tước Giao Chỉ quận vương:

Lý Nhân Tông năm Thái Ninh thứ 2 [1073] Nhà Tống phong Vua tước Giao Chỉ Quận Vương.Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Năm sau  nhà vua sai Sứ sang Trung Quốc tiến cống:

Trường Biên, quyển 243. Tống Thần Tông ngày Giáp Tý tháng 3 năm Hy Ninh thứ 6  [30/4/1073], Lý Càn Đức [Vua Lý Nhân Tông] đất Giao Châu sai Sứ cống sản vật địa phương.” Continue reading “Lý Nhân Tông chuẩn bị đánh Tống”

Đề Oanh: Người con gái làm thay đổi hệ thống pháp luật phong kiến TQ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Hán Thư là một bộ sử nổi tiếng trong Nhị Thập Tứ Sử Trung Quốc, gồm 100 thiên, do 3 cha con nhà họ Ban; bố là Ban Bưu, con trai Ban Cố, con gái Ban Chiêu, cùng 1 cộng tác viên là Mã Tục; tất cả 4 sử gia  bỏ ra 40 năm trời để soạn ra. Bộ sử gồm 100 thiên, riêng thiên thứ 23 với nhan đề Hình Pháp Chí;  khảo cứu về pháp luật. Trong thiên này, chép về việc cải cách pháp luật dưới thời vua Hán Văn Đế  [TCN 202-TCN 157], vị Hoàng đế thứ 5 nhà Tây Hán.

Điểm đặc thù của cuộc cải cách này khởi nguồn từ lá thư của một người con gái gửi cho Vua Hán Văn Đế. Nàng tên là Đề Oanh, con út nhà quan, nhân cha bị tội hình có thể tổn thương đến tính mệnh, không có dịp làm lại cuộc đời. Thương xót cha vô vàn, nhưng không chỉ gạt nước mắt mà khóc; nàng quyết tâm lẽo đẻo theo đoàn áp giải tù để hầu hạ cha, từ Sơn Đông đến kinh đô Trường An  [Tây An], đường sá xa xôi hàng mấy ngàn dặm. Đến kinh đô, nàng tìm cách dâng thư lên vua Hán Văn Đế, nội dung sự việc ghi trong Hình Pháp Chí như sau: Continue reading “Đề Oanh: Người con gái làm thay đổi hệ thống pháp luật phong kiến TQ”

Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thái Ninh:1072-1075; Anh Vũ Chiêu Thắng:1076-1084; Quảng Hựu:1085-1091; Hội Phong: 1092-1110; Long Phù:1001-1109; Hội Tường Đại Khánh 1110-1119; Thiên Phù Duệ Vũ 1120-1126; Thiên Phù Khánh Thọ:1127.

Khác với 3 vị Vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông tiền nhiệm, nắm chính quyền lúc trưởng thành; Vua Nhân Tông lên ngôi lúc 7 tuổi, nên địa vị bà mẹ đẻ Linh Nhân Thái hậu lúc bấy giờ rất quan trọng. Thời con gái, Thái hậu gặp Vua Thánh Tông trong khung cảnh thơ mộng, bên khóm lan, nên được đặt tên là Ỷ Lan Phu nhân. Buổi gặp gỡ mang dấu ấn đặm đà trong lòng Vua; nên làng Thổ Lỗi quê Thái Hậu, nguyên chỉ là một làng tầm thường như tất cả các làng khác tại Bắc Ninh; được Vua đổi thành làng Siêu Loại. Ở địa vị được sủng ái, lúc Vua mất, con trai nối ngôi còn nhỏ tuổi; ắt phải có nhiều người xu phụ xui dục nắm quyền lực; Thái hậu nghe lời bèn xui Vua ban lệnh giết Thái hậu chính cung họ Dương, cùng cung nhân tùy tùng: Continue reading “Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống”

Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc giao thiệp với Trung Quốc đã trình bày ở chương trước, riêng chương này đề cập đến các lân bang về phía tây và nam. Về phía nam, nước Chân Lạp sát nách với Chiêm Thành cho người đến cống:

Mùa xuân, tháng giêng ,Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình năm thứ 3 [1056]. nước Chân Lạp sang cống.” Toàn Thư,[1] Bản Kỷ, quyển 3.

Tại miền đông nam xa xôi, có lái buôn Trảo Oa [ Java thuộc nước Indonesia], ghé đến dâng ngọc: Continue reading “Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông”

Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Long Thụy Thái Bình: 1054-1058; Chương Thánh Gia Khánh:1059-1065; Long Chương Thiên Tự:1066-1067; Thiên Huống Bảo Tượng :1068; Thần Vũ:1069-1071.

Dân ta ghét những triều đại ác với dân; riêng vua Lý Thánh Tông có lòng thương dân, ngay cả với người tù tội; nhưng cương quyết với ngoại bang, nên được nhớ ơn đời đời. Nhà Vua lên ngôi Hoàng đế vào tuổi trung niên [31 tuổi], trước đó từng xông pha trận mạc, sống gần với dân, nên tỏ ra dày kinh nghiệm, lịch lãm, chửng chạc. Lúc vua Thái Tông mất, bèn cho đem kỷ vật của Vua cha biếu tặng nhà Tống; nên được Vua Tống nể trọng sai sứ sang điếu tế, và phong cho nhà Vua tước Quận vương: Continue reading “Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trí Cao thua trận sau cùng

Trước tình hình đạo quân Nùng Trí Cao liên tục chiến thắng; nội bộ triều Tống chia làm 2 phe: chủ hòa, và chủ chiến. Phe chủ hòa muốn nhường cho Trí Cao 7 châu tại Quảng Tây, mong rằng sau khi nhận được quan chức, y sẽ tỏ ra hòa hoãn. Phái chủ chiến cho rằng y sẵn có tham vọng nên “được voi đòi tiên”; nếu nhượng bộ vài châu, thế lực mạnh hơn y sẽ tiếp tục ôm mộng xâm lăng, để nuốt chửng Trung Quốc. Triều đình nhận định cách phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công, bèn chọn tướng ra quân, dùng Địch Thanh làm chủ soái, lại theo lời khuyên bãi viên Hoạn quan phụ tá cho Thanh: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P4)”