Hệ số nhân Keynes là gì?

20160813_bbd001_0

Nguồn: What is the Keynesian multiplier?“, The Economist, 07/09/2016.

Biên dịch: Thu Hương

Khi Tổng thống Obama tìm cách kích thích nền kinh tế Mỹ đang uể oải bằng cách tung ra một gói kích thích tài khóa trị giá hơn 800 tỷ USD, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Một số chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng gói này sẽ không giúp ích nhiều cho nền kinh tế, ngược lại một số khẳng định GDP Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều hơn con số 800 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai phe đều dựa vào một khái niệm kinh tế cơ bản: hệ số nhân Keynes.

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong kinh tế học vĩ mô. Vậy thì khái niệm này ra đời từ đâu và tại sao lại gây ra nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Hệ số nhân Keynes là gì?”

Bộ ba bất khả thi là gì?

20160827_bbd001_0

Nguồn: What is the impossible trinity?“, The Economist, 09/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Trước khi đồng tiền chung châu Âu euro ra đời năm 1999, các thành viên đã neo đồng nội tệ của mình vào đồng mark Đức. Kết quả là họ buộc phải nương vào chính sách tiền tệ của NHTW Đức để điều chỉnh chính sách của riêng mình. Một số nước dễ dàng làm được điều này bởi vì có các ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với Đức và như vậy mối quan hệ giữa hai bên là “nước nổi thuyền nổi’.

Tuy nhiên, có một số nước không thể duy trì chính sách tiền tệ như vậy. Năm 1992, Anh buộc phải “nhổ neo” vì nền kinh tế Anh đang rơi vào suy thoái trong khi kinh tế Đức bùng nổ. Continue reading “Bộ ba bất khả thi là gì?”

Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?

20160820_bbd001_0

Nguồn: What is the Nash equilibrium and why does it matter?“, The Economist, 06/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Các nhà kinh tế học có thể giải thích những điều diễn ra trong quá khứ và đôi lúc còn có thể dự đoán chính xác về tương lai. Tuy nhiên, không nhiều học thuyết có tính ứng dụng trong thực tiễn cao như điểm cân bằng Nash – học thuyết kinh tế được đặt tên theo nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nó và cũng nhờ đó mà đạt giải Nobel kinh tế năm 1994.

Khái niệm đơn giản này còn giúp các nhà kinh tế học tìm ra nguyên lý xác định giá cả của các công ty, giải thích các Chính phủ nên thiết kế những cuộc đấu giá như thế nào để được hưởng lợi nhiều nhất và giải thích cả nguyên nhân tại sao đôi lúc trong 1 nhóm sẽ đưa ra những quyết định tự chuốc lấy thất bại. Vậy thì điểm cân bằng Nash là gì và tại sao đây là một trong những khái niệm kinh tế có ý nghĩa quan trọng và thay đổi cả thế giới? Continue reading “Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?”

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?

20160730_ebd001

Nguồn: What causes financial crises?“, The Economist, 08/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Xét trên góc nhìn hạn hẹp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Đó là kết quả của rất nhiều rắc rối đã tích tụ qua thời gian: các ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm tín dụng quá ư phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt và sự phình to đến mất kiểm soát của thị trường nhà đất.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến các yếu tố ấy kết hợp lại với nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận con đường đi từ những quyết định siêu mạo hiểm đến tình cảnh thị trường tài chính rung lắc đã trở nên quá quen thuộc. Từ những sinh viên đang nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng Mỹ trong thế kỷ 10 cho đến những nhà đầu tư vẫn nhớ như in nỗi đau của châu Á thời kỳ cuối những năm 1990, tất cả đều đi chung một con đường ấy. Continue reading “Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?”

‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?

20160723_ebd001_0

Nguồn: What is information asymmetry?“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Khi mua sắm, chúng ta không thể biết được ngay sản phẩm đó có chất lượng như thế nào. Ví dụ, một chiếc tivi nhìn sẽ rất đẹp đẽ và có vẻ bền khi trưng bày ngoài cửa hàng nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chính sách bảo hành là một cách để làm tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mua hàng của những thương hiệu lớn giúp chúng ta an tâm hơn, nhưng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Một tiệm cà phê có đồ uống tuyệt hảo, nhưng cửa hàng Starbucks bên cạnh sẽ không mạo hiểm để bạn tìm thấy tiệm cà phê ấy.

Vấn đề trong các ví dụ kể trên vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng phải đến những năm 1970 các nhà kinh tế học mới bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry). Continue reading “‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?”

Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?

64-kt-the-relationship-between-trade-and-wages

Nguồn:The relationship between trade and wages“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương mại có ảnh hưởng xấu đến tiền lương không? Hay chính xác hơn, việc nhập khẩu từ các nền kinh tế có mức lương thấp có làm tổn hại công nhân ở các nền kinh tế có mức lương cao không? Nhiều người cho là như vậy. Các nhà kinh tế học thì giải thích thuyết phục hơn một chút. Quay trở lại những năm 1930, một nhà kinh tế học về thương mại, Gottfried Haberler, đã lập luận rằng ” tổng thể tầng lớp lao động không có gì phải lo sợ về thương mại quốc tế” – ít nhất là trong dài hạn. Sự tin tưởng này được căn cứ trên ba quan sát. Continue reading “Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?

negative ir

Nguồn: Robert Skidelsky, “The False Promise of Negative Interest Rates”, Project Syndicate, 24/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là người viết tiểu sử và một tín đồ của John Maynard Keynes, tôi thường được mọi người hỏi rằng: “Liệu Keynes sẽ nghĩ gì về lãi suất âm?”

Đó là một câu hỏi thú vị, gợi nhớ tới một đoạn trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát” (General Theory) của Keynes, trong đó ông chú thích rằng nếu chính phủ không thể nghĩ ra biện pháp nào hợp lý hơn để giải quyết tình trạng thất nghiệp (ví dụ như xây thêm nhà cửa), thì việc đút tiền vào chai rồi chôn xuống đất, xong lại đào lên vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Ông có thể sẽ nói điều tương tự về lãi suất âm: một biện pháp tuyệt vọng của những chính phủ không thể nghĩ ra một giải pháp nào khác. Continue reading “Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?”

Thất nghiệp cơ cấu là gì?

unemployment

Nguồn:The three types of unemployment“, The Economist, 17/8/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong đợt suy thoái gần đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng từ 4,4% đến 10%. Tăng trưởng kinh tế từ thời điểm đó đã được phục hồi. Nhưng thất nghiệp thì không hề về được gần mức thấp trước khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp 6,2% của Mỹ vẫn cao hơn 40% so với cuối năm 2006. Các nhà kinh tế đang lấy bóng ma “thất nghiệp cơ cấu” để giải thích cho thực trạng này. Vậy “thất nghiệp cơ cấu” là gì? Continue reading “Thất nghiệp cơ cấu là gì?”

Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính

finmar

Nguồn: Dani Rodrik, “Guns, Drugs, and Financial Markets”, Project Syndicate, 11/04/2008

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã một lần nữa chứng minh sự khó khăn của việc “thuần hóa” ngành tài chính, một ngành vừa là xương sống vừa là mối đe dọa nguy hiểm nhất của các nền kinh tế hiện đại. Trong khi điều này không phải là mới với các nền kinh tế mới nổi, những nước đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng tài chính suốt ¼ thế kỷ vừa qua, thì nửa thế kỷ ổn định tài chính đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến vào trạng thái tự mãn.

Sự ổn định đó đã phản ánh một sự “đánh đổi” đơn giản: sự điều tiết đổi lấy tự do vận hành. Chính phủ đặt các ngân hàng thương mại dưới sự điều tiết cẩn trọng để đổi lấy việc cung cấp công cộng việc bảo hiểm tiền gửi và chức năng người-cho-vay-cuối-cùng. Các thị trường chứng khoản bị buộc phải tuân theo các yêu cầu về công bố thông tin và minh bạch. Continue reading “Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính”

Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị

27197_04bc_10

Nguồn: Michael Spence & David Brady, “Economics in a Time of Political Instability”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất ổn chính trị, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục các đảng cầm quyền lẫn các chương trình và triết lý của các đảng này, bắt nguồn một phần từ những chuyển đổi và khó khăn kinh tế. Câu hỏi hiện nay là làm cách nào để cải thiện thành tích kinh tế tại một thời điểm mà bất ổn chính trị đang cản trở quá trình hoạch định chính sách hiệu quả.

Trong một bài nghiên cứu gần đây, một trong hai người chúng tôi (David Brady) đã trình bày mối tương quan giữa gia tăng bất ổn chính trị và giảm hiệu suất kinh tế, chỉ ra rằng các quốc gia có hiệu suất kinh tế thấp hơn mức trung bình là những quốc gia có sự bất ổn bầu cử lớn nhất. Cụ thể hơn, những bất ổn đó tương ứng với sự giảm tỉ trọng của việc làm trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo ở những nước phát triển. Mặc dù mức độ suy giảm hiệu suất kinh tế thay đổi tùy theo quốc gia (ví dụ, mức độ giảm ở Đức ít mạnh hơn so với ở Mỹ), nhưng xu hướng này vẫn khá phổ biến. Continue reading “Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị”

Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?

HandChart

Nguồn: Anatole Keletsky, “When Things Fall Apart”, Project Syndicate, 31/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới ngày nay tồn tại một cảm giác về ngày tận thế, một dự cảm sâu sắc về sự tan rã của những xã hội đã từng ổn định trước kia. Những dòng dưới đây được trích trong tác phẩm bất hủ The Second Coming [Sự trở lại lần thứ hai] của đại thi hào W.B. Yeats:

“Mọi thứ đều tan vỡ; trung tâm không thể chống đỡ được

Sự vô chính phủ bao trùm lên khắp thế giới

Những điều tốt nhất thì thiếu niềm tin, trong khi điều tồi tệ nhất

Lại tràn đầy đam mê

Và loài quái thú hung dữ, thời của chúng cuối cùng cũng tới

Lê bước về Bethlehem để được tái sinh?”[1]

Yeats đã viết những dòng này vào tháng 1 năm 1919, hai tháng sau khi Thế chiến I kết thúc. Ông đã dự cảm rằng hoà bình sẽ sớm biến mất bởi những nỗi kinh hoàng lớn hơn. Continue reading “Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?”

Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản

20131130_fnp501_473

Tác giả: Trần văn Hùng

Sau những cải tổ, cải cách, đổi mới diễn ra gần như đồng loạt ở các nước xã hội chủ nghĩa cách nay trên dưới 30 năm, nếu không kể một vài tồn tại mà tôi cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ có những cải cách, đổi mới tiếp tục, thì có thể nói hiện nay các nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều là những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy trình độ phát triển rất không đồng đều.

Với hai đặc trưng chính là hoạt động theo cơ chế thị trường tự do (laissez faire) và công nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân về tài sản-vốn, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi mới ra đời, đã cho thấy một động lực phát triển mạnh mẽ mà những nền kinh tế theo những hình thái kinh tế-xã hội trước nó đều không thể so sánh được. Continue reading “Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản”