22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn

Nguồn: Hudson set adrift by mutineers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1611, sau khi trải qua một mùa đông bị mắc kẹt trong băng tuyết ở Vịnh Hudson ngày nay, thủy thủ đoàn đói khát của chiếc thuyền Discovery đã nổi dậy chống lại thuyền trưởng của họ, nhà hàng hải người Anh Henry Hudson, bỏ mặc ông cùng với người con trai nhỏ tuổi và bảy người ủng hộ ông trôi dạt trên một chiếc thuyền nhỏ không có mái che. Không ai nhìn thấy Hudson và tám người còn lại thêm một lần nào nữa. Continue reading “22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn”

20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ

Nguồn: Congress adopts the Great Seal of the United States, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1782, Quốc hội đã thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ sau sáu năm thảo luận.

Mặt trước của con dấu có hình một con đại bàng đầu trắng quắp chặt một cành ô liu bằng móng vuốt bên phải và các mũi tên bằng móng vuốt bên trái. Trên ngực của nó xuất hiện một lá chắn có hình 13 sọc dọc màu đỏ và trắng được chắn trên đầu bởi một dải màu xanh dương. Mỏ của đại bàng ngậm một biểu ngữ ghi E pluribus unum, một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc” (“Out of Many One“). Phía trên đầu  đại bàng, các tia màu vàng tỏa ra xung quanh, bao quanh 13 ngôi sao. Continue reading “20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ”

18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois

Nguồn: French troops halt fighting in Artois region, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, sau vài tuần chiến đấu dữ dội, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà man rợ, nhưng ít thành công, quân đội Pháp đã dừng các cuộc tấn công của họ vào các chiến hào Đức ở vùng Artois thuộc Pháp.

Artois, nằm ở miền bắc nước Pháp giữa Picardy và Flanders, gần Eo biển Manche, là một chiến trường quan trọng mang tính chiến lược trong Thế chiến I và đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt cuộc xung đột. Trong suốt năm 1915, các cuộc tấn công quan trọng nhất của quân đội Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây đã diễn ra ở Artois. Continue reading “18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?

Nguồn:Why is Oklahoma nicknamed the Sooner State?“, History, 30/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1889, người dân đổ xô tới trung tâm Oklahoma để đăng ký sở hữu gần 2 triệu mẫu đất được mở cho người định cư theo quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Những người tới khu vực này trước thời điểm bắt đầu được chỉ định của cuộc chạy đua giành đất (land run), tức vào trưa ngày 22/04/1889, được gọi là “Những người đến sớm” (“the sooners”). Khu vực mà những người định cư đổ xô tới được gọi là các Vùng đất chưa phân bổ (“Unassigned Lands”). Mặc dù nằm trong Vùng lãnh thổ Người da đỏ (“Indian Territory”), nơi mà chính phủ liên bang đã chuyển nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa tới trong thế kỷ 19, nhưng các Vùng đất chưa phân bổ này đã không còn gắn liền với một bộ lạc cụ thể nào sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”

11/06/1880: Ngày sinh Jeannette Rankin

Nguồn: Jeannette Rankin born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1880, Jeannette Pickering Rankin, người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ, được sinh ra tại một trang trại gần Missoula, Lãnh thổ Montana.

Rankin từng là một nhân viên công tác xã hội ở bang Montana và Washington trước khi tham gia phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ vào năm 1910. Làm việc với nhiều nhóm đòi quyền bầu cử khác nhau, bà đã vận động cho quyền bầu cử của nữ giới ở cấp quốc gia và vào năm 1914 bà là người đã có công trong việc giúp thông qua luật bầu cử cho phụ nữ ở Montana. Continue reading “11/06/1880: Ngày sinh Jeannette Rankin”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

06/06/1683: Bảo tàng Ashmolean mở cửa

Nguồn: The Ashmolean opens, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1683, Ashmolean, bảo tàng đại học đầu tiên trên thế giới, mở cửa tại Oxford, Anh.

Thời kỳ Khôi phục chế độ quân chủ Anh Quốc (English Restoration), Oxford là trung tâm hoạt động khoa học ở Anh. Năm 1677, nhà khảo cổ học người Anh Elias Ashmole đã quyên tặng bộ sưu tập những vật quý hiếm của mình cho Đại học Oxford, và các giám đốc của nhà trường đã lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà để trưng bày các vật phẩm này vĩnh viễn. Kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Sir Christopher Wren được thuê xây dựng tòa nhà, và vào ngày 6 tháng 6 năm 1683, bảo tàng Ashmolean được mở cửa. Continue reading “06/06/1683: Bảo tàng Ashmolean mở cửa”

04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19

Nguồn: Congress passes the 19th Amendment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo đảm cho phụ nữ quyền bầu cử, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn.

Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ được thành lập vào giữa thế kỷ 19 bởi những phụ nữ đã tham gia hoạt động chính trị thông qua công việc của họ trong các phong trào bãi nô và cấm bia rượu. Vào tháng 7 năm 1848, 240 phụ nữ đòi quyền bầu cử, bao gồm Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott, đã gặp nhau ở Seneca Falls, New York, để khẳng định quyền bầu cử của phụ nữ. Continue reading “04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19”

01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, Crete, thành trì cuối cùng của Quân Đồng minh ở Hy Lạp trong Thế chiến II, đã bị quân Đức chiếm đóng với tổn thất lớn cho cả hai bên.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được tăng cường bởi lực lượng không quân Anh, đã kiên quyết đẩy lùi một cuộc xâm lược của quân Ý vào đất nước họ. Vào tháng 04 năm 1941, những chiến thắng này đã trở thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler chuyển đội quân Wehrmacht Đức bất khả chiến bại sang chống lại Hy Lạp. Continue reading “01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã”

Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?

Nguồn:Why the French are arguing over a small dot”, The Economist, 06/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở nước Pháp, các vấn đề về ngôn ngữ thường khơi dậy những cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn quốc. Chỉ vừa mới năm ngoái, những cải cách nhằm đơn giản hóa các cách đánh vần phức tạp – bao gồm cả lựa chọn xóa bỏ dấu mũ của một số từ – đã khuấy động sự bất bình và tạo ra một cuộc phản đối trực tuyến mang tên #JeSuisCirconflexe (Tôi là dấu mũ). Cơn giận dữ về ngôn ngữ mới nhất của Pháp đã dẫn tới sự can thiệp từ thủ tướng và sự cảnh báo của Học viện Pháp ngữ, cơ quan giám hộ chính thức của tiếng Pháp, về một “mối đe dọa chết người” đối với ngôn ngữ này. Nó bắt nguồn từ việc xuất bản một cuốn sách giáo khoa ngữ pháp lớp ba với một dấu chấm hiếm gặp. Tại sao lại có sự căng thẳng đến vậy? Continue reading “Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?”

30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo

Nguồn:  Joan of Arc martyred, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1431, tại xứ Rouen thuộc vùng Normandy do Anh kiểm soát, Joan d’Arc, cô gái nông dân trở thành vị cứu tinh của nước Pháp, đã bị thiêu trói vào cọc vì tội dị giáo.

Joan sinh năm 1412, là con gái của một nông dân làm thuê ở Domremy, một khu vực nằm trên ranh giới  lãnh thổ của các công tước xứ Bar và Lorraine. Năm 1415, cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp bước vào giai đoạn quyết định khi vị vua trẻ Henry V của nước Anh xâm chiếm nước Pháp và giành được hàng loạt những chiến thắng mang tính quyết định chống lại các lực lượng của vua Charles VI. Continue reading “30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo”

28/05/1754: Trận đổ máu đầu tiên trong Chiến tranh Chinh phạt

Nguồn:  First blood of the French and Indian War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1754, trong cuộc đụng độ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh với Pháp và các đồng minh người Da đỏ (hay Chiến tranh Chinh phạt), lực lượng phòng vệ Virginia dưới sự chỉ huy của vị Đại tá 22 tuổi George Washington đã đánh bại một nhóm trinh sát người Pháp ở phía tây nam Pennsylvania. Trong một cuộc tấn công bất ngờ, những người lính Virginia đã giết chết 10 lính Pháp đến từ Fort Duquesne, bao gồm cả vị chỉ huy người Pháp, Coulon de Jumonville, và bắt giữ 21 tù binh. Chỉ có một người trong đội quân của Washington bị giết. Continue reading “28/05/1754: Trận đổ máu đầu tiên trong Chiến tranh Chinh phạt”

25/05/1861: Tổng thống Lincoln đình chỉ quyền bảo thân

Nguồn: President Lincoln suspends the writ of habeas corpus during the Civil War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1861, John Merryman, một nhà lập pháp tại nghị viện tiểu bang Maryland, đã bị bắt vì đã cố gắng cản trở quân đội Liên bang miền Bắc di chuyển từ Baltimore đến Washington trong cuộc Nội chiến và đã bị giam giữ tại Fort McHenry bởi các quan chức quân đội Liên bang miền Bắc. Luật sư của ông đã ngay lập tức yêu cầu lệnh bảo thân (habeas corpus) để tòa án liên bang có thể xem xét các cáo buộc. Tuy nhiên, Tổng thống Abraham Lincoln đã quyết định đình chỉ quyền bảo thân và vị tướng tư lệnh tại Fort McHenry đã từ chối chuyển giao Merryman cho chính quyền. Continue reading “25/05/1861: Tổng thống Lincoln đình chỉ quyền bảo thân”

23/05/1701: Thuyền trưởng Kidd bị hành hình

Nguồn: Captain Kidd walks the plank, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1701, tại khu vực hành hình của London, chủ tàu vũ trang cá nhân người Anh William Kidd, thường được gọi là Thuyền trưởng Kidd, đã bị treo cổ vì tội cướp biển và giết người.

Sinh ra ở Strathclyde, Scotland, Kidd trở thành thuyền trưởng trước khi định cư ở New York năm 1690, nơi ông mua bất động sản và kết hôn. Nhiều lần ông được New York và các thuộc địa châu Mỹ khác thuê để bảo vệ bờ biển trước các tàu vũ trang của kẻ thù. Continue reading “23/05/1701: Thuyền trưởng Kidd bị hành hình”

Đức tin Baha’i là gì?

Nguồn:The Baha’i faith”, The Economist, 20/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nở rộ khắp thế giới, thế nhưng đức tin này lại phải đối mặt với sự đàn áp tại quê nhà.

Thành phố Haifa của Israel đang có những ngày bận rộn. Vào ngày 16 tháng 4, trong những con hẻm xung quanh bến cảng, những người Thiên chúa giáo đón chào Lễ Phục Sinh. Ngày trước đó, người Do Thái địa phương đã thực hiện nghi lễ tại các giáo đường Do Thái vào ngày Lễ Vượt Qua của riêng mình. Và từ ngày 20 tháng 4, một cộng đồng nhỏ người Baha’i sẽ bắt đầu Ridvan, lễ hội quan trọng nhất của họ. Người Baha’i ở Haifa không đơn độc. Mặc dù có nền móng tại thành phố Haifa, tôn giáo này tự hào có hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới. Vậy các tín đồ Baha’i, họ là ai? Continue reading “Đức tin Baha’i là gì?”

18/05/1861: Báo chí chỉ trích phu nhân Tổng thống Lincoln

Nguồn: Newspaper report criticizes Mrs. Lincoln, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1861, một tờ báo California ít tiếng tăm đã đưa tin về Đệ nhất Phu nhân Mary Todd Lincoln một cách không hề dễ chịu.

Trích dẫn một bản tin từ Sacramento Union, tờ Humboldt Times kể lại câu chuyện về việc bà Lincoln đã chiếm lấy nhiệm vụ thuộc thẩm quyền tổng thống của chồng bà trong việc bổ nhiệm các chức danh tại các cơ quan liên bang như thế nào. Continue reading “18/05/1861: Báo chí chỉ trích phu nhân Tổng thống Lincoln”

16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc

Nguồn: Warsaw Ghetto uprising ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943 tại Ba Lan, cuộc nổi dậy tại khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái đã kết thúc khi binh lính Đức Quốc xã giành quyền kiểm soát khu vực Do thái của Warsaw, làm nổ tung giáo đường Do Thái cuối cùng còn sót lại và bắt đầu trục xuất hàng loạt những cư dân còn lại của khu ổ chuột đến trại diệt chủng Treblinka.

Ngay sau khi Đức bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích chỉ 840 mẫu Anh nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái trong những điều kiện bi thảm. Continue reading “16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc”

14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập

Nguồn: State of Israel proclaimed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tại Tel Aviv, Chủ tịch Cục Sự vụ Do Thái (Jewish Agency) David Ben-Gurion tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, nhà nước Do Thái đầu tiên trong 2.000 năm. Trong một buổi lễ tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv, Ben-Gurion phát biểu “Chúng tôi qua đây tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine, với tên gọi Israel”, khiến đám đông tụ họp tại bảo tàng vỗ tay và òa khóc. Ben-Gurion trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel.

Từ xa có thể nghe thấy tiếng súng nổ từ các cuộc giao tranh nổ ra giữa người Do Thái và người Ả Rập ngay sau khi quân đội Anh rút lui vào đầu ngày hôm đó. Ai Cập đã tổ chức một cuộc không kích vào Israel ngay đêm hôm ấy. Bất chấp việc Tel Aviv bị mất điện – và cuộc xâm lược được trông chờ từ phía Ả Rập – người Do Thái vẫn vui mừng kỷ niệm sự ra đời quốc gia mới của họ, đặc biệt là sau khi nhận được tin rằng Hoa Kỳ đã công nhận nhà nước Do Thái. Vào lúc nửa đêm, Nhà nước Israel chính thức ra đời sau khi thời kỳ ủy trị của Anh tại Palestine chấm dứt. Continue reading “14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập”