Thanh gươm của Damocles là gì?

damocles

Nguồn:What was the sword of Damocles?“, History.com, 07/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hình tượng “Thanh gươm của Damocles” (sword of Damocles) nổi tiếng có nguồn gốc từ một câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa được phổ biến bởi triết gia Roman Cicero trong một cuốn sách vào năm 45 TCN của ông mang tên Tusculanae Disputationes (Tạm dịch: Những cuộc thảo luận của người Tusculan). Phiên bản câu chuyện của Cicero tập trung vào Dionysius II, một vị vua độc tài một thời từng cai trị thành phố Sicily thuộc Syracuse ở thế kỷ thứ tư và thứ năm TCN. Mặc dù giàu có và quyền lực, Dionysius vẫn vô cùng bất an. Những luật lệ tàn bạo đã gây ra cho ông nhiều kẻ thù, và ông bị dày vò bởi nỗi lo sợ bị ám sát – đến nỗi ông phải ngủ trong một phòng ngủ được bao quanh bởi một con hào và chỉ tin cậy cho con gái giúp mình cạo râu bằng một lưỡi dao cạo. Continue reading “Thanh gươm của Damocles là gì?”

Tại sao cuộc khủng hoảng EU tiếp theo có thể là ở Ý?

50

Nguồn:Why Europe’s next crisis may be in Italy“, The Economist, 11/07/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dư chấn từ cuộc bỏ phiếu của Anh để rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đã lan rộng từ sông Thames tới Tiber. Cổ phiếu của các ngân hàng Ý đã sụt giảm nhanh chóng: Monte dei Paschi di Siena, ngân hàng lớn thứ ba (và lâu đời nhất thế giới), đã mất đi một nửa giá trị kể từ sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Điều này đã khiến Thủ tướng Matteo Renzi đưa ra kiến nghị tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu nhất bằng ngân sách nhà nước. Nhưng có một trở ngại: nhiều người tiết kiệm Ý sở hữu các trái phiếu ngân hàng, mà theo quy định của EU thì sẽ bị xóa bỏ nếu các ngân hang nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Liệu ông Renzi có thể cứu được cả các ngân hàng và các trái chủ – cũng như vị trí của mình hay không? Continue reading “Tại sao cuộc khủng hoảng EU tiếp theo có thể là ở Ý?”

Tại sao chi tiêu cho tên lửa đang bùng nổ?

49

Nguồn:Why missile sales are booming“, The Economist, 19/07/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được thiết kế để không gây chú ý. Nhưng tuần trước nó lại là sản phẩm được chiêm ngưỡng nhiều nhất tại triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, làm ngất ngây đám đông trên các khán đài của địa điểm triển lãm với những thao tác trơn tru và các kỹ năng độc đáo của mình, chẳng hạn như bay giật lùi. Nhưng ở phần buôn bán của triển lãm, những nhân vật chóp bu của ngành hàng không vũ trụ lại muốn nói về các loại tên lửa mà F-35 có thể bắn, và các loại hệ thống phòng thủ tên lửa mà rốt cuộc có thể bắn hạ chiếc máy bay này, cũng nhiều không kém những gì họ muốn nói về F35. Ba nhà chế tạo tên lửa lớn nhất của phương Tây, gồm Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, và MBDA của châu Âu, muốn khoe ra sản phẩm mới nhất của họ trước công chúng, đặc biệt với những phái đoàn quân sự ăn mặc bảnh bao và mang theo chi phiếu trên tay đến thăm triển lãm từ khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Tại sao chi tiêu cho tên lửa đang bùng nổ?”

Chiến tranh Trăm năm kéo dài bao lâu?

100yw

Nguồn:How long was the Hundred Years’ War?“, History.com, 11/4/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một loạt các cuộc xung đột ngắt quãng giữa Pháp và Anh diễn ra trong suốt thế kỷ 14 và 15 đã không được gọi là “Chiến tranh Trăm năm” mãi cho đến năm 1823. Tương truyền, chiến tranh được cho là đã bắt đầu vào năm 1337 khi vua Pháp Philip VI cố gắng để giành lại Guyenne (một phần của vùng Aquitaine ở tây nam nước Pháp) từ tay vua Anh Edward III – người đã đáp lại bằng cách yêu sách ngai vàng nước Pháp. Cuộc chiến đã kéo dài cho đến năm 1453 khi người Pháp tuyên bố chiến thắng đối với vùng lãnh thổ tranh chấp trong trận Castillon. Theo cách tính này, Chiến tranh Trăm năm thực sự kéo dài 116 năm. Continue reading “Chiến tranh Trăm năm kéo dài bao lâu?”

Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?

JP babies

Nguồn:Why the Japanese are having so few babies“, The Economist, 23/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 6/2014, một quan chức địa phương ở tỉnh Aichi đã đưa ra một đề nghị táo bạo. Tomonaga Osada gợi ý rằng các nhà chức trách có thể phân phối bao cao su bị làm thủng một cách bí mật cho các cặp vợ chồng trẻ, những người sau đó sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh. “Mưu đồ” không chính thống của ông được rất ít người ủng hộ, nhưng nó phản ánh một mối quan ngại chung về bối cảnh nhân khẩu học của Nhật Bản. Năm 2013, chỉ hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra, ít hơn rất nhiều so với số lượng cần thiết để duy trì dân số, được dự kiến sẽ giảm từ 127 triệu người xuống còn khoảng 87 triệu người vào năm 2060. Tại sao những người trẻ Nhật Bản lại miễn cưỡng trong việc sinh con như vậy? Continue reading “Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?”

Thủ đô châu Phi nào đặt tên theo một Tổng thống Mỹ?

Map of Sierra Leone and Liberia.

Nguồn:Which African nation’s capital is named for a U.S. president?“, History.com, ngày 17/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quốc gia Tây Phi Liberia được thành lập vào năm 1822 bởi Hiệp hội Thực dân hóa Hoa Kỳ (ACS) như là một nơi định cư cho những người nô lệ Mỹ được giải phóng. Thủ đô của quốc gia này, Monrovia, được đặt theo tên tổng thống Hoa Kỳ thứ năm, James Monroe, người đã phục vụ tại Nhà Trắng từ năm 1817 đến năm 1825 và là một người ủng hộ ACS. Tổ chức này được thành lập năm 1816, tám năm sau khi một bộ luật liên bang có hiệu lực quy định về việc cấm nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ (buôn bán nô lệ trong nước vẫn tiếp tục và chế độ nô lệ đã không được bãi bỏ cho đến khi Tu chính án thứ 13 được phê chuẩn vào năm 1865). Continue reading “Thủ đô châu Phi nào đặt tên theo một Tổng thống Mỹ?”

Thế nào là một siêu đại biểu?

45

Nguồn:What is a superdelegate?“, History.com, 22/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống hiện tại được sử dụng bởi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ để chọn ứng cử viên tổng thống đã được hình thành sau cuộc bầu cử năm 1968, khi một Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ hỗn loạn ở Chicago đã đưa Hubert Humphrey vào vị trí ứng cử viên dù ông không thể thắng được bất kỳ một cuộc bầu cử sơ bộ nào. Kể từ đó, hầu hết các đại biểu trong các hội nghị của đảng bị ràng buộc phải bầu theo ý muốn của cử tri và ủng hộ người chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ hoặc trong cuộc họp kín tại bang của họ. Nhưng trong số 4.763 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ vào mùa hè này tại Philadelphia, có 712 người (khoảng 15%) được gọi là siêu đại biểu (superdelegates), những người có thể ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào mà họ lựa chọn và có thể thay đổi sự ủng hộ của họ bất cứ lúc nào, cho đến khi có ứng cử viên được đề cử. Continue reading “Thế nào là một siêu đại biểu?”

Tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra không phải công dân Anh là ai?

Martin van Burens

Nguồn:Who was the first president born an American citizen?“, History.com, ngày 27/04/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống thứ tám của Hoa Kỳ, Martin van Buren, một thành viên Đảng Dân chủ tại vị từ năm 1837-1841, là Tổng thống đầu tiên mà lúc sinh ra không phải là công dân Anh. Bảy người khác từng giữ chức vụ chính trị cao nhất của đất nước trước ông đều được sinh ra trước năm 1776, khi 13 thuộc địa Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh. Van Buren được sinh ra sáu năm sau, vào năm 1782. Continue reading “Tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra không phải công dân Anh là ai?”

Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?

Orthodox

Nguồn:Why Orthodox patriarchs are meeting after centuries“, The Economist, 21/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có những tuyên ngôn tôn giáo về thế giới đã làm nên lịch sử và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của hàng triệu người. Một trong số đó là Pacem in Terris (Hòa bình trên trái đất), một bản cáo trạng lên án chiến tranh được công bố vào năm 1963 bởi Giáo Hoàng John XXIII. Còn một cột mốc trước đó trong giáo huấn Công giáo là De Rerum Novarum (Về những điều mới) vào năm 1891 vốn đã chấp nhận quyền của người lao động trong việc thành lập công đoàn. Trong khi đó, gần đây các nhà lãnh đạo của 200 triệu người Thiên chúa Chính thống giáo trên thế giới lại hiếm khi nỗ lực để thảo luận cùng nhau và đưa ra một thông điệp rõ ràng cho nhân loại. Có lẽ một phần với hy vọng để làm điều đó mà các giám mục của giáo hội sẽ gặp mặt tại Crete trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 26/6. Điều gì đã khiến họ tốn quá nhiều thời gian cho điều này và họ hi vọng sẽ đạt được những gì? Continue reading “Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?”

Phó Tổng thống Mỹ có bị giới hạn số nhiệm kỳ không?

US

Nguồn:Are there term limits for U.S. vice presidents“, History.com, ngày 06/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các Tổng thống Mỹ chỉ được cầm quyền hai nhiệm kỳ bốn năm (hoặc tối đa là 10 năm trong trường hợp một tổng thống được thăng cấp từ vị trí Phó Tổng thống) theo quy định của Tu chính án thứ 22 được phê chuẩn vào năm 1951. Tuy nhiên, các Phó Tổng thống, cũng giống như các thành viên của Quốc hội Mỹ, không phải đối mặt với những hạn chế về số nhiệm kỳ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có Phó Tổng thống nào phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ. Trong thực tế, chỉ có tám Phó Tổng thống đã phục vụ đủ tám năm: John Adams, Daniel Tompkins, Thomas Marshall, John Nance Garner, Richard Nixon, George H.W. Bush, Al Gore và Dick Cheney. Continue reading “Phó Tổng thống Mỹ có bị giới hạn số nhiệm kỳ không?”

Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?

Hong Kong

Nguồn:Why Hong Kong remains vital to China’s economy“, The Economist, 30/9/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các cuộc biểu tình làm tê liệt Hồng Kông và những mối lo lắng gia tăng về cách mà Trung Quốc sẽ có thể phản ứng, một trong những câu hỏi đáng quan tâm nhất của các cư dân thành phố này là liệu số phận của họ có quan trọng đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không. Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ chỉ dẫn tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ qua Hồng Kông nhiều hơn. Xét theo quy mô, họ có lý: Hồng Kông rõ ràng đã trở nên ít quan trọng hơn so với trong quá khứ. GDP của lãnh thổ này đã giảm từ 16% GDP Trung Quốc vào năm 1997, năm mà nó đã được trả lại cho Trung Quốc, xuống còn 3% vào thời điểm hiện tại. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết luận rằng Hồng Kông đang dần mờ nhạt về mặt vai trò kinh tế. Liệu có phải vậy không? Continue reading “Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?”

Tại sao Catalonia muốn độc lập khỏi Tây Ban Nha?

Catalan

Nguồn:Catalan’s independence movement“, The Economist, 14/10/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính quyền Catalonia, khu vực phía đông bắc giàu có và đông dân của Tây Ban Nha, đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không mang tính ràng buộc về nền độc lập vào ngày 09/11/2014. Nhưng kế hoạch này đã bị hoãn lại khi Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đình chỉ cuộc bỏ phiếu. Tòa án đã cân nhắc tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý, và dự kiến là sẽ tuyên bố nó vi hiến vào một thời điểm trong năm tháng sau đó. Nhưng Catalonia đã không nản lòng. Ngày 14/10/2014, Thủ hiến Catalonia, Artur Mas, đã thông báo rằng một hình thức “tham vấn” nào đó, có liên quan đến “lá phiếu và hòm phiếu”, sẽ được thực hiện vào ngày 09/11/2014, bất kể quyết định của Tòa án ra sao. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với nền độc lập của Catalonia? Continue reading “Tại sao Catalonia muốn độc lập khỏi Tây Ban Nha?”

Mô hình Canada về thỏa thuận thương mại là gì?

 Canada model

Nguồn:The Canadian model for trade deals“, The Economist, 28/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những người ủng hộ Brexit bây giờ sẽ phải hoàn thiện kế hoạch hậu EU của họ, bao gồm cả các thỏa thuận mới về thương mại. Trong chiến dịch này, Boris Johnson nói rằng Anh Quốc có thể làm theo ví dụ của Canada và đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do với phần còn lại của thế giới, trong khi vẫn duy trì được quyền kiểm soát biên giới của mình. Nhưng mô hình Canada về thỏa thuận thương mại là gì và liệu nó có thể giúp ích cho nước Anh hay không? Continue reading “Mô hình Canada về thỏa thuận thương mại là gì?”

Điều gì sẽ xảy ra với người nhập cư EU ở Anh quốc?

EU migrants

Nguồn:What happens to EU migrants in Britain“, The Economist, 27/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Nhập cư, nhập cư, nhập cư,” một tiêu đề lớn được in trên tờ Sun, một tờ báo lá cải thiên tả, vào tuần mà nước Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Cuộc bỏ phiếu này diễn ra sau hàng tuần vận động của phe “Rời bỏ” để đảm bảo với các cử tri rằng họ sẽ “lấy lại quyền kiểm soát” và hạn chế nhập cư từ EU nếu Anh rời khỏi khối. Hiện cuộc trưng cầu đã kết thúc với thắng lợi nghiêng về phe Rời đi, vậy điều gì sẽ xảy ra với những người nhập cư EU hiện đang ở Anh – và với những công dân Anh hiện đang sinh sống ở châu Âu? Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra với người nhập cư EU ở Anh quốc?”

Tại sao các hãng hàng không ngừng bay tới Venezuela?

37-Venezuela

Nguồn:Why airlines are abandoning Venezuela“, The Economist, 07/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm 1970, trữ lượng dầu mỏ của Venezuela đã thu hút các du khách là thương nhân từ khắp nơi trên thế giới. Một chiếc Concorde của Air France đã từng bay giữa Paris và Caracas một lần một tuần. Nhưng đối với các hãng hàng không, cuộc bùng nổ siêu thanh đã nhường chỗ cho một sự đổ vỡ gây thất vọng. Vào ngày 28/5, Lufthansa thông báo đã đình chỉ đường bay ba chuyến một tuần từ Frankfurt đến Caracas kể từ ngày 18/6. Hai ngày sau đó LATAM, tập đoàn hàng không lớn nhất Mỹ Latinh, tuyên bố sẽ cắt tất cả các đường bay đến quốc gia này sau ngày 1/8. Trong những năm gần đây, Air Canada, American Airlines, Alitalia và Gol đều đã giảm hoặc đình chỉ các chuyến bay của họ tới Venezuela. Tại sao lại có nhiều hãng hàng không gạch tên quốc gia này khỏi lịch trình của họ như vậy? Continue reading “Tại sao các hãng hàng không ngừng bay tới Venezuela?”

Thu nhập cơ bản phổ quát là gì?

36-Universal basic incomes.

Nguồn:Universal basic incomes“, The Economist, 05/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 5/6, người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo để bác bỏ một sáng kiến mà có thể đã dẫn tới sửa đổi hiến pháp và buộc chính phủ phải triển khai các bước theo hướng thực hiện một mức thu nhập cơ bản phổ quát (universal basic income – UBI) – một khoản thanh toán tiền mặt vô điều kiện cho tất cả các công dân. Những người ủng hộ đã đã đưa ra một mức thu nhập là 2.500 Franc Thụy Sĩ (2.500 USD) mỗi tháng. Tuy nhiên, thu nhập cơ bản phổ quát dường như đang là xu hướng tại thời điểm hiện tại. Ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người thuộc những phổ tư tưởng trái ngược nhau: chẳng như Charles Murray, một học giả có tư tưởng tự do tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ – một tổ chức thiên hữu, và Andy Stern, một nhà lãnh đạo công đoàn Hoa Kỳ. Thế giới công nghệ cũng rất quan tâm; Y Combinator, một tổ chức xúc tiến công nghệ, đang đặt hàng nghiên cứu về chính sách này. Vậy chính sách này sẽ hoạt động như thế nào và tại sao mọi người lại quan tâm về nó đến vậy? Continue reading “Thu nhập cơ bản phổ quát là gì?”

Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ vận hành như thế nào?

FILES-US-ECONOMY-BANK-GROWTH-BEIGEBOOK

Nguồn:The Federal Reserve system“, The Economist, 09/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) quyết định liệu có nên tăng lãi suất hay không tại phiên họp bắt đầu từ ngày 14/6 hay không, đại diện các chi nhánh khu vực của Fed sẽ chiếm 5 trong 10 lá phiếu. Không giống như Chủ tịch của Fed là Janet Yellen, Stanley Fischer, vị Phó của bà, hoặc ba “thống đốc” Fed đương nhiệm, những vị “chủ tịch” khu vực của Fed không được bổ nhiệm bởi Nhà Trắng, cũng không phải được phê chuẩn bởi Quốc hội, mà được bầu lên trong các chi nhánh tương ứng của họ. Điều này không phải là không gây tranh cãi. Các nhà lý thuyết âm mưu cho rằng các ngân hàng khu vực của Fed là một “cartel ngân hàng”; còn những nhà phê bình tỉnh táo hơn, như Hillary Clinton và Bernie Sanders, nói rằng các Fed khu vực mang lại cho các ngân hàng thương mại quá nhiều quyền lực. Vậy, hệ thống này vận hành như thế nào? Continue reading “Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ vận hành như thế nào?”

Vụ bê bối 1MDB diễn ra như thế nào?

1MDB

Nguồn:The 1MDB affair“, The Economist, 27/05/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 24/05/2016, chính quyền Singapore cho biết họ đã đóng cửa chi nhánh Singapore của BSI, một ngân hàng tư nhân, vì vi phạm giấy phép. Đây là một trong số các ngân hàng đã xử lý số tiền mặt liên quan đến 1MDB, một công ty đầu tư quốc gia của Malaysia, vốn là trung tâm của một vụ bê bối tài chính ngày càng lớn. Ngân hàng này cũng đang phải đối mặt với các vụ tố tụng hình sự ở nước nhà là Thụy Sĩ. Các cuộc điều tra về các dòng tiền liên quan đến 1MDB đang được tiến hành tại 6 quốc gia, và dường như đang được tăng tốc. Vậy vụ việc này diễn ra như thế nào? Continue reading “Vụ bê bối 1MDB diễn ra như thế nào?”

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn:Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?”

Số phận của Kênh đào Panama sẽ như thế nào?

world canals

Nguồn:What’s going on with the world’s canals“, The Economist, 13/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kỷ niệm 100 năm ngày mở cửa Kênh đào Panama vào ngày 15/08/2014, thế giới có thể mong đợi ba bước phát triển mang tính lịch sử: công suất tăng gấp đôi của Kênh đào Panama, hy vọng vào cuối năm 2015, với việc hoàn thành một lớp cửa cống thứ ba để có thể xử lý các tàu container khổng lồ; một dự án được bắt đầu triển khai tại một kênh đối thủ nối liền Đại Tây Dương-Thái Bình Dương xuyên qua Nicaragua; và một kênh đào Suez mới để biến phần lớn kênh đào hiện tại thành một tuyến đường biển cao tốc với hai làn tàu. Kế hoạch đầy tham vọng của Ai Cập đã được giới thiệu trong một thông báo bất ngờ của thủ tướng nước này hồi đầu tháng 8/2014, theo sau sự xác nhận đối với kế hoạch của Nicaragua vào tháng 07/2014. Đây chỉ là những diễn biến mới nhất cho thấy rằng việc mở rộng Kênh đào Panama sẽ không tạo ra những tác động lớn đối với vận tải biển toàn cầu như nó tạo ra khi được khánh thành một thế kỷ trước. Continue reading “Số phận của Kênh đào Panama sẽ như thế nào?”