17/07/1996: Chuyến bay 800 phát nổ trên không phận Long Island

Nguồn: Flight 800 explodes over Long Island, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1996, ngay sau khi cất cánh từ Sân bay Quốc tế Kennedy, New York, một chiếc máy bay phản lực Boeing 747 của TWA bay đến Paris đã phát nổ trên Đại Tây Dương, làm thiệt mạng toàn bộ 230 người trên máy bay. Chuyến bay 800 vừa nhận được lệnh cho phép bắt đầu tăng độ cao hành trình thì phát nổ mà không có cảnh báo nào trước. Bởi vì chiếc máy bay được nạp nhiên liệu cho hành trình xuyên Đại Tây Dương, nó bốc hơi trong chốc lát, tạo thành một quả cầu lửa được nhìn thấy gần như từ khắp nơi dọc bờ biển Long Island. Continue reading “17/07/1996: Chuyến bay 800 phát nổ trên không phận Long Island”

15/07/1806: Đoàn thám hiểm của Zebulon Pike khởi hành

Nguồn: Pike expedition sets out, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1806, Zebulon Pike, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, người vào năm 1805 đã lãnh đạo một nhóm thám hiểm đi tìm kiếm đầu nguồn sông Mississippi, đã bắt đầu một cuộc thám hiểm mới để khám phá khu vực Tây Nam nước Mỹ. Pike được hướng dẫn tìm kiếm đầu nguồn các sông Arkansas và sông Red, đồng thời điều tra các khu định cư Tây Ban Nha ở New Mexico. Continue reading “15/07/1806: Đoàn thám hiểm của Zebulon Pike khởi hành”

12/07/1861: Hợp bang miền Nam ký hiệp ước với người Mỹ bản địa

Nguồn: Confederacy signs treaties with Native Americans, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1861, ủy viên đặc biệt Albert Pike đã hoàn thành hiệp ước với các thành viên của bộ lạc Choctaw và Chickasaw, mang đến cho Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America) mới thành lập các đồng minh ở Lãnh thổ Người da đỏ. Một số thành viên của các bộ lạc cũng chiến đấu cho Hợp bang. Continue reading “12/07/1861: Hợp bang miền Nam ký hiệp ước với người Mỹ bản địa”

Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?

Nguồn: Who owns the Northwest Passage?The Economist, 22/05/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã làm Canada nóng mặt hồi đầu tháng này khi ông nói trong một bài phát biểu tại Phần Lan rằng yêu sách của Canada đối với Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là “bất hợp pháp”. Ông đã có mặt ở đó để tham dự phiên họp của Hội đồng Bắc Cực, một cơ quan được thành lập bởi tám quốc gia xung quanh Bắc Băng Dương để giải quyết những bất đồng và tranh chấp liên quan đến khu vực địa cực này. Nhưng nếu Canada không sở hữu Hành lang Tây Bắc (xem bản đồ), vậy thì là quốc gia nào? Continue reading “Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?”

10/07/1925: ‘Phiên tòa Khỉ’ bắt đầu

Nguồn: Monkey Trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1925, tại Dayton, Tennessee, “Phiên tòa Khỉ” đã bắt đầu với việc John Thomas Scopes, một giáo viên khoa học trung học trẻ tuổi, bị buộc tội vi phạm luật tiểu bang Tennessee vì đã giảng dạy về thuyết tiến hóa.

Đạo luật này, được thông qua vào tháng 03 năm đó, đã biến việc “dạy bất kỳ lý thuyết nào phủ nhận câu chuyện về Đấng sáng thế thiêng liêng tạo ra con người như được dạy trong Kinh thánh, và thay vào đó dạy rằng con người có xuất thân từ các động vật cấp thấp hơn” là một khinh tội có thể bị phạt tiền. Cùng với vị doanh nhân địa phương George Rappalyea, Scopes đã lên kế hoạch để bị buộc tội vì vi phạm này, và sau khi Scopes bị bắt, họ đã tranh thủ sự hỗ trợ của Liên đoàn Tự do Dân quyền Hoa Kỳ (ACLU) để tổ chức việc biện hộ. Continue reading “10/07/1925: ‘Phiên tòa Khỉ’ bắt đầu”

08/07/1951: Paris kỷ niệm 2000 năm thành lập

Nguồn: Paris celebrates 2,000th birthday, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1951, Paris, thủ đô của nước Pháp, kỷ niệm 2.000 năm tuổi. Trên thực tế, nếu tình một cách chính xác hơn thì sẽ cần có thêm một vài ngọn nến nữa trên chiếc bánh sinh nhật, vì Thành phố Ánh sáng rất có thể được thành lập vào khoảng năm 250 trước Công nguyên.

Lịch sử của Paris có thể được bắt nguồn từ một bộ lạc Gallic được biết đến với tên gọi Parisii, những người vào khoảng năm 250 trước Công nguyên đã định cư trên một hòn đảo (ngày nay gọi là Ile de la Cite) trên sông Seine, chảy qua Paris ngày nay. Continue reading “08/07/1951: Paris kỷ niệm 2000 năm thành lập”

05/07/1996: Nhân bản thành công động vật có vú đầu tiên

Nguồn: First successful cloning of a mammal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1996, cừu Dolly-động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ một tế bào của một con cừu trưởng thành-đã được sinh ra tại Viện Roslin ở Scotland.

Ban đầu có tên mã là 6LL3, cô cừu nhân bản được đặt theo tên của nữ ca sĩ và diễn viên có dáng người đẫy đà Dolly Parton. Cái tên này được cho là do gợi ý của một trong những người chăn nuôi gia súc hỗ trợ cho việc sinh nở của cô cừu này, sau khi anh biết rằng cô cừu được nhân bản từ một tế bào động vật có vú. Continue reading “05/07/1996: Nhân bản thành công động vật có vú đầu tiên”

Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

03/07/1958: Eisenhower khởi xướng chương trình kiểm soát lũ liên bang

Nguồn: Eisenhower initiates federal flood-control program, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ký Dự luật kiểm soát lũ sông và bến cảng (Rivers and Harbors Flood Control Bill), nhằm phân bổ ngân sách để cải thiện hệ thống kiểm soát lũ và lưu trữ nước trên toàn quốc. Eisenhower đã gửi lại bản thảo hai dự luật trước đó cho Quốc hội, nhưng ông đã hài lòng với các sửa đổi có trong Dự luật 3910 của Thượng viện. Continue reading “03/07/1958: Eisenhower khởi xướng chương trình kiểm soát lũ liên bang”

Tại sao EU muốn chấm dứt việc điều chỉnh thời gian?

Nguồn: Why the EU wants to stop moving the clocks forwards and backThe Economist, 29/03/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Bất chấp diện tích rộng lớn, toàn bộ Trung Quốc đều hoạt động theo múi giờ Bắc Kinh – một quyết định được Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 để tạo ra sự thống nhất. (Tội nghiệp người dân tỉnh Tân Cương nằm ở mạn viễn tây Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời không mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong ba năm gần đây, Bắc Triều Tiên sống trong múi giờ riêng của mình, chậm nửa giờ so với Hàn Quốc, nhằm giữ vững khuynh hướng ẩn dật của mình. Nhưng thường thì các quốc gia điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do mang tính thiết thực hơn. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (hay giờ mùa hè – DST) trong những tháng mùa hè. Đồng hồ châu Âu sẽ một lần nữa được điều chỉnh lên một tiếng vào cuối tuần này. Tuy nhiên, tuần trước, Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để chấm dứt thói quen lâu đời này kể từ năm 2021. Continue reading “Tại sao EU muốn chấm dứt việc điều chỉnh thời gian?”

01/07/1867: Ngày quốc khánh Canada

Nguồn: Canadian Independence Day, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1867, vùng tự trị Canada, một liên minh bao gồm Nova Scotia, New Brunswick và các tỉnh tương lai Ontario và Quebec, được Vương quốc Anh chính thức công nhận với việc thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh (British North America Act).

Trong suốt thế kỷ 19, quan hệ thuộc địa đã nhường chỗ cho sự tự chủ ngày càng tăng đối với một Canada đang phát triển. Vào năm 1841, vùng Thượng và Hạ Canada – hiện là Ontario và Quebec – được hợp nhất thành một tỉnh duy nhất bởi Đạo luật Liên minh (Act of Union). Vào những năm 1860, một phong trào đòi thành lập liên bang Canada rộng lớn hơn đã nảy sinh từ nhu cầu phòng thủ chung, mong muốn có một hệ thống đường sắt quốc gia, và sự cần thiết phải tìm ra giải pháp cho vấn đề xung đột giữa Pháp và Anh. Continue reading “01/07/1867: Ngày quốc khánh Canada”

28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời

Nguồn: Former President James Madison dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1836, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, người ghi biên bản Hội nghị lập hiến, tác giả của tập bài viết “Federalist Papers” (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã qua đời tại đồn điền thuốc lá của mình ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm, và, vào năm 1769, giúp thành lập Hiệp hội Whig Hoa Kỳ, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic được thành lập trước đó. Continue reading “28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush

Nguồn: Clinton punishes Iraq for plot to kill BushHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, để trả thù cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W.H. Bush trong chuyến thăm của ông tới Kuwait vào tháng 04/1993, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Hoa Kỳ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush”

24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale

Nguồn: Mail bomb injures Yale professorHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, vị giáo sư khoa học máy tính của Đại học Yale, David Gelernter, đã bị thương nặng trong khi mở thư, khi một phong bì được độn dày phát nổ trên tay ông. Vụ tấn công chỉ diễn ra hai ngày sau khi một nhà di truyền học tại Đại học California bị thương bởi một quả bom tương tự, và đây là vụ đánh bom mới nhất trong một chuỗi đánh bom kể từ năm 1978 mà các nhà chức trách tin rằng có liên quan đến nhau.

Sau cuộc tấn công vào giáo sư Gelernter, nhiều bộ ngành liên bang đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm UNABOM nhằm tổ chức một cuộc điều tra chuyên sâu đối với nghi phạm được gọi là “Unabomber”. Các vụ đánh bom này, cùng với 14 vụ đánh bom khác kể từ năm 1978 vốn giết chết 3 người và làm 23 người khác bị thương, cuối cùng đã được tìm thấy có mối liên hệ với Theodore John Kaczynski, một nhà toán học đến từ Chicago. Continue reading “24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale”

21/06/1864: Tướng Grant mở rộng phòng tuyến Petersburg

Nguồn: Grant extends the Petersburg lineHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1862, Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc đã kéo dài các phòng tuyến của mình quanh Petersburg, Virginia, cùng với tổng tư lệnh của mình, Abraham Lincoln. Sau sáu tuần chiến đấu khó khăn giữa Quân đoàn Potomac của ông và Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee trong một loạt các trận chiến quanh Richmond, Grant đã chọn một chiến lược khác. Bây giờ, ở tại phía nam của Richmond, bên ngoài Petersburg, ông không còn sẵn lòng tiến hành các trận chiến trên chiến trường mở khốc liệt vốn đã cướp đi rất nhiều sinh mạng. Continue reading “21/06/1864: Tướng Grant mở rộng phòng tuyến Petersburg”

19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc

Nguồn: First Republican national convention ends, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1856, tại Hội trường Quỹ Âm nhạc ở Philadelphia, hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa, được thành lập hai năm trước, đã kết thúc. John Charles Fremont của California, nhà thám hiểm nổi tiếng của bờ Tây, được đề cử vào vị trí ứng viên tổng thống, và William Dewis Dayton của New Jersey được chọn làm ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống. Continue reading “19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc”

Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?

Nguồn: Why is Jair Bolsonaro commemorating a coup that happened 55 years ago, The Economist, 05/04/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1964, những người lính Brazil đóng quân tại thành phố Juiz de Fora ở phía đông nam đất nước bắt đầu hành quân về phía Rio de Janeiro, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đảo chính quân sự. Trong những ngày sau đó, João Goulart, vị tổng thống dân cử dân chủ, đã trốn sang Uruguay. Ông được thay thế bởi một vị tướng. Nhiều người dân Brazil ủng hộ những người lính, tin rằng Goulart, một người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính của riêng mình để thành lập một chính phủ lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Peron của nước láng giềng Argentina. Continue reading “Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?”

14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc

Nguồn: First nationwide civil defense drill held, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, hơn 12 triệu người Mỹ đã “chết” trong một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng, khi Hoa Kỳ trải qua cuộc diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc đầu tiên. Mặc dù các quan chức Hoa Kỳ hài lòng với kết quả của cuộc diễn tập, sự kiện này diễn ra như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng Hoa Kỳ – và thế giới – hiện đang sống dưới một cái bóng hạt nhân.

Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự tháng 06 năm 1954 được tổ chức và đánh giá bởi Cục Quản lý Phòng thủ Dân sự, và bao gồm các hoạt động tại 54 thành phố ở Hoa Kỳ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin, Alaska và Hawaii. Canada cũng tham gia đợt diễn tập này. Tiền đề cơ bản của cuộc diễn tập là Hoa Kỳ phải đương đầu với một cuộc tấn công hạt nhân lớn từ cả máy bay và tàu ngầm, và hầu hết các khu vực đô thị lớn đã bị nhắm mục tiêu. Continue reading “14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc”

Dầu thô Brent là gì?

Nguồn: What is Brent crude?The Economist, 29/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Dầu thô Brent (Brent Crude) là tiêu chuẩn để dựa vào đó định giá phần lớn trong số 100 triệu thùng dầu thô được giao dịch mỗi ngày. Vào đầu tháng 10/2018, giá dầu thô Brent đã tăng trên 85 USD/thùng, mức cao nhất trong bốn năm qua. Nhưng thứ chất lỏng màu đen tạo nên tiêu chuẩn Brent chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng dầu được khai thác của thế giới. Vậy tại sao nó được sử dụng để xác định giá trị của 60% lượng dầu trên thị trường quốc tế? Continue reading “Dầu thô Brent là gì?”

12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân

Nguồn: John F. Kennedy receives medals, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, Trung úy John F. Kennedy được trao huân chương cao nhất của Hải quân vì những hành động dũng cảm của ông với tư cách là một hoa tiêu tàu pháo trong Thế chiến II. Vị tổng thống tương lai cũng nhận được Huân chương Trái tim Tím (Purple Heart) vì bị thương trong các trận chiến.

Khi còn trẻ, Kennedy đã rất muốn gia nhập Hải quân nhưng ban đầu đã bị từ chối vì các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là chấn thương lưng mà ông gặp phải trong quá trình chơi bóng bầu dục khi theo học tại Harvard. Tuy nhiên, vào năm 1941, người cha có quan hệ chính trị của ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ông vào quân ngũ. Năm 1942, Kennedy tình nguyện làm nhiệm vụ trên tàu PT (ngư lôi cơ giới) ở Thái Bình Dương. Continue reading “12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân”