Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?

03-American elections cost

Nguồn: Why American elections cost so much”, The Economist, 09/02/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hầu như sau mỗi kỳ bầu cử tại Mỹ, các kỷ lục về chi tiêu mới lại được phá vỡ. Còn gần chín tháng nữa mới tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào mùa thu này, nhưng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Kentucky đã thu được 19,4 triệu USD và đã chi 7,3 triệu USD. Trong kỳ bầu cử năm 2012, chỉ riêng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Massachusetts đã chi hơn 85 triệu USD. Đó chỉ là con số lẻ khi so với cuộc đua vào chức tổng thống năm đó, với chi phí lên tới 2 tỷ USD (tổng chi phí của cuộc bầu cử năm 2012, bao gồm cả các cuộc đua vào Quốc hội, lên tới 7 tỷ USD). Không phải quốc gia nào cũng chi nhiều như vậy cho nền dân chủ của mình: ví dụ, ở Pháp, chi tiêu cho chiến dịch của các ứng cử viên tổng thống được giới hạn ở mức 30 triệu USD. Vậy tại sao các cuộc bầu cử của Mỹ lại đắt đỏ như vậy? Continue reading “Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?”

Tại sao một số nhà kinh tế phản đối mức lương tối thiểu?

Nguồn:Why some economists oppose minimum wages“, The Economists, 22/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người lao động tại các quốc gia giàu có đã phải chịu đựng mức tiền lương trì trệ trong nhiều thập kỷ qua, cả trong thời điểm (nền kinh tế) tốt lẫn xấu. Các chính phủ đang nỗ lực phản ứng mạnh hơn bằng cách gia tăng mức lương tối thiểu. Chính quyền các bang và địa phương tại Hoa Kỳ đang thông qua chính sách tăng lương, còn Barack Obama thì ủng hộ tăng lương tối thiểu liên bang từ 7,25 USD/giờ lên 10,10 USD/giờ. Chính phủ mới của bà Angela Merkel đã đưa ra tín hiệu về việc ủng hộ một mức lương tối thiểu quốc gia mới; và vào ngày 16/01, George Osborne, Bộ trưởng Tài chính Anh, đã bày tỏ ủng hộ một mức tăng cao hơn lạm phát cho mức lương tối thiểu. Một mức lương tối thiểu cao hơn dường như là một cách đơn giản và hợp lý để cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế chống lại điều đó: chẳng hạn, các viện kinh tế hàng đầu của Đức đã thúc đẩy bà Merkel chống lại các yêu cầu về một mức lương tối thiểu. Vậy tại sao các nhà kinh tế thường phản đối mức lương tối thiểu? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế phản đối mức lương tối thiểu?”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?

20160305_blp503

Nguồn: “Why Austria’s asylum cap is so controversial“, The Economist, 29/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Châu Âu được chia làm hai nửa theo cách mà các quốc gia ở châu lục này đối xử với lượng người người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, động thái của Áo nhằm giới hạn lượng người tị nạn được tiếp nhận tại biên giới phía nam của mình ở mức 80 người mỗi ngày và hạn chế số lượng người mỗi ngày được đi qua Áo để xin tị nạn tại Đức ở mức 3.200 người đã làm dấy lên sự phẫn nộ.

Sau khi Áo, một quốc gia nằm trên tuyến đường di cư từ vùng Balkan vào Đức, công bố kế hoạch của mình, Dimitris Avramopoulos, Ủy viên Châu Âu phụ trách Di cư, Nội vụ và Quyền công dân, đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo để phản đối. Động thái này, theo ông, là “rõ ràng không phù hợp” với luật pháp EU. Ngài Bộ trưởng đã trả lời trên truyền hình rằng: “Họ có cố vấn pháp lý của họ và tôi có cố vấn pháp lý của tôi”. Continue reading “Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?”

Cú sốc lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

japan-bank

Nguồn: Masahiko Takeda, “The Bank of Japan’s sub-zero shock”, East Asia Forum, 08/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa đông này không quá lạnh ở Nhật Bản, nhưng ít nhất trong thị trường tài chính thì nhiệt độ lại dưới con số không. Thống đốc Haruhiko Kuroda của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã công bố vào ngày 29/01 rằng BoJ sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0,1% cho các khoản tiền gửi mà các định chế tài chính gửi tại Ngân hàng này, bắt đầu từ ngày 16/02.

Bị tác động bất ngờ bởi động thái này, tỷ giá JPY-USD, vốn đã tăng lên mức cao 117-118 yên cho mỗi đô la Mỹ hồi đầu năm nay, ngay lập tức suy yếu về mức 121 yên cho mỗi đô la Mỹ. Lợi tức Trái phiếu Chính phủ Nhật bản (JGB) kỳ hạn 10 năm, ở mức 0,22% vào ngày trước thời điểm công bố, đã giảm mạnh xuống mức thấp lịch sử 0,06%. Lợi tức của các trái phiếu ngắn hạn dưới 8 năm rơi xuống mức âm. Rõ ràng tác động đối với thị trường là rất đáng kể. Continue reading “Cú sốc lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản”

5 hiểu lầm về bom nguyên tử

bom

Nguồn: Gregg Herken, “Five myths about the atomic bomb”, The Washington Post, 31/7/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Một quả bom khác đã được thả vào ngày 9 tháng 8 ở Nagasaki. Nhiều thập niên sau đó, những tranh cãi và thông tin sai lệch vẫn bao quanh quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Thế chiến II. Kỷ niệm lần thứ 70 của sự kiện này là một cơ hội để sửa lại cho đúng năm quan điểm sai lầm đã được ghi nhận rộng rãi về bom nguyên tử.

  1. Bom nguyên tử đã kết thúc chiến tranh

Đối với người Mỹ và hầu như tất cả các sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ, quan điểm cho rằng bom nguyên tử đã dẫn đến sự đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã là kiến thức mặc định về việc cuộc chiến đã kết thúc như thế nào và tại sao.  Continue reading “5 hiểu lầm về bom nguyên tử”

Kinh tế học trong thời đại dư thừa

Consumerism1

Nguồn: J. Bradford DeLong, “Economics in the Age of Abundance”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho đến gần đây, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại vẫn là đảm bảo có đủ lương thực. Từ buổi bình minh của nền nông nghiệp cho đến thời đại công nghiệp, các nhà dinh dưỡng và các chuyên gia y tế công thường mô tả tình trạng chung của con người là chịu các áp lực y sinh về dinh dưỡng nghiêm trọng và tai hại.

Khoảng 250 năm trước đây, nước Anh dưới thời vua George là xã hội giàu có nhất từng tồn tại, nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn ảnh hưởng đến một phần lớn dân số. Những thanh thiếu niên được Hải quân gửi ra biển để làm phục dịch viên cho các sĩ quan có chiều cao thấp hơn 15 cm so với con cái của tầng lớp quý tộc. Bất chấp một thế kỷ tăng trưởng kinh tế sau đó, tầng lớp lao động ở Hoa Kỳ vẫn phải chi tới 40 phần trăm thu nhập để bổ sung đủ calo. Continue reading “Kinh tế học trong thời đại dư thừa”

Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt

Sanctions-against-Iran-650x330

Nguồn: Kofi A. Annan & Kishore Mahbubani, “Rethinking Sanctions”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng nhiều lệnh  trừng phạt hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Trong những năm 1990, có tối đa tám lệnh trừng phạt; trong những năm 2000, đỉnh điểm tăng lên đến 12 lệnh; hiện tại con số đó là 16. Và các con số này không bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Nếu căn cứ vào sự leo thang này, người ta có thể kết luận rằng các biện pháp trừng phạt đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả rõ rệt trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới. Thật không may, suy diễn đó khác xa với thực tế. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

Thêm nhiều dấu hiệu đàn áp tự do biểu đạt ở Trung Quốc

cyber-740x600

Nguồn:More general signs of a crackdown on expression,” The Economist, 05/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giữa tháng 8 năm nay, Triệu Thiếu Lân (Zhao Shaolin), cựu ủy viên thường vụ tỉnh ủy Giang Tô, một tỉnh miền Đông Trung Quốc, đã bị bắt giữ bởi ủy ban chống tham nhũng của đất nước này. Không có gì bất thường trong sự kiện đó. Hàng chục ủy viên tỉnh ủy đã bị bắt giữ trong một chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc. Điều đáng ngạc nhiên là những tội danh mà ông Triệu bị cáo buộc. Những tội danh như thế này thường nhấn mạnh khối lượng tài sản khổng lồ được cho là đã bị bòn rút từ các hoạt động bất chính. Tuy nhiên, tội danh của ông Triệu, theo tờ Nhật báo Bắc Kinh, một tờ báo của đảng, là đã coi thường kỷ luật đảng bằng cách chỉ trích các chính sách của chính phủ. Theo lời giáo sư Tạ Xuân Đào (Xie Chuntao) của Trường Đảng Trung ương, một số người nghĩ “họ thông minh hơn Đảng, mà như thế thì không được phép.” Continue reading “Thêm nhiều dấu hiệu đàn áp tự do biểu đạt ở Trung Quốc”

Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?

dungdo

Nguồn: Gideon Rachman, “Do Paris terror attacks highlight the clash of civilizations?”, The Financial Times, 16/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đa văn hóa không phải là một khát vọng tự do ngây thơ – đó là hiện thực của thế giới hiện đại.

Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến sinh tử.

Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau. Continue reading “Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Tại sao Einstein nổi tiếng?

albert_einstein_6-wallpaper-1366x768

Nguồn: Andrew Robinson, “Why is Einstein Famous?”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Albert Einstein công bố thành tựu lớn nhất của ông, thuyết tương đối rộng, ở Berlin một thế kỷ trước, vào ngày 25/11/1915. Trong nhiều năm, hầu như không có bất kỳ nhà vật lý nào có thể hiểu được lý thuyết này. Nhưng, kể từ những năm 1960, sau nhiều thập niên tranh cãi, hầu hết các nhà vũ trụ học đã xem thuyết tương đối rộng là lời giải thích tốt nhất hiện có, nếu không muốn nói là bản mô tả hoàn thiện, về các cấu trúc được quan sát thấy của vũ trụ, bao gồm cả lỗ đen.

Tuy nhiên, ngay cả cho đến ngày nay, hầu như không ai ngoài các chuyên gia có thể hiểu được thuyết tương đối rộng – không giống như thuyết chọn lọc tự nhiên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và lưỡng tính sóng – hạt trong lý thuyết lượng tử chẳng hạn. Vậy tại sao Einstein lại là nhà khoa học nổi tiếng nhất và được trích dẫn (và trích dẫn sai) nhiều nhất trên thế giới – vượt xa cả Isaac Newton hay Stephen Hawking – cũng như là một điển hình cho thiên tài? Continue reading “Tại sao Einstein nổi tiếng?”