21/11/1877: Sáng chế vĩ đại đầu tiên của Edison

Nguồn: Edison’s first great invention, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1877, nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison thông báo phát minh của mình về máy quay đĩa, một cách để ghi và phát lại âm thanh.

Edison tình cờ nghĩ ra một trong những phát minh vĩ đại của ông – máy quay đĩa – trong khi đang tìm cách ghi lại thông tin liên lạc qua điện thoại tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park, New Jersey. Công việc đã dẫn ông đến việc thử nghiệm với một chiếc đầu kim trên một xi lanh thiếc, điều đã khiến ông bất ngờ khi nó phát lại bài hát ngắn mà ông đã thu, “MARY HAD A LITTLE LAMB”. Việc trưng bày ra công chúng chiếc máy quay đĩa đã khiến nhà phát minh người Mỹ nổi tiếng thế giới, và ông được mệnh danh là “Pháp sư của Menlo Park”. Continue reading “21/11/1877: Sáng chế vĩ đại đầu tiên của Edison”

19/11/1915: Phi công Anh thực hiện cuộc giải cứu anh hùng

Nguồn: British pilot makes heroic rescue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, vào một trong những câu chuyện thú  vị nhất của cuộc không chiến Thế chiến I, phi công người Anh Richard Bell Davies đã thực hiện một cuộc giải cứu táo bạo khi anh sà chiếc máy bay của mình xuống để cứu một người đồng đội bị bắn hạ ở phía sau phòng tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Giao lộ Ferrijik.

Là một chỉ huy phi đội trong Lực lượng Không quân Hải quân Hoàng gia, Davies đang bay cùng với Trung úy Gilbert F. Smylie trong một nhiệm vụ ném bom. Mục tiêu của họ là giao lộ đường sắt tại Ferrijik, nằm gần Biển Aegean và biên giới giữa Bulgaria và châu Âu do Đế quốc Ottoman kiểm soát. Continue reading “19/11/1915: Phi công Anh thực hiện cuộc giải cứu anh hùng”

16/11/1907: Oklahoma gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Oklahoma enters the Union, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1907, Lãnh thổ Người da đỏ và Lãnh thổ Oklahoma cùng gia nhập vào Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tạo thành bang thứ 46 mang tên Oklahoma.

Oklahoma – một cái tên có nguồn gốc từ tiếng của người da đỏ Choctaw, okla có nghĩa là “người”, và humma, có nghĩa là “màu đỏ” – có một lịch sử cư ngụ của con người với hơn 15.000 năm. Những người châu Âu đầu tiên đến thăm khu vực này là những nhà thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, và vào thế kỷ 18, người Tây Ban Nha và Pháp đã phải vật lộn để kiểm soát lãnh thổ này. Hoa Kỳ mua lại Oklahoma từ Pháp vào năm 1803 như là một phần của Thương vụ Louisiana. Continue reading “16/11/1907: Oklahoma gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến

Nguồn: Ottoman Empire declares a holy war, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Ottoman, lãnh đạo tôn giáo Sheikh-ul-Islam tuyên bố một cuộc thánh chiến Islam giáo thay mặt chính quyền Ottoman, thúc giục những tín đồ của ông cầm vũ khí chống lại Anh, Pháp, Nga, Serbia và Montenegro trong Thế chiến I.

Vào thời điểm Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914, Đế quốc Ottoman đương lung lay. Đế quốc này đã bị mất phần lớn lãnh thổ vốn một thời rộng lớn của mình ở châu Âu với thất bại trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất hai năm trước đó. Continue reading “14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến”

12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran

Nguồn: Carter shuts down oil imports from Iran, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter phản ứng với một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia bằng cách ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.

Đầu tháng đó, vào ngày 04 tháng 11, 66 người Mỹ trong Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan. Sự kiện đáng báo động này đã khiến Carter và các cố vấn của ông tự hỏi liệu các nhóm khủng bố này hay các nhóm khác có nỗ lực tấn công các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mỹ trong khu vực hay không. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu thô của Iran và việc Carter duy trì một mối quan hệ với nhà vua (Shah) mới bị phế truất của Iran đã tạo thành nguyên nhân căn bản, theo quan điểm của họ, cho việc bắt những người Mỹ làm con tin. Continue reading “12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran”

Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?

Nguồn: Who owns what in outer space, The Economist, 12/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật để hợp pháp hóa việc khai thác tài nguyên trong không gian vũ trụ – đạo luật đầu tiên thuộc loại này trên thế giới. Các công ty mà một ngày nào đó có thể tìm cách khai thác các tiểu hành tinh để lấy các nguồn tài nguyên như nước hoặc kim loại quý từ nay trở đi sẽ được phép sở hữu, xử lý và bán bất cứ thứ gì họ thu được. Ngành công nghiệp khai thác không gian non trẻ đang vô cùng vui mừng. Ông chủ của một công ty với tên gọi Planetary Resources so sánh nó với Đạo luật Homestead 1862 – một đạo luật đã cấp lên tới 160 mẫu Anh đất ở miền Tây Hoa Kỳ cho bất kỳ người định cư gan dạ nào sẵn sàng mạo hiểm tới đó. Gần đây, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, đã nói về việc tạo ra một môi trường pháp lý “thuận lợi” hơn về không gian và biến mặt trăng thành một “trạm xăng” cho các chuyến thăm dò xa hơn. Continue reading “Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?”

09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines

Nguồn: Teddy Roosevelt establishes a naval base in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã thiết lập một căn cứ hải quân ở Philippines tại Vịnh Subic, trên lãnh thổ giành được từ Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.

Năm 1898, một tàu chiến hải quân Mỹ, tàu U.S.S. Maine, đã phát nổ khi neo đậu ở Cuba. Những kẻ hiếu chiến ở Mỹ đổ lỗi cho Tây Ban Nha về vụ nổ có lẽ là tình cờ này, và chiến tranh giữa hai quốc gia nhanh chóng bùng nổ. Roosevelt rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley, đăng ký vào kỵ binh Hoa Kỳ và ngay lập tức được điều tới vùng Caribbe, nơi ông nhận được sự ngưỡng mộ từ những người đồng hương vì tinh thần lãnh đạo đầy nhiệt huyết và lòng dũng cảm trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Continue reading “09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines”

07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: Jeannette Rankin becomes first U.S. congresswoman, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1916, nhà nữ quyền người Montana Jeannette Rankin được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử của đất nước này giành được một ghế trong Quốc hội liên bang.

Sinh ra và lớn lên trong một trang trại gần Missoula, Montana, Rankin là con gái của những bậc cha mẹ cấp tiến, họ đã khuyến khích bà suy nghĩ vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của các cơ hội mà phụ nữ thường được cho phép vào đầu thế kỷ 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Montana và Trường Thiện nguyện New York, Rankin làm việc một thời gian ngắn trong vai trò một nhân viên xã hội trước khi tham gia tích cực vào một nỗ lực trên phạm vi toàn quốc nhằm giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Continue reading “07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên”

05/11/1940: Franklin D. Roosevelt tái đắc cử tổng thống

Nguồn: FDR re-elected president, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1940, Franklin Delano Roosevelt tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vị trí tổng thống Hoa Kỳ, một điều chưa từng có tiền lệ.

Roosevelt được bầu vào nhiệm kỳ thứ ba với lời hứa duy trì sự trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài: “Không một người đàn ông hay phụ nữ nào có thể thảo luận một cách thiếu suy nghĩ hoặc sai trái rằng người Mỹ sẽ gửi quân đội của mình đến các chiến trường châu Âu.” Nhưng khi cuộc chiến của Hitler lan rộng, và sự tuyệt vọng của nước Anh tăng lên, Tổng thống đã đấu tranh để thông qua Đạo luật Lend-Lease tại Quốc hội vào tháng 3 năm 1941, một chương trình cam kết viện trợ tài chính cho Vương quốc Anh và các đồng minh khác. Continue reading “05/11/1940: Franklin D. Roosevelt tái đắc cử tổng thống”

Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?

Nguồn: Why France’s farmers worry about China, The Economist, 27/03/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 670.000 người đã tham dự Hội chợ Nông nghiệp thường niên của Pháp tại Paris gần đây. Trong số đó có tổng thống Emmanuel Macron, người đã đến thăm vào ngày đầu tiên và dành 12 giờ tại hội chợ, một kỷ lục cho các tổng thống. Thời gian tại hội chợ của ông có cảm tưởng như kéo dài hơn vậy. Trước hội chợ này, những người nông dân đã chặn các đường cao tốc của Pháp để phản đối cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mercosur, khối Thị trường chung Nam Mỹ, mà tác động có thể thấy là sự gia tăng lượng thịt bò nhập khẩu vào Pháp, và phản đối cả các kế hoạch của Pháp để cắt giảm trợ cấp cho các trang trại gặp khó khăn. Ông Macron đã phải chịu một sự tiếp đón thiếu thân thiện trong một vài khu vực hội chợ (mặc dù ông đã tránh được số phận mà ông phải chịu năm ngoái, khi bị ném một quả trứng vào mặt). Tuy nhiên, nông dân Pháp cũng có một mục tiêu mới. Tại sao họ lại lo lắng về Trung Quốc? Continue reading “Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?”

02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh

Nguồn: Spruce Goose flies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, máy bay Hughes – chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo – đã được điều khiển bởi nhà thiết kế Howard Hughes trên chuyến bay đầu tiên và duy nhất của nó. Được chế tạo từ gỗ dán bạch dương và vân sam, chiếc máy bay bằng gỗ đồ sộ có sải cánh dài hơn một sân bóng đá và được thiết kế để chở theo hơn 700 người ra mặt trận.

Howard Hughes là một nhà sản xuất phim Hollywood thành công khi ông thành lập Công ty Máy bay Hughes vào năm 1932. Ông đích thân kiểm tra chiếc máy bay tiên tiến do chính ông thiết kế và năm 1937 đã phá kỷ lục thời gian bay xuyên lục địa. Năm 1938, ông bay vòng quanh thế giới trong một khoảng thời gian kỷ lục là ba ngày, 19 giờ và 14 phút. Continue reading “02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh”

31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát

Nguồn: The prime minister of India is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1984, Indira Gandhi, thủ tướng Ấn Độ, đã bị ám sát ở New Delhi bởi hai cận vệ của chính bà. Beant Singh và Satwant Singh, cả hai đều là người Sikh, đã trút hết băng đạn vào Gandhi khi bà đi đến văn phòng của mình từ một ngôi nhà liền kề. Mặc dù hai kẻ tấn công ngay lập tức đầu hàng, cả hai đều bị bắn trong một cuộc hỗn chiến sau đó khiến Beant thiệt mạng.

Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã cố gắng dẫn dắt một quốc gia thống nhất từ nhiều phe phái tôn giáo, sắc tộc và văn hóa đã tồn tại dưới sự cai trị của Anh cho đến năm 1949. Con gái ông, Indira Gandhi (không có họ hàng với Mohandas Gandhi), đã lên nắm quyền vào năm 1966, và đã đấu tranh với nhiều vấn đề tương tự như cha mình. Continue reading “31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

29/10/1901: Kẻ ám sát Tổng thống McKinley bị hành quyết

Nguồn: McKinley assassin is executed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, kẻ ám sát Tổng thống William McKinley, Leon Czolgosz, đã bị hành quyết trên ghế điện tại Nhà tù Auburn ở New York. Czolgosz đã bắn McKinley vào ngày 06 tháng 09 năm 1901; Tổng thống đã chết vì vết thương tám ngày sau đó.

Trong khi McKinley đang bắt tay quan khách tại Triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York, một người theo chủ nghĩa vô chính phủ 28 tuổi tên là Leon Czolgosz đã tiếp cận ông với một khẩu súng giấu trong một chiếc khăn tay bên tay phải. McKinley, có lẽ cho rằng chiếc khăn tay là cách Czolgosz che giấu một khuyết tật cơ thể, đã tốt bụng nắm lấy tay trái của người đàn ông đó để bắt tay. Czolgosz tiến đến gần tổng thống và bắn hai phát đạn vào ngực của McKinley. Continue reading “29/10/1901: Kẻ ám sát Tổng thống McKinley bị hành quyết”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Continue reading “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?

Nguồn: Why is the Vatican negotiating with China, The Economist, 21/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, các phái đoàn đã đi đi về về giữa Bắc Kinh và Rome với hy vọng đạt được thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Những tin đồn gần đây cho thấy họ đã gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết. Nhưng nguồn gốc của sự bất đồng giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Việc giải quyết bất đồng này mang lại lợi ích gì cho cả hai bên? Continue reading “Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”

19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra

Nguồn: U.S. aid to Contras signed into law, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, trong một chiến thắng ngắn ngủi cho chính sách Nicaragua của chính quyền Reagan, vị Tổng thống này đã ký ban hành đạo luật của Quốc hội phê chuẩn 100 triệu đô la viện trợ quân sự và “nhân đạo” cho Contra. Thật không may cho Ronald Reagan và các cố vấn của ông, vụ bê bối Iran-Contra sắp sửa bùng nổ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu lật đổ chính phủ Sandinista cánh tả ở Nicaragua.

Quốc hội, và đa số công chúng Hoa Kỳ, đã không ủng hộ nỗ lực của chính quyền Reagan để lật đổ chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Reagan đã bắt đầu một “cuộc chiến bí mật” để hạ bệ chính phủ Nicaragua ngay sau khi nhậm chức vào năm 1981. Hàng triệu đô la, các khóa đào tạo và vũ khí đã được chuyển đến Contra (một lực lượng vũ trang của những người Nicaragua lưu vong nhằm loại bỏ chế độ Nicaragua cánh tả) thông qua CIA. Continue reading “17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra”