Hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên LHQ trong xây dựng pháp luật ở VN

Tác giả: Phan Thị Lan Hương[1] & Đặng Ngọc Huyền[2]

Tóm tắt: Hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam là một trong những hoạt động có tính chất quốc tế quan trọng được đề cập trong Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lí và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc qua một số dự án luật điển hình, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Continue reading “Hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên LHQ trong xây dựng pháp luật ở VN”

Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Liên Hợp Quốc (LHQ) là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, gồm 193 quốc gia thành viên. LHQ có trụ sở chính đặt tại New York, và 3 văn phòng đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya).

LHQ quy định dùng 6 ngôn ngữ chính thức (official languages) là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, A Rập và Trung Quốc. Các đại biểu hoặc khách mời họp LHQ đều sử dụng một trong 6 ngôn ngữ đó. Các văn kiện của LHQ đều in bằng 6 thứ tiếng, nhưng Ban Thư ký chủ yếu dùng tiếng Anh và Pháp để làm việc nội bộ. Hiện nay cả 6 ngôn ngữ này đều được coi là ngôn ngữ làm việc (working languages) của LHQ, nhưng năm 1946 chỉ có tiếng Anh và Pháp được coi là ngôn ngữ làm việc. Continue reading “Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc”

Thế giới hôm nay: 23/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu Phó Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden yêu cầu một cuộc điều tra về các cáo buộc rằng ông Donald Trump gây áp lực đòi Ukraine điều tra tham nhũng đối với con trai ông, Hunter Biden. Hunter Biden từng làm ăn ở Ukraine khi cha anh làm Phó Tổng thống. Ông Biden, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã cáo buộc ông Trump “cực kì lạm dụng quyền lực”. Ông Trump nói ông không làm gì sai.

Iran đúng như dự đoán đã phản đối gay gắt quyết định triển khai quân tới Ả Rập Saudi của Mỹ. Iran phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi. Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hứa “hủy diệt hoàn toàn bất kỳ kẻ xâm lược nào”, trong khi Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo các lực lượng nước ngoài hãy tránh xa. Mỹ nói việc triển khai quân là để phòng thủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2019”

Cuộc chạy đua chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

20160130_eup502

Nguồn: The race for secretary-general, The Economist, 26/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Thời tổng thư ký Boutros Boutros-Ghali (người Ai Cập) và trước đó là Javier Pérez de Cuéllar (người Peru), một diễn viên hài người Anh nói vui rằng tiêu chí cốt lõi để trở thành tổng thư ký Liên Hợp Quốc là có một cái tên dài và khó phát âm. Luật bất thành văn từ trước tới nay quy định chức vụ này luân chuyển lần lượt qua các khu vực và giờ đây đến lượt Đông Âu, một khu vực với rất nhiều cái tên vô cùng khó phát âm, khiến người ta nghĩ rằng truyền thống sẽ được tiếp tục.

Hai ứng cử viên hàng đầu đều là nữ giới đến từ Bulgaria. Cả hai cái tên đều có cách phát âm tương đối giống như cách viết phiên âm sang tiếng Anh. Nhưng việc chính phủ Bulgaria sẽ đề cử ai đang làm khuấy đảo nền chính trị tại đất nước này. Continue reading “Cuộc chạy đua chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc”

13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ

Yakov Malik

Nguồn:Soviets boycott United Nations Security Council,” History.com (truy cập ngày 12/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, lần thứ hai trong một tuần, đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc Yakov Malik bực tức rời bỏ một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, lần này là để phản ứng việc đề nghị trục xuất đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) của ông bị bác bỏ. Đồng thời, ông cũng công bố ý định tiếp tục tẩy chay các cuộc họp Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

Ít ngày trước khi diễn ra cuộc họp ngày 13 tháng 1, Malik đã thể hiện sự không hài lòng về việc Liên Hợp Quốc từ chối trục xuất phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc. Liên Xô đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối cộng sản là chính phủ thực sự của Trung Quốc, và muốn phái đoàn Trung Quốc thay thế các phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Continue reading “13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ”

24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời

San Francisco Conference

Nguồn:The United Nations is born,” History.com (truy cập ngày 23/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc, vốn được thông qua và ký từ ngày 26 tháng 6 trước đó, bắt đầu có hiệu lực và sẵn sàng thực thi, đánh dấu sự ra đời của Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc được thành lập với vai trò như một phương tiện được các nước tin là cần thiết để đảm bảo giải quyết xung đột quốc tế và đàm phán hòa bình tốt hơn so với Hội Quốc Liên trước đây. Thế chiến II đang ngày càng leo thang đã trở thành động lực thật sự cho Hoa Kỳ, Anh, và Liên Xô bắt đầu xây dựng Tuyên bố của Liên Hợp Quốc, được ký bởi 26 quốc gia vào tháng 1 năm 1942, như một hành động chính thức chống lại các cường quốc phe Trục là Đức, Ý, và Nhật Bản. Continue reading “24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời”

Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc

UN Logo

Nguồn: Bertrand Badie, “Les Nations unies face au conservatisme des grandes puissances,” Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng mất ăn, mất ngủ vì lo ngại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ từ chối phê chuẩn văn kiện thành lập Liên Hợp Quốc mà chính ông là một trong những người khởi xướng khi Thế chiến II kết thúc. Nguy cơ này là có thật do người tiền nhiệm của ông, Woodrow Wilson, đã từng nếm trái đắng một phần tư thế kỷ trước đó, mặc dù Wilson là người đi tiên phong trong việc thành lập Hội Quốc Liên.[1] Nên nhớ rằng các nghị sỹ Hoa Kỳ luôn bảo vệ quyết liệt một học thuyết cổ điển là không ai có thể thay thế nhân dân trong việc xây dựng luật pháp: dù là luật quốc tế hay một tổ chức đa phương nào đó cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi, chứ chưa nói đến là làm triệt tiêu chủ quyền quốc gia. Vào thời điểm đó, người ta đã tranh cãi rất nhiều về vị trí của tổ chức quốc tế được cải tổ từ Hội Quốc Liên này. Những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, 60 năm sau, hẳn vẫn còn nhớ về điều đó. Continue reading “Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc”

08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

History_Speeches_1502_Truman_United_Nations_Charter_SF_still_624x352

Nguồn:Truman signs United Nations Charter,” History.com (truy cập ngày 07/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn và tham gia tổ chức quốc tế mới này. Mặc dù vào thời điểm đó người ta đặt nhiều hi vọng vào Liên Hợp Quốc với vai trò là trọng tài cho các tranh chấp quốc tế, tổ chức này cũng được biết đến như một bối cảnh diễn ra nhiều xung đột Chiến tranh Lạnh.

Mùng 8 tháng 8 năm 1945 là một ngày bận rộn trong lịch sử Thế chiến II. Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản, phá hủy thành phố Nagasaki (tức mùng 9 tháng 8 tính theo giờ địa phương). Sau một thỏa thuận đạt được trước đó trong chiến tranh, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Tất cả các nhà quan sát khi đó đều đồng ý rằng sự kết hợp giữa hai hành động của Mỹ và Liên Xô này sẽ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của Nhật Bản trong Thế chiến II. Continue reading “08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc”

26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký

declarationun

Nguồn:U.N. Charter signed,” History.com (truy cập ngày 25/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong khán phòng của Nhà hát Herbst ở San Francisco, các đại biểu đến từ 50 quốc gia đã ký vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, thành lập nên tổ chức quốc tế với vai trò cứu “những thế hệ sau khỏi thảm họa của chiến tranh.” Hiến chương Liên Hợp Quốc được phê chuẩn ngày 24 tháng 10 cùng năm, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đầu tiên được triệu tập ở Luân Đôn vào ngày mùng 10 tháng 1 năm 1946.

Bất chấp sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc phân xử những xung đột dẫn đến Thế chiến II, đầu năm 1942, các nước Đồng Minh vẫn đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế mới để duy trì hòa bình trong thế giới thời hậu chiến. Ý tưởng thành lập Liên Hợp Quốc bắt đầu được đưa ra từ tháng 8 năm 1941 khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill ký bản Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó bao gồm một bộ nguyên tắc hợp tác quốc tế trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh. Continue reading “26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký”