10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ

Nguồn: Soviets exchange American for captured Russian spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Francis Gary Powers, phi công người Mỹ bị bắn rơi ở Liên Xô khi đang lái máy bay do thám của CIA vào năm 1960, đã được phía Liên Xô trao trả. Đổi lại, người Mỹ cũng sẽ thả một điệp viên Nga. Cuộc trao đổi tù nhân này đã kết thúc một trong những sự kiện kịch tính nhất của Chiến tranh Lạnh.

Francis Gary Powers từng là một phi công thuộc đội máy bay do thám U-2 của Mỹ vào cuối thập niên 1950. Từng được cho là “bất khả xâm phạm” trước hệ thống phòng không của Liên Xô, các máy bay U-2 đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ quân sự tại Nga. Ngày 01/05/1960, chiếc U-2 của Powers bị tên lửa Liên Xô bắn hạ. Powers đáng lẽ đã phải kích hoạt hệ thống tự hủy của máy bay (rồi tự tử bằng thuốc độc của CIA,) nhưng ông đã bị bắt giữ cùng toàn bộ phần còn lại của chiếc máy bay. Continue reading “10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

12/01/1943: Liên Xô chọc thủng cuộc bao vây Leningrad

Nguồn: Soviet forces penetrate the siege of Leningrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân đội Liên Xô đã chọc thủng cuộc bao vây Leningrad của quân Đức, vốn đã kéo dài một năm rưỡi. Lực lượng của Liên Xô đã tạo ra “một lỗ hổng” phá vỡ vòng vây của Đức, cho phép đưa thêm nhiều hàng tiếp viện dọc theo hồ Ladoga.

Sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 06/1941, Đức đã tiến thẳng đến Leningrad, thành phố lớn thứ hai ở Liên Xô. Trong tháng 8, quân Đức tiếp cận từ phía tây và phía nam, bao vây thành phố và vô hiệu hóa đường sắt Leningrad – Moskva. Người Đức đã cố gắng chiếm Leningrad nhưng thất bại. Trước tình hình đó, Hitler đã quyết định tiến hành bao vây, không cho bất cứ ai ra vào thủ đô của nước Nga cổ. Continue reading “12/01/1943: Liên Xô chọc thủng cuộc bao vây Leningrad”

05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu

Nguồn: Prague Spring begins in Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Alexander Dubček, một người Slovakia ủng hộ cải cách tự do, đã trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thay cho Antonin Novotny, cựu lãnh đạo theo đường lối kiểu Stalin. Trong vài tháng đầu tiên nắm quyền, Dubček đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm cả gia tăng tự do ngôn luận và phục hồi quyền cho các nhà bất đồng chính trị. Nỗ lực của Dubček để thành lập “chế độ cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này đã được gọi là Mùa xuân Praha. Continue reading “05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu”

21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời

Nguồn: Soviet republics proclaim the Commonwealth of Independent States; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trong bước cuối cùng đánh dấu sự tan rã của Liên Xô, 11 trong số 12 nước cộng hòa thuộc Liên Xô tuyên bố rằng họ đang hình thành Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States – CIS). Chỉ vài ngày sau đó, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và Liên Xô chính thức không còn tồn tại trên bản đồ thế giới.

11 nước cộng hòa, gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan, đã ký một thỏa thuận thành lập CIS. Chỉ có Gruzia, do đang có nội chiến, nên đã bỏ phiếu trắng. Continue reading “21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời”

17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã

Nguồn: Yeltsin supporters announce Soviet Union will cease to exist by New Year’s Eve, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau một cuộc họp dài giữa Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, một phát ngôn viên đã thông báo rằng Liên Xô sẽ chính thức tan rã hoặc trước năm mới, hoặc vào ngay đêm giao thừa. Yeltsin tuyên bố rằng, “Sẽ không còn lá cờ đỏ nào nữa.” Đó là đỉnh cao trong chuỗi sự kiện dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Continue reading “17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã”

03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc

03

Nguồn: Bush and Gorbachev suggest Cold War is coming to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Malta, Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra tuyên bố rằng những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh có lẽ đã đi đến hồi kết. Còn các nhà bình luận Mỹ và Liên Xô thì thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Cuộc đàm phán là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa hai nhà lãnh đạo. Bush và các cố vấn của ông rất lạc quan về lần gặp mặt này, hy vọng sẽ tiếp tục vấn đề kiểm soát vũ khí mà chính quyền Reagan trước đó đã đạt được. Còn Gorbachev cũng đã lên tiếng mong muốn sẽ có quan hệ tốt hơn với Mỹ, để ông có thể theo đuổi chương trình cải cách trong nước. Gorbachev thể hiện rằng cuộc đàm phán đã đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên hướng tới kết thúc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô

yekaterina-furtseva-1

Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu chuyện về sắc đẹp, tình yêu, con đường công danh của bà đã và vẫn luôn được quan tâm.

Con đường đến với đỉnh cao quyền lực

Dười thời Xôviết, nhiều phụ nữ đã được giữ những chức vụ cao, nhưng phần lớn không có thực quyền. Yekaterina Furtseva là một ngoại lệ, bà từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Xô: Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva (1954-1957), Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956-1957), Ủy viên Bộ Chính trị (1957-1961), Bí thư Trung ương Đảng (1956 – 1960), Phó Chủ tịch Xô viết Tối cao (1950-1962) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (1960-1974). Continue reading “Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”