Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

ukrainefam

Nguồn: Timothy Snyder, “Stalin, our contemporary”, Project Syndicate, 16/11/2010

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan. Continue reading “Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin”

Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II

vladimir-putin-759

Nguồn: Alexander Etkind, “Putin’s History Lessons”, Project Syndicate, 15/09/2009

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý thức hệ của Liên Xô từng luôn hướng về tương lai. Ngược lại, hệ tư tưởng chính thống của nước Nga ngày nay dường như chỉ tập trung nhìn về quá khứ.

Bài viết gần đây của Thủ tướng Nga Vladimir Putin đăng trên tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan nhằm tưởng niệm 60 năm ngày Phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan đã thể hiện sự quyết tâm của ông nhằm khẳng định vai trò của Nga trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20. Bài viết đã phản ánh những vấn đề sâu sắc vẫn còn tồn đọng trong kỷ nguyên của Putin: đó là việc thiếu khả năng phân định giữa quá khứ của Liên Xô với hiện tại của nước Nga; một sự kết hợp bừa bãi giữa chủ nghĩa bảo thủ chính trị và chủ nghĩa xét lại lịch sử; và thái độ thờ ơ, gần như không chịu tiếp thu, đối với các giá trị dân chủ cốt lõi. Continue reading “Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II”

Những bài học từ thất bại của Perestroika

cccp

Nguồn: Gavril Popov, “The lessons of Perestroika, 20 years after”, Project Sydicate, 30/11/2005

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika (cải tổ), nhiều người vẫn than vãn về tốc độ cải cách chậm chạp ở Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng cải cách nhanh có thể xảy ra được không? Điều này không phải là một bất ngờ bởi vì quãng thời gian hỗn độn thời Gorbachev và Yeltsin nắm quyền đã làm nước Nga kiệt quệ. Vậy ai có thể đổi lỗi cho dân Nga vì tiến độ cải cách chậm chạp đó?

Nhưng nếu Nga muốn trở lại trên đôi chân của mình, thì cần phải có nhiều cải cách hơn nữa. Tuy nhiên, trước một chu kỳ cải cách mới, chúng ta phải hiểu rõ vài nguyên tắc cơ bản về năng lực chính trị của Nga. Continue reading “Những bài học từ thất bại của Perestroika”

Hãy để lịch sử đánh giá các cuộc cách mạng Nga

lenin1917

Nguồn: Roy Medvedev, “Let History Judge Russia’s Revolutions”, Project Syndicate, 05/11/2007

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một loạt những lễ kỷ niệm sẽ diễn ra ở Nga năm 2007. Tháng này đánh dấu kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng 10 Nga và kỷ niệm 25 năm ngày mất của Leonid Brezhnev. Tháng sau sẽ đánh dấu kỷ niệm 15 năm ngày Liên Xô tan rã. Nhưng chúng ta phải hiểu sự kiện đầu tiên nếu chúng ta muốn hiểu được những sự kiện tiếp theo.

Cách mạng tháng 10 luôn bị nhiều người chỉ trích. Triết gia người Nga Ivan Shmelev gọi nó là “cuộc đại tra tấn nước Nga”. Vasily Rozanov gọi nó là “Cuộc Thảm sát của nước Nga.” Vô số các tác giả đã coi nó như một bi kịch làm phá vỡ dòng chảy lịch sử và hủy hoại những tinh hoa của nước Nga. Continue reading “Hãy để lịch sử đánh giá các cuộc cách mạng Nga”

Tại sao người Nga vẫn tưởng nhớ Stalin?

rus-stalin

Nguồn: Roy Medvedev, “Stalin Lives,” Project Syndicate, 29/03/2005.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Di sản của những nhà độc tài quá cố thuộc những chế độ toàn trị đã sụp đổ không nên còn mập mờ. Chỉ có những tên thiểu số mất trí của Đức mới dám tưởng nhớ Hitler. Ngay cả những tàn dư tuyệt vọng của chế độ Khmer Đỏ cũng không dám kỷ niệm Pol Pot. Vì vậy, khi Nga chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng phát xít (năm 2005), việc nhắc lại vai trò của Stalin trong chiến thắng ấy có vẻ rất kỳ cục.

Quả thật, đầu năm 2005, tranh luận đã nổ ra ở Moskva về việc có nên xây tượng nhà độc tài đã chết này không. Ở những hiệu sách lớn ở Nga có bán rất nhiều tiểu sử và lịch sử chính trị về Stalin và kỷ nguyên của ông. Một số cuốn dựa trên các tài liệu lưu trữ mới được mở gần đây khá mang tính phê phán. Nhưng phần lớn các sách và tác giả vẫn miêu tả Stalin theo chiều hướng tích cực. Trên thực tế, khi người Nga được hỏi danh sách những người quan trọng nhất thế kỷ 20, Stalin vẫn là nhân vật số một – cùng với Lenin. Continue reading “Tại sao người Nga vẫn tưởng nhớ Stalin?”

Nhìn lại vai trò Quốc hội dân chủ đầu tiên của Liên Xô

gorbachev-yeltsin

Nguồn: Roy Medvedev, “The First and Last Soviet Parliament”, Project Syndicate, 20/10/1999

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nỗ lực năm 1989 nhằm thiết lập một Quốc hội được bầu một cách dân chủ đầu tiên tại Liên Xô đã chứng tỏ là một trong những cải cách bất ngờ nhất của Gorbachev. Thực vậy, quyết định về chính sách trong nước này tương tự như quyết định đối ngoại của ông nhằm cho phép Đông Âu đoạn tuyệt với chủ nghĩa Cộng sản. Những cải cách quốc nội khác của Gorbachev đã giải quyết các vấn đề kinh tế và văn hóa, thậm chí là cả vấn nạn lạm dụng chất có cồn; còn đây là nỗ lực cải cách lại hệ thống quyền lực. Cũng giống như perestroika (“cải tổ”, chính sách cải cách được Liên Xô tiến hành từ 1986 – 1991), nó đã thất bại bởi thiếu các mục tiêu rõ ràng. Continue reading “Nhìn lại vai trò Quốc hội dân chủ đầu tiên của Liên Xô”

03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai

1032_Bush_Gorbachev

Nguồn: Bush and Gorbachev end second summit meeting”, History.com (truy cập ngày 3/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Tổng thống George Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ba ngày với những lời ấm áp thể hiện tình hữu nghị nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào về việc thống nhất nước Đức.

Bush và Gorbachev đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai của họ ở Washington, DC. Chủ đề chính của cuộc đối thoại là tương lai của một nước Đức thống nhất. Chế độ cộng sản ở Đông Đức đã sụp đổ và bức tường Berlin đã bị phá bỏ vào năm 1989. Tuy nhiên, sự khác biệt đã nảy sinh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về vấn đề một nước Đức thống nhất trong một châu Âu vẫn trong tình trạng Chiến tranh Lạnh. Phía Mỹ muốn nước Đức mới trở thành một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn được thành lập năm 1949 như là một tổ chức phòng thủ chung chống lại sự bành trướng của Liên Xô vào Tây Âu. Continue reading “03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai”

21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực

History_Gorbachev

Nguồn:Gorbachev consolidates power”, History.com (truy cập ngày 21/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một nỗ lực để củng cố quyền lực của mình và giảm bớt căng thẳng chính trị và sắc tộc ở các nước cộng hòa Xô-viết là Armenia và Azerbaijan, nhà lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev đã cách chức các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở hai nước cộng hòa này.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong nỗ lực thực hiện các cải cách trong nước ở Liên Xô. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự chống đối của nhiều quan chức Nga bảo thủ, những người tin rằng những cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev có thể đe dọa vị trí của Đảng Cộng sản ở Liên Xô. Cả Karen S. Demirchyan và Kyamran I. Bagirov, những người đứng đầu Đảng Cộng sản ở Armenia và Azerbaijan, đều thuộc nhóm này, và Gorbachev đã phải công khai phàn nàn về sự thất vọng của mình trong việc tiến hành cải cách kinh tế tại hai nước cộng hòa đó. Continue reading “21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”