10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”

01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự

Nguồn: Antarctica made a military-free continent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên Xô, đã cùng ký Hiệp ước Nam Cực, theo đó chính thức cấm mọi hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí trên lục địa này. Đây là hiệp định kiểm soát vũ khí đầu tiên được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ thập niên 1800, một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Chile và Na Uy, đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ thuộc Nam Cực – trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngoại giao và thậm chí là đụng độ vũ trang. Năm 1948, lính Argentina đã bắn vào lính Anh trong một khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Continue reading “01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự”

22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad

Nguồn: Soviets encircle Germans at Stalingrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một cuộc phản công của Liên Xô chống lại quân Đức đã thành công khi Hồng Quân bắt giữ khoảng 250.000 lính Đức ở phía nam Kalach, trên bờ Sông Don, nội ô Stalingrad. Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Tướng Đức Friedrich Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố, một trung tâm công nghiệp lớn, và sẽ là một bước ngoặt chiến lược nếu Đức chiếm được nó. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của họ, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền Ewald von Kleist, vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov đứng đầu, mặc dù đã họ đẩy Liên Xô gần như đến sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây được Stalingrad. Continue reading “22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad”

03/11/1957: Liên Xô đưa sinh vật đầu tiên lên vũ trụ

Nguồn: Soviet Union launches a dog into space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Liên Xô đã thành công trong việc đưa sinh vật đầu tiên vào không gian – một con chó tên là Laika – trên tàu vũ trụ Sputnik 2.

Laika, cô chó lai giống husky Siberia, vốn là một con chó hoang sống trên đường phố Moskva trước khi ‘gia nhập’ chương trình không gian của Liên Xô. Laika đã sống sót trong vài ngày trên vệ tinh Trái Đất nhân tạo thứ hai của Liên Xô, duy trì sự tồn tại của mình bằng một hệ thống hỗ trợ sự sống cực kỳ phức tạp. Các điện cực gắn trên cơ thể nó cung cấp cho các nhà khoa học trên mặt đất những thông tin quan trọng về ảnh hưởng sinh học của việc du hành vũ trụ. Laika chết sau khi hệ thống hỗ trợ sự sống hết năng lượng. Continue reading “03/11/1957: Liên Xô đưa sinh vật đầu tiên lên vũ trụ”

20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba

Nguồn: Kennedy secretly plans blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.

Kennedy đang ở Seattle và dự kiến sẽ tham dự Hội chợ Thế giới Thế kỷ 21 ở Seattle thì thư ký báo chí của ông thông báo rằng tổng thống đã bị “nhiễm trùng đường hô hấp.” Tổng thống sau đó bay trở lại Washington, nơi ông được cho là đã nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Continue reading “20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba”

08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học

Nguồn: Aleksandr Solzhenitsyn wins the Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất nước Nga, Aleksandr Solzhenitsyn, đã đoạt giải Nobel Văn học.

Sinh năm 1918 tại Liên Xô, Solzhenitsyn là nhà văn và nhà phê bình hàng đầu về sự áp bức nội bộ ở Liên Xô. Bị bắt vào năm 1945 vì dám chỉ trích chế độ Stalin, ông đã phải thụ án 8 năm trong các nhà tù và trại lao động. Khi được thả vào năm 1953, ông bị đưa đi “lưu vong nội bộ” ở phần đất châu Á của Nga. Sau cái chết của Stalin, Solzhenitsyn được trả tự do và bắt đầu lại công việc viết lách. Continue reading “08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học”

20/09/1963: Kennedy đề xuất sứ mệnh chung lên Mặt Trăng

Nguồn: Kennedy proposes joint mission to the moon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1963, với tinh thần lạc quan, Tổng thống John F. Kennedy đã gợi ý rằng Liên Xô và Mỹ nên hợp tác trong một sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng. Đề xuất này đã khiến Liên Xô cũng như nhiều người Mỹ bất ngờ.

Năm 1961, ngay sau khi đắc cử tổng thống, John F. Kennedy tuyên bố quyết tâm giành chiến thắng trong “cuộc đua không gian” với Liên Xô. Kể từ năm 1957, khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik vào quỹ đạo Trái Đất, các nhà khoa học hai nước đã không ngừng cạnh tranh xem ai có thể tạo ra bước đột phá tiếp theo trong ngành du hành vũ trụ. Không gian vũ trụ đã trở thành biên giới mới của Chiến tranh Lạnh. Continue reading “20/09/1963: Kennedy đề xuất sứ mệnh chung lên Mặt Trăng”

01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi

Nguồn: Korean Airlines flight shot down by Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, máy bay chiến đấu của Liên Xô đã chặn đường một chuyến bay chở khách của hãng Korean Airlines trên không phận nước này, sau đó bắn rơi máy bay, khiến 269 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ việc đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ.

Ngày hôm ấy, chuyến bay số hiệu 007 của Korean Airlines (KAL) đang trên chặng cuối cùng của hành trình từ Thành phố New York đến Seoul, chuyển tiếp tại Anchorage, Alaska. Khi đến gần điểm hạ cánh, máy bay bắt đầu chệch hướng ra xa so với đường bay thông thường. Trong chốc lát, chiếc 007 đã lạc vào không phận Liên Xô và băng qua bán đảo Kamchatka, nơi có một số cơ sở quân sự tối mật của Liên Xô. Continue reading “01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi”

29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

Nguồn: Soviets explode atomic bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tại một bãi thử ở Semipalatinsk, Kazakhstan, Liên Xô đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, có biệt danh là “First Lightning” (Tia chớp đầu tiên). Để đo lường tác động của vụ nổ, các nhà khoa học Liên Xô đã cho xây dựng các tòa nhà, cầu đường và nhiều cấu trúc dân sự khác trong khu vực lân cận. Họ cũng đặt động vật trong những chiếc lồng ở gần đó để có thể kiểm tra tác động của bức xạ hạt nhân đối với động vật có vú giống như con người. Vụ nổ ở mức 20 kiloton, tương đương với “Trinity,” quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ, và đã phá hủy hoàn toàn các cấu trúc dân sự và thiêu rụi mọi động vật. Continue reading “29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử”

25/08/1985: Samantha Smith thiệt mạng vì tai nạn máy bay

Nguồn: Samantha Smith dies in plane crash, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Samantha Smith, “đại sứ” 13 tuổi của Mỹ tại Liên Xô, đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay. Smith trở nên nổi tiếng nhờ lá thư em viết cho nhà lãnh đạo Liên Xô Yuri Andropov vào năm 1982, và sau đó là chuyến thăm Liên Xô với tư cách là khách mời của Andropov vào năm 1983.

Cuối năm 1982, Smith, một học sinh lớp năm tại trường Tiểu học Manchester ở Manchester, Maine, đã viết một lá thư thú vị cho nhà lãnh đạo Liên Xô Andropov. Cô bé nói rằng mình “rất lo lắng về việc Liên Xô và Mỹ có thể vướng vào  một cuộc chiến tranh hạt nhân. Liệu có chiến tranh không ạ?” Vài tháng sau, lá thư của Smith đã được in lại ở Liên Xô và người ta cũng thông báo rằng Andropov đang thư trả lời. Continue reading “25/08/1985: Samantha Smith thiệt mạng vì tai nạn máy bay”

21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở”

Nguồn: President Eisenhower presents his “Open Skies” plan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở” (Open Skies) của ông tại hội nghị thượng đỉnh Geneva với đại diện của ba nước – Pháp, Anh và Liên Xô. Dù chưa bao giờ được chấp nhận, kế hoạch này đã đặt nền móng cho chính sách “tin tưởng nhưng phải kiểm chứng” (trust, but verify) sau đó của Tổng thống Ronald Reagan, có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí với Liên Xô.

Eisenhower đã gặp Thủ tướng Anthony Eden của Vương quốc Anh, Thủ tướng Edgar Faure của Pháp và Phó Thủ tướng Nikolai Bulganin của Liên Xô (thay mặt nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev) tại Geneva vào tháng 07/1955. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm các cuộc thảo luận về tương lai của Đức và vấn đề kiểm soát vũ khí. Continue reading “21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở””

19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập

Nguồn: United States withdraws offer of aid for Aswan Dam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút lại đề nghị hỗ trợ tài chính nhằm giúp Ai Cập xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Hành động này đã thúc đẩy Ai Cập tiến gần hơn tới một liên minh với Liên Xô, đồng thời cũng là nhân tố góp phần vào Khủng hoảng Kênh đào Suez trong nửa sau năm 1956.

Tháng 12/1955, Bộ trưởng Dulles tuyên bố rằng Mỹ, cùng với Vương quốc Anh, đã viện trợ gần 70 triệu đô la cho Ai Cập để xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Dulles thật ra chỉ miễn cưỡng đồng ý với khoản trợ giúp này. Ông vô cùng nghi ngờ nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà ông tin là một người theo chủ nghĩa dân tộc liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập”

12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk

Nguồn: Russians halt German advance in a decisive battle at Kursk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một trong những trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra khi cuộc tấn công của Đức nhắm vào Kursk, một trung tâm công nghiệp và đường sắt của Liên Xô, đã bị chặn lại trong một trận chiến tàn khốc, đánh dấu bước ngoặt ở Mặt trận phía Đông theo hướng có lợi cho Liên Xô.

Đức vốn dĩ đã bị đẩy lùi khỏi Kursk, một trung tâm liên lạc quan trọng giữa hai miền bắc và nam của Liên Xô, từ hồi tháng 2. Sang tháng 3, phía Liên Xô đã tạo ra một pháo đài phòng thủ kiên cố nằm ở phía tây Kursk để ngăn chặn một nỗ lực khác của Đức nhằm tiến xa hơn về phía nam Liên Xô. Vào tháng 6, quân xâm lược Đức đã phát động một cuộc không kích vào Kursk; trên mặt đất, Chiến dịch Cottbus được phát động, ban đầu tập trung tiêu diệt hoạt động của quân đội Liên Xô, nhưng thực tế lại dẫn đến việc tàn sát dân thường do lực lượng Liên Xô ẩn náu trong dân. Liên Xô cũng đã đáp trả bằng các cuộc không kích chống lại quân Đức. Continue reading “12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk”

08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô

Nguồn: German general’s diary reveals Hitler’s plans for Russia, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, sau khi Đức xâm lược Pskov, cách Leningrad của Nga 289 km, tổng tham mưu trưởng quân đội Đức – Tướng Franz Halder – đã ghi lại kế hoạch của Hitler đối với Moskva và Leningrad vào nhật ký của mình như sau: “Loại bỏ toàn bộ dân của chúng, nếu không chúng ta sẽ phải nuôi họ suốt mùa đông.” Continue reading “08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô”

30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11

Nguồn: Soviet cosmonauts perish in reentry disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ Liên Xô thuộc phi hành đoàn đầu tiên làm việc trên trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới đã thiệt mạng vì tàu không gian của họ sụt áp khi quay trở lại khí quyển Trái Đất.

Ngày 06/06, các phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev đã được phóng lên vũ trụ trên tàu Soyuz 11 trong một nhiệm vụ neo đậu và làm việc tại Salyut 1, trạm vũ trụ của Liên Xô, vốn đã được đưa vào quỹ đạo không gian từ hồi tháng 4. Con tàu đã đến trạm thành công và các phi hành gia đã dành 23 ngày trong quỹ đạo. Vào ngày 30/06, họ rời Salyut 1 và bắt đầu quay lại Trái Đất. Continue reading “30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11”

18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II

Nguồn: Jimmy Carter and Leonid Brezhnev sign the SALT-II nuclear treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Vienna, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký thỏa thuận SALT-II, đưa ra các hạn chế và hướng dẫn về vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận chưa bao giờ chính thức có hiệu lực này đã trở thành một trong những hiệp định Mỹ – Xô gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Lạnh.

SALT-II là hệ quả của nhiều vấn đề dai dẳng còn sót lại từ thỏa thuận SALT-I thành công năm 1972. Mặc dù thỏa thuận năm 1972 đã hạn chế rất nhiều loại vũ khí hạt nhân, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Liên Xô đã bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi SALT-I được cả hai quốc gia phê chuẩn vào năm 1972. Continue reading “18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II”

14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab

Nguồn: America’s first space station, Skylab, is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Skylab, trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái Đất. Mười một ngày sau, ba phi hành gia người Mỹ gồm Charles Conrad, Joseph Kerwin và Paul Weitz đã đến Skylab, sửa chữa một tấm pin mặt trời bị kẹt và tiến hành các thí nghiệm khoa học trong suốt 28 ngày trên trạm vũ trụ này.

Sứ mệnh đầu tiên này của Skylab diễn ra hai năm sau khi Liên Xô phóng Salyut, trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới, lên quỹ đạo  Trái Đất. Tuy nhiên, không giống như Salyut vốn gặp rất nhiều trục trặc, trạm vũ trụ Mỹ đã thành công lớn, đảm bảo an toàn cho ba phi hành đoàn riêng biệt, mỗi đoàn gồm ba phi hành gia, trong thời gian dài và vượt xa các kế hoạch trước đó về nghiên cứu khoa học. Continue reading “14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab”

Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Victor Who Lost the USSR”, Project Syndicate, 05/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi lăm năm trước, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. “Người ta mong đợi rất nhiều ở Gorbachev”, Anatoly Chernyaev – một quan chức của Đảng Cộng sản và là một trí thức, người sau này sẽ trở thành cố vấn hàng đầu cho Gorbachev – đã viết như vậy trong nhật ký của mình vào thời điểm đó. Liên Xô không cần gì khác ngoài “một cuộc cách mạng từ trên xuống”, ông ghi lại. “Liệu Mikhail Sergeyevich có hiểu điều này không?”

Chắc chắn là các chính sách của Gorbachev như perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và glasnost (minh bạch và công khai hóa) đã mang lại một cuộc cách mạng của những sự kỳ vọng. Sau 20 năm bị đình trệ bởi một chế độ chuyên chế ốm yếu – ba nhà lãnh đạo đã chết trong vòng chưa đầy ba năm (một cuộc đua xe tang, như cách nói đùa ảm đạm của người Nga) – người ta muốn tìm kiếm sự thay đổi. Họ tin rằng Gorbachev có thể mang lại điều đó. Continue reading “Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại”

12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Soviet cosmonaut Yuri Gagarin becomes the first man in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trên tàu vũ trụ Vostok 1, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseyevich Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ. Trong chuyến bay, phi công thử nghiệm kiêm kỹ thuật viên công nghiệp 27 tuổi này cũng trở thành người đầu tiên bay quanh hành tinh của chúng ta, một kỳ tích được thực hiện bởi tàu không gian của ông trong vòng 89 phút. Vostok 1 đã bay quanh Trái Đất ở độ cao tối đa 187 dặm (301 km) và đã được hướng dẫn hoàn toàn bởi một hệ thống điều khiển tự động. Câu nói duy nhất được cho là của Gagarin trong suốt khoảng thời gian 1 giờ 48 phút trên vũ trụ là, “Chuyến bay đang diễn ra bình thường. Tôi vẫn khỏe.”

Sau khi chiến công lịch sử của ông được công bố, một Gagarin cuốn hút và khiêm nhường đã ngay lập tức trở thành người nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được trao tặng Huân chương Lenin và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Các tượng đài của ông được dựng lên khắp Liên Xô và nhiều đường phố cũng được đổi tên để vinh danh ông. Continue reading “12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ”

26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô

Nguồn: McCarthy charges that Owen Lattimore is a Soviet spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, một buổi phát thanh liên quan đến cuộc điều tra của Thượng viện về những người cộng sản ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã rò rỉ tin tức rằng Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã buộc tội Giáo sư Owen Lattimore là gián điệp cấp cao của Liên Xô. Lattimore sớm trở thành nhân vật trung tâm trong cơn cuồng loạn mang tên “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) xuất phát từ những cáo buộc liều lĩnh của McCarthy.

McCarthy sớm trở nên nổi tiếng vào tháng 02/1950 khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng mình đang nắm giữ một danh sách hơn 200 người “theo cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, khi bị ép công khai chi tiết, McCarthy lại tìm cách lảng tránh. Khi Thượng viện yêu cầu ông đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho khẳng định của mình, McCarthy chuyển sang trình bày lan man và hoàn toàn không mạch lạc. Continue reading “26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô”