29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York

Nguồn: The “Mad Bomber” strikes in New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, một thiết bị tự chế đã phát nổ tại nhà ga Grand Central ở Thành phố New York, khiến những người đi làm giật mình nhưng may mắn không ai bị thương. Trong vài tháng sau đó, năm quả bom nữa đã được tìm thấy tại các địa điểm nổi tiếng rải rác khắp New York, bao gồm cả thư viện công cộng. Nhà chức trách nhận ra rằng hành vi khủng bố mới này là tác phẩm của “Mad Bomber.”

Trải nghiệm đầu tiên của cư dân New York với “Mad Bomber” là vào ngày 16/11/1940, khi một quả bom ống được để lại trong tòa nhà Edison với một ghi chú rằng, “Bọn lừa đảo Con Edison, cái này là dành cho các ngươi.” Nhiều quả bom khác đã được phát hiện vào năm 1941, quả sau luôn mạnh hơn quả trước, cho đến khi Mad Bomber gửi đi một ghi chú vào tháng 12 rằng “tôi sẽ không tạo thêm bom trong thời gian diễn ra Thế chiến nữa.” Hắn cũng tiếp rằng công lý sẽ được thực thi với Con Edison, công ty điện lực New York, trong thời gian tới. Continue reading “29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York”

28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile

Nguồn: Nuclear disaster at Three Mile Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 4 giờ sáng ngày này năm 1979, tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân Hoa Kỳ đã bắt đầu khi một van áp suất trong lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile mắc lỗi và không thể đóng lại. Nước làm mát, bị nhiễm phóng xạ, đã từ van chảy lan sang các tòa nhà liền kề, và lõi hạt nhân bắt đầu nóng lên tới mức nguy hiểm.

Nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile được xây dựng vào năm 1974 trên một bãi bồi trên sông Susquehanna của Pennsylvania, chỉ cách thủ phủ Harrisburg 10 dặm về phía hạ lưu. Năm 1978, một lò phản ứng tiên tiến thứ hai bắt đầu hoạt động trên đảo Three Mile, nơi được ca ngợi là tạo ra nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá phải chăng trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Continue reading “28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile”

26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô

Nguồn: McCarthy charges that Owen Lattimore is a Soviet spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, một buổi phát thanh liên quan đến cuộc điều tra của Thượng viện về những người cộng sản ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã rò rỉ tin tức rằng Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã buộc tội Giáo sư Owen Lattimore là gián điệp cấp cao của Liên Xô. Lattimore sớm trở thành nhân vật trung tâm trong cơn cuồng loạn mang tên “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) xuất phát từ những cáo buộc liều lĩnh của McCarthy.

McCarthy sớm trở nên nổi tiếng vào tháng 02/1950 khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng mình đang nắm giữ một danh sách hơn 200 người “theo cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, khi bị ép công khai chi tiết, McCarthy lại tìm cách lảng tránh. Khi Thượng viện yêu cầu ông đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho khẳng định của mình, McCarthy chuyển sang trình bày lan man và hoàn toàn không mạch lạc. Continue reading “26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô”

19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”

20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật

Nguồn: Pilot O’Hare becomes first American WWII flying ace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trung úy Edward O’Hare đã cất cánh từ hàng không mẫu hạm Lexington để tham gia cuộc đột kích vào căn cứ của Nhật Bản tại Rabaul – và vài phút sau, ông trở thành “Phi công Át chủ bài” (flying ace) đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Giữa tháng 02/1942, tàu Lexington bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck, đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 01 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ. Nhiệm vụ của Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Continue reading “20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật”

16/02/1804: Quân Mỹ đột kích cảng Tripoli

Nguồn: U.S. Navy stages daring mission during First Barbary War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, trong Chiến tranh Barbary lần thứ nhất, Trung úy Stephen Decatur của Mỹ đã lãnh đạo một nhiệm vụ quân sự mà Đô đốc nổi tiếng người Anh Horatio Nelson gọi là “hành động táo bạo nhất thời đại.”

Tháng 08/1801, Tổng thống Thomas Jefferson đã ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tục nhắm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Các thủy thủ Mỹ thường bị bắt cóc cùng với tàu thuyền và Mỹ buộc phải chuộc lại người của mình với giá cắt cổ. Sau hai năm đối đầu trong các trận đánh nhỏ lẻ, các chiến dịch quy mô hơn đã bắt đầu vào tháng 06/1803 khi một lực lượng viễn chinh Mỹ tấn công cảng Tripoli ở Libya ngày nay. Continue reading “16/02/1804: Quân Mỹ đột kích cảng Tripoli”

15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana

Nguồn: The USS Maine explodes in Cuba’s Havana Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, một vụ nổ lớn không rõ nguyên nhân đã đánh chìm tàu chiến USS Maine ở cảng Havana, Cuba, khiến 260 trong số gần 400 thủy thủ đoàn người Mỹ có mặt trên tàu khi đó thiệt mạng.

Là một trong những tàu chiến đầu tiên của Mỹ, Maine nặng hơn 6.000 tấn và được chế tạo với chi phí hơn 2 triệu USD. Với mục đích “thăm hữu nghị,” Maine đã được gửi đến Cuba để bảo vệ lợi ích của người Mỹ tại đây sau khi một cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Havana vào tháng 1. Continue reading “15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana”

04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang

Nguồn: L.B.J. envisions a Great Society in his State of the Union address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson đã trình bày trước Quốc Hội một danh sách những đạo luật cần thiết để đạt được kế hoạch Xã hội Vĩ đại (Great Society) của ông. Sau cái chết bi thảm của John F. Kennedy, người Mỹ đã bầu Johnson, khi ấy đang là phó Tổng thống, lên vị trí Tổng thống với tỉ lệ phiếu bầu cao nhất trong lịch sử quốc gia. Johnson đã sử dụng nhiệm kỳ này để thúc đẩy những cải cách mà ông tin rằng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người Mỹ. Continue reading “04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

15/12/2011: Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Iraq

Nguồn: U.S. declares an end to the War in Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, trong một buổi lễ được tổ chức tại Baghdad, cuộc chiến bắt đầu vào năm 2003 bằng cuộc xâm lăng Iraq do người Mỹ lãnh đạo đã chính thức chấm dứt. Mặc dù ngày 15/12/2011 được coi là ngày kết thúc chính thức của Chiến tranh Iraq, bạo lực vẫn tiếp tục và trên thực tế còn trở nên tồi tệ hơn trong những năm sau đó. Việc rút quân là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Barack Obama, nhưng khi ông rời nhiệm sở, Mỹ lại tiếp tục tiến hành các chiến dịch quân sự ở Iraq.

Năm ngày sau vụ tấn công ngày 11/9, Tổng thống George W. Bush tuyên bố bắt đầu Cuộc chiến chống khủng bố (War on Terror), thuật ngữ chung dùng để chỉ một loạt các cuộc tấn công quân sự phủ đầu nhằm giảm bớt mối đe dọa khủng bố nhắm vào Mỹ. Đợt tấn công đầu tiên theo kiểu này là cuộc xâm lược Afghanistan vào tháng 10/2001, khởi đầu cho một cuộc chiến kéo dài đến tận ngày nay. Continue reading “15/12/2011: Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Iraq”

08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản

Nguồn: The United States declares war on Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, khi hạm đội Thái Bình Dương còn nằm trong đống đổ nát tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Roosevelt đã yêu cầu tuyên chiến với Nhật Bản, và yêu cầu của ông đã được chấp nhận.

Đứng dựa vào cánh tay của cậu con trai James, một Đại úy Thủy quân Lục chiến, Roosevelt lê bước khó nhọc vào Hạ viện Mỹ ngay giữa trưa để yêu cầu được tuyên chiến và đưa ra Thông báo toàn quốc trên sóng phát thanh. “Hôm qua,” Tổng thống tuyên bố, “ngày 07/12/1941, một ngày đen tối, nước Mỹ đã bị lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công bất ngờ. Dù phải mất bao lâu để vượt qua cuộc xâm lược được tính toán từ trước này, người dân Mỹ với niềm tin chính nghĩa sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.” Continue reading “08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản”

05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Army Captain awarded first Medal of Honor for action in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Huân chương Danh dự (Medal of Honor) đầu tiên được trao cho một quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được trao cho Đại úy Roger Donlon ở Saugerties, New York, vì hành động anh hùng của anh này hồi đầu năm.

Đại úy Donlon và đội đặc nhiệm của mình giám sát Trại Nam Đông, một tiền đồn trên núi, nằm gần biên giới Lào – Bắc Việt Nam. Gần hai giờ sáng ngày 06/07/1964, lính Việt Cộng đã tấn công trại. Dù bản thân bị bắn vào bụng, nhưng Donlon đã nhét một chiếc khăn tay vào vết thương, siết lại dây thắt lưng và tiếp tục chiến đấu. Ông bị thương thêm ba lần nữa, nhưng vẫn kiên trì tiếp tục chiến đấu – sử dụng súng cối, ném lựu đạn vào kẻ thù và từ chối chăm sóc y tế. Continue reading “05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam”

19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên

Nguồn: Reagan and Gorbachev hold their first summit meeting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Gặp gỡ tại Geneva, Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận chấn động nào. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi.

Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Continue reading “19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên”

12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis

Nguồn: Ellis Island closes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đảo Ellis, cửa ngõ vào nước Mỹ, đã chính thức đóng cửa sau khi giải quyết hơn 12 triệu trường hợp nhập cư kể từ ngày thành lập vào năm 1892. Ngày nay, ước tính 40% công dân Mỹ có thể truy tìm nguồn gốc gia phả của mình nhờ Ellis – hòn đảo nằm ở Vịnh New York, gần bờ biển New Jersey và được đặt tên theo thương gia Samuel Ellis, chủ sở hữu của nó vào những năm 1770.

Ngày 02/01/1892, cô bé 15 tuổi đến từ Ireland, Annie Moore, đã trở thành người đầu tiên đi qua Đảo Ellis vừa mở cửa, vốn được Tổng thống Benjamin Harrison chỉ định trở thành trung tâm nhập cư cấp liên bang đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1890. Trước đó, việc quản lý người nhập cư vẫn được thực hiện bởi từng tiểu bang. Continue reading “12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis”

Thế giới hôm nay: 12/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit của Anh, cho biết đảng này sẽ không cạnh tranh giành 317 ghế Đảng Bảo thủ đang nắm giữ trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Ông Farage nói ông sẽ trao cho thủ tướng Boris Johnson “một nửa cơ hội” trong cuộc bầu cử để giúp ngăn chặn một cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit.

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn thật vào người biểu tình. Một người đàn ông được báo cáo đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện sau khi bị bắn vào phần thân trên ở cự ly gần. Vụ việc đã được phát trực tiếp trên Facebook. Căng thẳng ở lãnh thổ này leo thang nghiêm trọng kể từ thứ Sáu, sau khi một sinh viên thiệt mạng do các chấn thương vì ngã từ bãi đậu xe trong một cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2019”

09/11/1965: Sự kiện Great Northeast Blackout

Nguồn: The Great Northeast Blackout, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc chạng vạng chiều tối ngày này năm 1965, sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra khi toàn bộ tiểu bang New York, một số vùng của bảy tiểu bang lân cận và một phần của miền đông Canada đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Great Northeast Blackout (Mất điện vùng Đông Bắc) xảy ra ngay giữa giờ cao điểm, làm gián đoạn giao thông của hàng triệu người, khiến 800.000 người mắc kẹt trong hệ thống tàu điện ngầm New York, và hàng ngàn người khác bị kẹt trong các tòa nhà văn phòng, thang máy và tàu hỏa. 10.000 Vệ binh Quốc gia và 5.000 cảnh sát đã được huy động để ngăn chặn cướp bóc. Continue reading “09/11/1965: Sự kiện Great Northeast Blackout”