Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Tại sao phương Tây ‘ác quỷ hóa’ Putin?

putin

Nguồn: John Wight, “The Demonization of Vladimir Putin”, CounterPunch, 29/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vladimir Putin có lẽ là nhà lãnh đạo Nga được lòng dân nhất trong lịch sử. Gần đây nhất, trong báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ hồi tháng 11/2015, ông nhận được tỉ lệ ủng hộ của người dân lên tới 80%. Điều này khiến ông rõ ràng trở thành nhà lãnh đạo thế giới được lòng dân nhất hiện nay, mặc dù chúng ta thường sẽ nghĩ ngược lại bởi cái cách mà phương Tây mô tả và biến ông ta thành một con quỷ dữ.

Nghịch lý thay, lý do chính cho việc Putin được lòng dân ở Nga đến vậy cũng chính là lý do khiến ông bị chỉ trích ở Mỹ và Tây Âu – một sự thật đơn giản nhưng quan trọng, đó là: khi nhắc đến khả năng lãnh đạo và trí tuệ chính trị, Vladimir Putin chơi cờ vua, trong khi những người đồng cấp của ông ở London, Washington và Paris thì lại chơi khiêu kỳ (checquer, vốn được cho là dễ hơn nhiều so với cờ vua – NBT). Continue reading “Tại sao phương Tây ‘ác quỷ hóa’ Putin?”

Tại sao Litvinenko bị ám sát?

_84461771_litvinenko_ap

Nguồn: Alex Goldfarb, “Justice for Litvinenko”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2006, Alexander Litvinenko, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nga (FSB), trước gọi là KGB, đã bị đầu độc tại London bằng loại phóng xạ polonium-210. Trong một thập niên qua, goá phụ Marina Litvinenko đã tiến hành một cuộc đấu tranh khó khăn nhằm tìm kiếm công lý cho chồng bà. Cuối cùng, bà đã thắng thế.

Bà Litvinenko không chỉ đối chọi với điện Kremlin, những người bị cáo buộc đã cử hai đặc vụ tới London để thực hiện cuộc ám sát, mà bà còn đương đầu cả với chính phủ Anh Quốc khi họ không muốn phá vỡ mối quan hệ với Nga. Vào thời điểm ba năm về trước, bà đứng trước Toà án Công lý Hoàng gia với đôi mắt đẫm lệ, nơi các vị thẩm phán đã từ chối bảo vệ bà chống lại những thiệt hại pháp lý vốn có thể rất cao nếu bà không thể buộc chính phủ mở một cuộc điều tra. Continue reading “Tại sao Litvinenko bị ám sát?”

08/02/1904: Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ

Treaty_of_Portsmouth

Nguồn:The Russo-Japanese War begins,” History.com (truy cập ngày 03/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1904, sau sự kiện Nga bác bỏ kế hoạch của Nhật đòi phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào cảng Lữ Thuận, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Hạm đội của Nga đã chịu nhiều thiệt hại.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật sau đó, Nhật Bản đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, đất nước đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối thủ không thuộc phương Tây này. Tháng 1 năm 1905, căn cứ hải quân chiến lược Lữ Thuận của Nga rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản dưới quyền Đô đốc Tōgō Heihachirō. Continue reading “08/02/1904: Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ”

Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga

KP_1501273_crop_1200x720

Nguồn:Vladimir Putin accuses Lenin of placing a ‘time bomb’ under Russia”, The Guardian, 25/01/2016.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga phê phán chủ nghĩa liên bang của nhà cách mạng đã làm Liên Xô tan rã và tạo ra căng thẳng về mặt sắc tộc trong khu vực.

Vladimir Putin đã tố cáo Lenin và chính quyền Bolshevik tiến hành những cuộc đàn áp tàn bạo và buộc tội Lenin đã đặt một “quả bom hẹn giờ” lên quốc gia này.

Việc phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia nhằm tránh làm mất lòng một số cử tri. Cùng lúc đó, ông cũng ra hiệu rằng chính phủ không có ý định đưa di hài Lenin ra khỏi lăng của ông trên Quảng trường Đỏ, và cảnh báo chống lại “bất cứ hành động nào gây chia rẽ xã hội”. Continue reading “Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga”

Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?

Russia-US-approaches-on-Syrian-crisis

Nguồn: Michael McFaul, “Can America and Russia Cooperate in Syria?Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Cẩm Tú | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2015. Suốt 15 năm qua, ông Putin đã ngày càng dựa vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được các mục tiêu trong nước và chính sách đối ngoại của mình, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Chechnya năm 1999, tại Gruzia năm 2008, và tại Ukraine năm 2014. Nước cờ Syria của Putin là một bước logic, nếu không nói là kịch tính, trong chính sách ngoại giao ngày càng hiếu chiến của Nga.

Tuy nhiên, Syria được cho là sẽ khác những cuộc can thiệp trước đây. Trong khi Putin đã tính toán chính xác rằng hầu hết các nước sẽ lên án hành vi quân sự của Nga tại Chechnya, Gruzia, và Ukraine, ông hy vọng nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cho những hoạt động của mình tại Syria. Continue reading “Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?”

Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin

BORIS YELTSIN PRESIDENTIAL CENTER

Nguồn: Masha Gessen, “Boris Yeltsin quietly challenges Putin”, The New Yorker, 09/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Nga lâu nay bị ám ảnh bởi những đặc lợi, và biểu tượng của nó là các phương tiện vận chuyển. Đó là lý do vì sao ba khu trưng bày quan trọng đầu tiên tại Trung tâm Tổng thống Boris Yeltsin, được khai trương vào cuối tháng 7 vừa qua tại Yekaterinburg, lại bao gồm hai xe hơi và một xe buýt điện.

Chiếc đầu tiên, được dùng để thu hút khách đến bảo tàng, được tọa lạc tại một tòa nhà mới xây chung với một số cửa hàng và phòng tranh, là một chiếc Zil lớn màu đen, chiếc siêu limousine cực kỳ vuông vắn mà Yeltsin từng sử dụng khi ông còn là bí thư thứ nhất – chức tương tự như thị trưởng – ở Yekaterinburg (hồi đó được gọi là Sverdlovsk) vào thập niên 1970 và 1980. Chiếc thứ hai, được đặt tại lối vào của bảo tàng, là một chiếc Zil còn to hơn – có tính năng chống đạn và được lắp ráp bằng tay –  được Yeltsin sử dụng khi ông còn là tổng thống, từ năm 1991 đến 1999. Continue reading “Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin”

Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin

xw_1161122

Nguồn: Ander Aslund, “Putin’s New Prudence”, Project Syndicate, 11/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hà Quyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thành tích kinh tế mà Nga đạt được trong năm nay là kém nhất trong nhóm G-20, khi GDP bị giảm 3,8%. Và tình hình đã có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng thống Vladimir Putin quả quyết rằng những chính sách kinh tế của ông vẫn nhất quán, nhưng trên thực tế, Putin đã khéo léo thay đổi đường lối của mình, qua đó hạn chế những thiệt hại vốn có thể đã xảy ra nếu ông không thay đổi.

Vào cuối năm 2014, nước Nga đã lâm vào tình trạng hoảng loạn tài chính. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã đối phó với sự sụt giảm giá dầu bằng cách thả nổi đồng rúp, khiến cho đồng tiền này ngay lập tức mất giá chỉ còn một nửa. Những người dân Nga tuyệt vọng đã đổ xô đi mua bất cứ thứ gì có thể trước khi đồng tiền của mình trở nên vô giá trị. Lạm phát đã tăng vọt đến 16%. Continue reading “Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin”

22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk

Russian-German Armistice

Nguồn:Russian-German peace talks begin at Brest-Litovsk,” History.com (truy cập ngày 21/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, đúng một tuần sau khi hiệp ước đình chiến trong Thế chiến I được ký giữa Nga và Đức và gần ba tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố trên mặt trận phía Đông (bao gồm các chiến trường ở Đông và Trung Âu), phái đoàn đại diện hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk, gần biên giới Ba Lan, nay là thành phố Brest ở Belarus.

Lãnh đạo phái đoàn Nga là Leon Trotsky, Dân ủy Bolshevik về Quan hệ Đối ngoại. Max Hoffmann, chỉ huy các lực lượng Đức trên mặt trận phía Đông, là một trong những trưởng đoàn đàm phán của Đức. Sự bất đồng ý kiến lớn giữa hai nước ở Brest-Litovsk là về vấn đề quân đội Đức dừng xâm chiến lãnh thổ Nga: phía Nga đề nghị một hòa ước mà không bị sáp nhập lãnh thổ hoặc bồi thường chiến tranh còn người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này. Tháng 2 năm 1918, Trotsky tuyên bố ông sẽ rút Nga khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Continue reading “22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk”

Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya

Evstafiev-helicopter-shot-down

Nguồn:Yeltsin orders Russian forces into Chechnya,” History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, trong cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe tăng đã đổ vào cộng hòa ly khai Chechnya. Chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể, đến tối cùng ngày quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của thủ phủ Grozny, nơi hàng ngàn tình nguyện viên người Chechnya tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến tới cùng chống lại nước Nga.

Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, cũng như nhiều nước cộng hòa khác nằm bên trong Liên Xô cũ, Chechnya tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, không như Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác, Chechnya chỉ có quyền tự chủ mang tính hình thức dưới sự cai trị của Liên Xô và không được coi là một trong 15 nước cộng hòa Xô viết chính thức. Thay vào đó, Chechnya được coi là một trong nhiều nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người cho phép Liên Xô giải thể, sẽ không tha thứ cho sự ly khai của một nhà nước nằm trong phạm vi lãnh thổ của Nga. Continue reading “11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya”

Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp 

20151107_EUP004_1

Nguồn:Master of emergencies”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Vị Bộ trưởng Quốc phòng có uy tín là người duy nhất phục vụ cho mọi chính phủ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sergei Shoigu có thể trở thành vị tổng thống tiếp theo.

Vào ngày sinh nhật của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tặng cho Putin một món quà: đó là báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Báo cáo gồm thông tin về việc tên lửa hành trình phóng đi từ biển Caspi đã đâm trúng các mục tiêu cách xa gần 1.500 km. Tổng thống Putin hài lòng phụ họa “Chúng ta đều biết các hoạt động quân sự như vậy phức tạp đến nhường nào”. Tối hôm đó, tổng thống Nga và ngài bộ trưởng quốc phòng đã ăn mừng bằng việc chơi một ván khúc côn cầu trên băng cùng với câu lạc bộ nghiệp dư của hai người. Tổng thống Putin ghi được 7 bàn thắng và bộ trưởng Shoigu cũng ghi thêm được 1 bàn. Đội của họ đã giành thắng lợi dễ dàng. Continue reading “Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp “

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”