Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học

Nguồn: Paola Subacci, “Economic Crises and the Crisis of Economics”, Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có thật là ngành kinh tế học “đang gặp khủng hoảng”? Nhiều người làm chính sách, như là Andy Haldane, kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, tin rằng điều đó là sự thật. Thật vậy, một thập niên trước, các nhà kinh tế học đã không dự báo được một cơn bão lớn sắp xảy ra, cho đến khi nó trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong gần 80 năm. Gần đây hơn, họ đã nhận định sai về những ảnh hưởng tức thời mà cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây ra cho nền kinh tế Anh.

Dĩ nhiên là những dự báo hậu Brexit không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng với điều kiện là chúng ta nhìn vào ảnh hưởng dài hạn của cuộc trưng cầu Brexit. Đúng là một số nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế Anh sẽ sụp đổ trong sự hoảng loạn diễn ra sau kết quả trưng cầu, nhưng các hoạt động kinh tế đã chứng minh rằng nó tương đối vững vàng, với GDP tăng khoảng 2,1% trong năm 2016. Nhưng giờ đây khi Thủ tướng Anh Theresa May ngụ ý rằng bà muốn một Brexit “cứng”, tiên lượng dài hạn ảm đạm dường như là nhận định đúng. Continue reading “Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?

Nguồn: Zhang Baohui, “Why Trump backed down on ‘One China’”, CNN, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 10/2, thế giới bất ngờ vì một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một phát ngôn từ Nhà Trắng mô tả cuộc điện đàm “hết sức thân mật.” Quan trọng nhất với Tập là việc Trump đảm bảo cam kết của Mỹ đối với chính sách “một Trung Quốc”.

Cuộc điện đàm này, cộng với một lá thư từ Trump gửi Tập hai ngày trước, trong đó thể hiện Mỹ mong muốn “một mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc, đã loại bỏ nhiều những lo âu được tạo nên bởi những phát ngôn trước kia của Trump cho rằng nguyên tắc “Một Trung Quốc” có thể được đàm phán lại. Continue reading “Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?”

Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?

Nguồn: Neil Gross, “Why Are the Highly Educated So Liberal?The New York Times, 13/05/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1979, trong một cuốn sách ngắn có nhan đề The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (Tương lai của giới trí thức và sự trỗi dậy của giai cấp mới), nhà xã hội học Alvin Gouldner giải quyết một câu hỏi được các nhà phân tích xã hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ: Có phải các phong trào sinh viên trong những năm 1960 là dấu hiệu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao đang trên đường trở thành một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Mỹ?

Câu trả lời của tiến sĩ Gouldner là đúng thế. Là một người tả khuynh, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn với diễn biến này, bởi ông nghĩ giới tri thức có thể sẽ muốn đặt những quyền lợi của riêng mình lên trên quyền lợi của những nhóm ngoài lề mà họ thường tự nhận là đại diện. Continue reading “Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?”

Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến

Nguồn: Margalit Fox, “Zhou Youguang, Who Made Writing Chinese as Simple as ABC, Dies at 111,” The New York Times, 14/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang), người được biết đến với tư cách là cha đẻ của bính âm Hán ngữ (pinyin) vì đã tạo nên một hệ thống viết chữ Hán bằng bảng chữ cái Latinh vốn trở thành tiêu chuẩn quốc tế kể từ khi được giới thiệu cách đây khoảng 60 năm, đã qua đời hôm thứ Bảy ở Bắc Kinh. Ông thọ 111 tuổi.

Trong những thập niên gần đây, với sự tự tin vì có tuổi thọ trời ban, ông Chu cũng là một người phê bình thẳng thắn chính quyền Trung Quốc.

“Họ làm được gì,” ông hỏi thẳng trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012. “Đến bắt tôi đi?” Continue reading “Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến”

Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump

Nguồn: “China, Grappling With Trump, Turns to ‘Old Friend’ Kissinger”, Bloomberg News, 2/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cựu ngoại trưởng Mỹ gặp các lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông vẫn là cầu nối ưa thích của Bắc Kinh trong việc tìm hiểu Mỹ.

Như ông đã làm trong nhiều thập niên qua, Henry Kissinger tiếp tục đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc để tháo gỡ căng thẳng, lần này là khi Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực quan sát mức độ mà những phát ngôn bài Trung Quốc của tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ theo chân ông vào Nhà Trắng.

Vị cựu ngoại trưởng 93 tuổi, người bí mật dàn xếp chuyến thăm Trung Quốc mang tính bước ngoặt của tổng thống Richard Nixon vào năm 1972, đến Bắc Kinh để gặp các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc vào ngày thứ 6 (2/12), chỉ hai tuần sau khi gặp Trump ở New York. Dù không nhiều nội dung của cuộc họp kín với Kissinger được tiết lộ, các quan chức Trung Quốc đang cố gắng xác định xem liệu chính quyền mới có gia tăng đối đầu về các tranh chấp thương mại và lãnh thổ như Trump đã hứa khi vận động tranh cử hay không. Continue reading “Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump”

Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do

Nguồn: “How to make sense of 2016“, The Economist, 24/12/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm 2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được thêm sinh lực.

Đối với một số người theo chủ nghĩa tự do, năm 2016 có thể coi như là một lời khiển trách. Nếu bạn cũng như tờ The Economist tin vào các nền kinh tế và xã hội mở cửa, nơi việc tự do trao đổi hàng hóa, nguồn vốn, con người và tư tưởng được khuyến khích và nơi mà các quyền tự do phổ quát được bảo vệ khỏi những sai trái của nhà nước thông qua pháp quyền, thì năm nay là năm của sự thụt lùi. Continue reading “Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do”

Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!

Nguồn: J. Bradford Delong, “Missing the Economic Big Picture,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi nghe cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy nhắc lại một câu cách ngôn kinh điển của Phật giáo, trong đó vị thế tổ thứ sáu của Thiền tông là Huệ Năng nói với ni cô Vô Tận Tạng: “Trí giả chỉ trăng, ngu giả chỉ thấy ngón tay mà không thấy trăng.” Lamy nói thêm, “Chủ nghĩa tư bản thị trường là mặt trăng. Toàn cầu hóa là ngón tay.”

Với việc tư tưởng chống toàn cầu hóa ngày càng tăng ở phương Tây, năm nay quả là một năm mà người ta chỉ thấy ngón tay. Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh, “những người Anh nhỏ bé” đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu; và ở Mỹ, Donald Trump thắng cử tổng thống bởi vì ông đã thuyết phục được đủ số cử tri ở những bang quan trọng rằng ông sẽ “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,” nhất là bằng cách đàm phán những “thỏa thuận” thương mại rất khác cho đất nước. Continue reading “Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do

des-trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Crisis for Liberalism,” The New York Times, 19/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 là một cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa bảo thủ; hậu quả của nó là một khủng hoảng của chủ nghĩa tự do. Cánh hữu, bất ngờ giành được quyền lực, đang tạm dừng nhìn lại mình trong lúc chờ xem chủ nghĩa Trump có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. Cánh tả, bất ngờ mất đi quyền lực, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu tranh luận họ đã mất phương hướng như thế nào.

Rất nhiều lập luận đó đã xoay quanh khái niệm “chính trị bản sắc,” được dùng để tóm gọn tầm nhìn về chủ nghĩa tự do chính trị như một liên minh của các nhóm khác nhau – người đồng tính, da đen, gốc Á, gốc Tây Ban Nha, phụ nữ, người Do Thái, người Hồi giáo, v.v. – gắn kết với nhau trong một cuộc chiến chung chống lại bá quyền mục nát của người Mỹ Cơ Đốc giáo da trắng. Continue reading “Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do”

Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

cuba-em

Nguồn: Peter Kornbluh & William M. Leogrande, “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cuba Embargo“, The Atlantic, 10/05/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bill Clinton đã thử tiếp xúc với Castro. Sau khi Havana bắn rơi hai máy bay Mỹ, tất cả đều tan vỡ.

Sự thù địch của Mỹ đối với Cuba và Dự luật Helms-Burton

Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đánh dấu một sự thay đổi về thái độ (của Mỹ) đối với chính sách Cuba. Cá nhân ông Clinton hiểu sự điên rồ của thái độ thù địch mà nước Mỹ dành cho hòn đảo này. “Bất kỳ ai với nửa bộ não cũng có thể thấy rằng cấm vận là việc làm phản tác dụng,” sau này ông đã nói vậy với một người thân cận tại phòng Bầu Dục. “Điều đó gây khó khăn cho những chính sách tiếp xúc khôn ngoan hơn mà chúng ta đã theo đuổi trong quan hệ với một số quốc gia Cộng sản thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh.” Continue reading “Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba”

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

ukmuslimhistory

Nguồn: Jerry Brotton, “England’s Forgotten Muslim History,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

Một trong những phương diện bất ngờ nhất của nước Anh thời Elizabeth là chính sách ngoại giao và thương mại của nó được dẫn dắt bởi một liên minh sâu sắc với thế giới Hồi giáo, một sự thật dễ dàng bị ém đi bởi những người đang thúc đẩy luận điệu dân túy về chủ quyền quốc gia ngày nay. Continue reading “Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh”

Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN

aseanbrk

Nguồn: Robert A. Manning, “Time to rethink ASEAN”, Nikkei Asian Review,  06/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi. Căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, và những thỏa thuận thương mại lớn đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Nhưng không nhiều người sẽ đón chờ giải pháp từ các lãnh đạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại EAS. Một lý do lớn là bởi EAS là một sản phẩm của ASEAN, một tổ chức quan tâm đến tiến trình hơn là kết quả.

Trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vào năm 2017, ASEAN vẫn tiếp tục gặp khó khăn – vì họ đã thất bại trong việc định hình một quan điểm chung và rõ ràng về các vấn đề cấp thiết trong khu vực. Để các thể chế của châu Á trở nên hiệu quả hơn, giờ là lúc phải suy nghĩ lại về ASEAN, tổ chức đã thành công trong việc tổ chức vô số các cuộc họp và tạo nên những truyền thuyết (ví dụ như Phương tức ASEAN, và “vai trò trung tâm của ASEAN”) hơn là giải quyết các vấn đề quan trọng. Continue reading “Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN”

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan

indiapak

Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.

Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ. Continue reading “Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan”

Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc

chinadecline

Nguồn: Minxin Pei, “The West’s Decline Would Hurt China”, Project Syndicate, 31/07/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian tưng bừng để tung hê những bất cập của các nền dân chủ phương Tây. Từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) tới việc đề cử chính thức Donald Trump làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là chưa kể tới những cuộc tấn công khủng bố ngày càng thường xuyên, họ có rất nhiều bằng chứng. Nhưng sự thật là sự suy thoái của phương Tây không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi.

Niềm hy vọng dĩ nhiên là những khó khăn của các nền dân chủ khắp thế giới hiện tại có thể giúp gia tăng uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả cuộc bỏ phiếu Brexit là sự phản ánh những điểm yếu của các nền dân chủ phương Tây. Continue reading “Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc”

Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

china-nationalism1

Nguồn: Richard Bernstein, “China: The people’s fury”, The New York Review of Books, 01/08/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một điều mà chúng ta có thể thấy thường ngày trên các phương tiện truyền thông chính thức và mạng xã hội của Trung Quốc là một loạt những phát ngôn bài Mỹ, nhưng ít khi nào mà mức độ giận dữ lại cao đến vậy như trong những ngày qua. Đã có những lời kêu gọi của người dân Trung Quốc trên các mạng xã hội nhằm tẩy chay KFC, Starbucks, và iPhone 7, những cáo buộc rằng Mỹ khơi mào một cuộc chiến mới chống Trung Quốc, và lời đe dọa rằng Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, sẽ bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Tất cả những điều này là nhằm phản ứng lại phán quyết chống Trung Quốc của một Tòa trọng tài về Luật biển ở La Haye, vốn khẳng định rằng Trung Quốc đã có các hành động bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế khi theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Ban trọng tài năm thành viên, được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay còn gọi là UNCLOS, đã được Philippines yêu cầu làm trọng tài trong tranh chấp với Trung Quốc. Tòa trọng tài tuyên bố rằng việc Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Philippines tiếp cận khu vực, xây dựng 7 đảo nhân tạo, và những tổn hại họ đã gây ra với các rặng san hô và các loài động vật quý hiếm là những hành động vi phạm luật pháp. Continue reading “Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông”

David Cameron là một thất bại thảm họa và lịch sử

cameron

Nguồn: Alex Masie, “David Cameron Was a Historic and Disastrous Failure”, Foreign Policy, 24/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị Thủ tướng muốn cách tân Đảng Bảo thủ và thống nhất Vương quốc Liên hiệp Anh. Nhưng ông chỉ đạt được điều ngược lại.

Đây là cách mà một cuộc đời chính trị kết thúc, với một sự sụp đổ, chứ không phải một tiếng phanh nhỏ. Chỗ đứng của David Cameron trong lịch sử giờ đã chắc chắn. Ông là người đã lôi Liên hiệp Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi chúng ta phải chờ xem ảnh hưởng tổng thể của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 như thế nào, Cameron vẫn có thể được nhớ tới như là vị thủ tướng đã đứng đằng sau sự khởi đầu cho sự sụp đổ của Liên hiệp Anh. Nước Scotland độc lập, một ý tưởng đã bị đánh bại hai năm trước, bây giờ đã quay trở lại.

Nhiệm kỳ 10 năm lãnh đạo Đảng bảo thủ của Cameron và 6 năm với tư cách thủ tướng giờ chỉ được gói gọn trong thực tế trên. Những di sản khác không còn quan trọng, không gì khác sẽ được người ta nhớ tới. Cameron đánh cược tất cả với một vòng xúc xắc, và ông đã mất tất cả. Continue reading “David Cameron là một thất bại thảm họa và lịch sử”

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

ukrainefam

Nguồn: Timothy Snyder, “Stalin, our contemporary”, Project Syndicate, 16/11/2010

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan. Continue reading “Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin”

Đằng sau nỗi sợ Cộng sản của Indonesia là gì?

Indonesiapki

Nguồn: Gatra Priyandita, “Behind Indonesia’s Red Scare”, The Diplomat, 14/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao quân đội Indonesia lại cảnh báo một lần nữa về một cuộc cách mạng cộng sản có thể diễn ra?

50 năm sau ngày Đảng Cộng sản Indonesia (Partai Komunis Indonesia – PKI) bị triệt hạ, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã trỗi dậy một lần nữa để trả thù những người theo chủ nghĩa dân tộc vốn đã cứu đất nước khỏi tan rã – chí ít thì đó là điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Rycadu nghĩ. Trong những tháng vừa qua, những người theo lập trường cứng rắn trong giới lãnh đạo quân đội đã khơi gợi những nỗi lo ngại của công chúng về sự trở lại của chủ nghĩa cộng sản ở Indonesia. Các nhân vật quan trọng trong quân đội đã cảnh báo về những nỗ lực ngầm của những người cộng sản nhằm bắt đầu một cuộc cách mạng và nhắc nhở người dân phải tránh xa chủ nghĩa cộng sản nếu họ không muốn bị bỏ tù. Thêm vào đó, một số tổ chức có liên quan đến quân đội, nổi bật nhất là Diễn đàn Liên lạc của Con em Cựu chiến binh Indonesia (FKPPI), đã tổ chức biểu tình và giăng băng rôn khắp đảo Java để cảnh báo về khả năng trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “Đằng sau nỗi sợ Cộng sản của Indonesia là gì?”