Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ

newyork

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”. Continue reading “Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ”

Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

american-symbols-dale-jackson

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Trong số tất cả các nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm của Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm nhanh, thuận lợi, trả giá nhỏ, hiệu ích cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất, ly kỳ nhất. Sự trỗi dậy của nước Mỹ đứng trước tình trạng các đối thủ cạnh tranh vừa nhiều lại vừa hùng mạnh. Đức, Nhật, Liên Xô lần lượt tiến hành cạnh tranh chiến lược và đua tài với Mỹ, nhưng cuối cùng Mỹ thắng.

Kinh nghiệm trỗi dậy của Mỹ chủ yếu thể hiện trên ba mặt: một là Mỹ có kinh nghiệm vượt qua sự ngăn chặn, trỗi dậy thành công; hai là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn kẻ khác, bảo vệ bá quyền; ba là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn chia rẽ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia. Con đường nước Mỹ đi qua trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá Trung Quốc có thể tham khảo. Continue reading “Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ”

Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời

thatcher

Nguồn: Nghiêm Tú, Tuỳ bút (Trung Quốc), số 1/ 2004

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thanh niên thời nay ít ai biết đến tên tuổi bà Thatcher.[1] Bà từng làm Thủ tướng nước Anh 11 năm liền vào cuối thế kỷ trước, và có biệt danh “Bà đầm thép” [Iron Lady] vì đã áp dụng một đường lối cứng rắn nhằm vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nước tư bản già cỗi này. Sau khi nghỉ hưu, Bà đầm thép bị rơi vào lãng quên, chẳng thấy ai nhắc tới.

Báo The Sunday Times ngày 3 tháng 8 năm ngoái [2003] có đăng bài nói về nhân vật tiếng tăm lừng lẫy một thời này, nay xin kể lại cho bạn đọc cùng nghe. Continue reading “Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời”

So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông. Continue reading “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”

Tìm hiểu về xã hội công dân

CivilSociety

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xã hội công dân (Civil society, XHCD) là một khái niệm khá mới mẻ, hiện chưa có một nhận thức tương đối thống nhất. Nhân dịp nước ta đang chuẩn bị sửa Hiến pháp, chúng tôi xin trình bày một vài tìm hiểu còn rất sơ sài về đề tài này, mong bạn đọc cùng bàn thảo để làm sáng tỏ.

Xã hội và xã hội công dân

Có thể hiểu XHCD là một hình thức xã hội tự quản, khi toàn dân đều tham gia quản lý xã hội một cách có tổ chức, có trật tự; sự tự quản ấy vận hành song song với sự quản trị xã hội của bộ máy nhà nước. Continue reading “Tìm hiểu về xã hội công dân”

Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?

oge_highlight_01

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。

Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD

OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức. Continue reading “Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?”

Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập

gse_multipart988

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 30 tháng 6 năm 1945, một chiếc máy bay cất cánh từ Trùng Khánh bay thẳng đi Moskva. Trên máy bay, ngoài các nhà ngoại giao của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc như Tống Tử Văn, Hồ Thế Trạch, Thẩm Hồng Liệt, Tiền Xương Chiếu, còn có Tưởng Kinh Quốc, một người có quan hệ đặc biệt khăng khít với Liên Xô. Ông từng học ở Liên Xô 12 năm, hơn nữa còn lấy vợ là một cô gái Nga.[1] Nói về tình cảm riêng thì nhà họ Tưởng có quan hệ không tồi với Stalin.

Tại sân bay Moskva, phái đoàn Chính phủ Trung Hoa Dân quốc được chủ nhà nhiệt liệt đón chào. Lúc đó Tưởng Kinh Quốc là Trưởng phiên dịch, sau này ông viết trong hồi ký những chi tiết sinh động: “Chúng tôi đến Moskva, lần đầu tiên gặp Stalin. Ông ấy tỏ ra cực kỳ lịch thiệp. Nhưng đến khi bắt đầu chính thức đàm phán thì bộ mặt dữ tợn của ông đã lộ ra …”. Continue reading “Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập”

Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên

1227522713

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hongkong 1/1996). Nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.

Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi. Continue reading “Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên”

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

wedding_hats_2139761b

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Giỏi thực hành và giỏi cả lý thuyết kinh tế

Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.

Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1]  Continue reading “Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?”

Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ

external

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa cả nước Mỹ kinh hoàng khi biết tin hai nhà báo Alison Parker (nữ, 24 tuổi) và Adam Ward (27 tuổi), bị một kẻ nổ súng giết hại ngay tại một cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trong chương trình chào buổi sáng của đài WDBJ ngày 28/8/2015 vừa qua. Hung thủ Vester Flanagan, cũng là một nhà báo, từng làm việc chung với các nạn nhân. Theo tin sơ bộ, Flanagan sát hại Parker và Ward là do thù hằn cá nhân. Sau khi giết hai nạn nhân, Flanagan đã tự bắn súng vào mình.

Năm 2012 người Mỹ từng hãi hùng khi nghe tin vụ thảm sát xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado vào nửa đêm hôm 20/7 làm 12 người chết và 59 người bị thương. Hung thủ John Holmes mang theo một súng trường AR15 và 3 súng ngắn đi vào rạp rồi xả súng vào đám đông khán giả đang xem bộ phim Người Dơi. Holmes mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học; hắn giết người không vì thù hận ai mà chỉ vì hoang tưởng mình là anh hề Joker, một nhân vật trong bộ phim này từng xả súng vào khán giả xem phim. Continue reading “Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ”

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

500_tranh-tet

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. Continue reading “Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?”

Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô

Shenyang_J-6

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tường thuật của sĩ quan trực ban

Chiều ngày 25/8/1990, khi tôi đang trực tại Ban Chính trị bộ đội không quân quân khu Đông Bắc thì bỗng nhận được thông báo điện thoại của Sở Chỉ huy cho biết một chiếc máy bay J-6 của đội bay thuộc trung đoàn không quân tỉnh Hắc Long Giang mất tích không lâu sau khi cất cánh vào lúc khoảng 12 giờ trưa. Người lái máy bay là Vương Bảo Ngọc (Wang Baoyu). Qua rà soát trên bầu trời chưa phát hiện bất cứ dấu vết nào, dù là máy bay hay phi công đều không biết kết cục ra sao, hiện đang mở rộng phạm vi tìm kiếm. Đề nghị các đại đội không quân chú ý hướng phát triển của vụ mất tích này, có tin gì lập tức báo ngay lên cấp trên. Continue reading “Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định 

Sau Nagasaki, người Nhật thấp thỏm chờ xem trái bom thứ 3 sẽ rơi xuống đâu. Tình hình vô cùng nguy cấp buộc Nhật phải trả lời ngay có chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam hay không.

Ngày 9, nhà vua dự “Ngự tiền Hội nghị” của Hội đồng Tối cao Chỉ đạo Chiến tranh. Chánh văn phòng chính phủ Sakomizu kể lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quyết định cuối cùng của Tổng thống Mỹ

Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự chưa dám đổ quân lên đất Nhật, cho dù lúc này hàng nghìn tàu chiến và cả triệu lính Mỹ đã sẵn sàng với khí thế chiến thắng rực lửa.

Truman biết rõ đánh từ biển lên đất liền sẽ bị thương vong cực nhiều và chưa biết bao giờ mới thắng nổi 3,5 triệu quân Nhật thạo chiến cố thủ trong các công sự ngầm trên 4 đảo chính và trên các tàu chiến của nước này, chưa kể cùng từng ấy quân Nhật đóng ở các nước châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra còn hàng chục triệu dân Nhật sẵn sàng xả thân vì Thiên Hoàng, họ sẽ đánh du kích đến người cuối cùng sau khi Mỹ chiếm được chính quốc Nhật. Bài toán quả thật vô cùng nan giải. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ảo tưởng nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình với Mỹ

Quả thật, từ đầu tháng 7 năm 1945, Chính phủ Nhật đã nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình để hoà giải với Mỹ, dựa trên cơ sở Hiệp ước Bất tương xâm Nhật-Xô (ký 13/4/1941) đến tháng 3 năm 1946 mới hết hạn.

Về chuyện này, Thiên Hoàng Nhật Hirohito nhớ lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P1)

main_900

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Nhật trước nguy cơ buộc phải đầu hàng

Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra lúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 (giờ Hawaii), khi Nhật không tuyên chiến mà bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên đảo Hawaii, đánh chìm và làm hỏng 19 tàu chiến và diệt 2.300 lính Mỹ.

Cú đánh trộm này gây thiệt hại chưa từng thấy cho nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt gọi ngày 7 tháng 12 ấy là “một ngày ô nhục”. Hành động vô liêm sỉ của chính phủ Nhật đã kích động lòng căm phẫn sâu sắc của toàn dân Mỹ. Quốc hội Mỹ nhanh chóng nhất trí từ bỏ lập trường biệt lập không can dự vào công việc của các nước khác, chuyển sang chủ trương kiên quyết chống phát xít Nhật.

Ngày 8 tháng 12, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ra trước cuộc họp Quốc hội tuyên bố Mỹ tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau ông tuyên chiến với Đức và Ý. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P1)”

Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?

Qian-Xuesen-001

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoản bồi thường năm Canh Tý

Cuối thế kỷ 19, do không chịu nổi ách áp bức bóc lột dã man của phong kiến Mãn Thanh, nông dân một số tỉnh ở Trung Quốc đã nổi dậy chống triều đình. Phong trào này mới đầu có tên Nghĩa Hoà Quyền; từ 1899 đổi tên là Nghĩa Hoà Đoàn, chuyển mục tiêu sang chủ yếu chống đế quốc phương Tây.

Năm Canh Tý (1900), Nghĩa Hoà Đoàn chiếm Bắc Kinh và một số thành phố. Triều đình nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu chạy lên Tây An, bỏ ngỏ Bắc Kinh. Quân Nghĩa Hoà Đoàn mặc sức hãm hại giáo sĩ, kiều dân nước ngoài, cướp phá tài sản của họ và các sứ quán. Trước tình hình đó, lấy danh nghĩa bảo vệ kiều dân và sứ quán, quân đội 8 nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và đế quốc Áo-Hung liên kết nhau tiến vào Bắc Kinh và các thành phố bị chiếm. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn bị dập tắt. Continue reading “Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?”

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

bible-study_724_482_80

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng. Continue reading “Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)

EMEA-Stockholm

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

Khái quát vài nét về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Thụy Điển

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)”