Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Tác giả: Chen Dingding | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí The Diplomat số ra ngày 09/09/2020 có bài “Phải chăng Trung Quốc thực sự bắt đầu theo đuổi ‘Ngoại giao chiến lang’?” [Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’Diplomacy].

Bị kích thích bởi các thông tin sai lầm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt. Có một quan điểm thường thấy ở Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “Ngoại giao chiến lang” [‘Wolf Warrior’ Diplomacy, hay “ngoại giao chiến binh sói”]. Thuật ngữ này dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng (ở phương Tây) chỉ trích phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc. Tại phương Tây đang dần hình thành sự đồng thuận cho rằng trên chính trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang cứng rắn. Tuy nhiên, trước sự thịnh hành của thuyết “Ngoại giao chiến lang”, chúng ta nên suy ngẫm xem cách nói này có đúng không. Continue reading “Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Y học dân tộc cổ truyền Trung Quốc (gọi tắt là Trung Y) đang đứng trước tình trạng khó xử. Dù Trung Y đã có hàng nghìn năm lịch sử và được gọi là “quốc thuật” của Trung Quốc, song bao thế hệ người Trung Quốc từng được Trung Y điều trị cứu chữa thì lại không hiểu gì mấy về nó và càng ngày càng xa lạ với nó, thậm chí không ít người cho nó là y thuật phù thủy hoặc y thuật của thánh thần, có người gọi Trung Y là “thuật chữa khỏi bệnh một cách vớ vẩn”.

“Khoa học” đã bóp méo và cắt xén y học cổ truyền Trung Quốc

Từ lâu Lỗ Tấn đã phán cho Trung Y một tên gọi là “kẻ bịp bợm cố ý hoặc không cố ý”. Dĩ nhiên, sau khi Lỗ Tấn học các sách Tây Y về sinh lý, giải phẫu ông mới nói thế. Continue reading “Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc”

Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm lớn nhất thế giới. Nạn dịch COVID-19 đã hé lộ tình trạng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về dược phẩm, do đó Tổng thông Trump và ông Biden, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, đều hứa sẽ giải quyết vấn đề này, kể cả việc chuyển về Mỹ các xí nghiệp sản xuất dược phẩm quan trọng.

Tờ “Nam Hoa Tảo báo” [South China Morning Post, SCMP] ở Hong Kong hôm 26/8 đưa tin:  Ông Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), giáo sư Viện Quản lý kinh tế Đại học Thanh Hoa , Ủy viên thường vụ Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc, mới đây có nói rằng Mỹ phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm của Trung Quốc, từ vitamin tới thuốc kháng sinh, hơn 90% nguyên vật liệu đều do Trung Quốc sản xuất, nước Mỹ trong một thời gian ngắn không thể sản xuất được. Continue reading “Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?”

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông. Continue reading “Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?”

Tình cảnh trớ trêu của các ngành khoa học do người TQ sáng lập

Tác giả: Sái Văn | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong số hơn 3000 ngành khoa học hiện có trên thế giới, chỉ có khoảng 30 là do người Trung Quốc sáng lập. Hầu hết các khoa học này xuất hiện trong thập niên 1970-80 sau khi “Cách mạng văn hóa” kết thúc –– một thời kỳ được ghi vào sử sách với cái tên “Mùa xuân khoa học”. Nhưng ngày nay, sau hơn 30 năm, những kết tinh trí tuệ do người Trung Quốc đóng góp cho thế giới ấy lại đang lâm vào cảnh ngộ trớ trêu: hoặc là mất dần theo thời gian, hoặc chỉ người sáng lập nắm giữ được, hoặc trở thành thứ vô bổ về học thuật, bị các lực lượng khoa học dòng chính xếp xó. Continue reading “Tình cảnh trớ trêu của các ngành khoa học do người TQ sáng lập”

Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đông kinh nghĩa thục (ĐKNT) nghĩa là “trường tư thục vì nghĩa (vì dân, không vì lợi ích riêng) ở Đông Kinh (tên thành Thăng Long thời nhà Hồ). ĐKNT mô phỏng hình mẫu Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku慶應義塾) của Fukuzawa Yukichi lập năm 1868 tại kinh đô Tolyo nước Nhật đầu thời Duy tân Minh Trị.

Sáng lập ĐKNT là cố gắng chung của nhiều sĩ phu yêu nước.[1] ĐKNT khai giảng tháng 3 năm 1907 tại Hà Nội. Tuy giấy phép mở trường có nói trường phải “theo phương châm khai hóa của chính phủ bảo hộ”, song thực ra ĐKNT chú trọng giáo dục quần chúng lòng yêu nước, các kiến thức phổ thông (chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật), truyền bá chữ quốc ngữ, tân học, lối sống mới và văn minh phương Tây. Continue reading “Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục”

Tư duy đất liền và tư duy biển

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tư duy đất liền là tư duy coi đất đai là yếu tố quan trọng nhất của quốc gia. Cũng với tư duy đó, một số dân tộc hàng hải châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, … ngày xưa chiếm nhiều nước khác làm thuộc địa. Giữa thế kỷ XVI, các thuộc địa ở châu Mỹ của Tây Ban Nha có tổng diện tích 25 triệu km2, rộng gấp 50 lần chính quốc. Nước Anh từng  có các thuộc địa rộng hơn 100 lần chính quốc. Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn tuy đất rộng nhưng vẫn chú ý bành trướng lãnh thổ: khi mới độc lập (7/1776) chỉ rộng hơn 1 triệu km2 (có hơn 4 triệu dân); ngày nay rộng 9,83 triệu km2 (324 triệu dân). Với đầu óc thực dụng “con buôn” kiểu Mỹ, họ chủ yếu bỏ tiền ra mua đất. Như năm 1803 mua của Pháp vùng Louisiana rộng 2,14 triệu km2 giá có 15 triệu USD, năm 1867 bỏ 7,2 triệu USD mua từ Nga vùng Alaska cực kỳ có giá trị chiến lược địa-chính trị rộng 1,518 triệu km2. Chủ trương này rất khôn ngoan, tuy mới đầu bị dư luận Mỹ nghi ngờ. Continue reading “Tư duy đất liền và tư duy biển”

Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ20 ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.

Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy. Continue reading “Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ”

Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại. Continue reading “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?”

Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1922 nhà khoa học người Đức Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa làm một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông.

Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đã ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật ký của mình, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của mình về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông có dừng lại thăm. Continue reading “Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?”

‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Joseph Needham (1900-1995), viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà Trung Quốc Học nào không đọc: Science and Civilisation in China (Khoa học và văn minh tại Trung Quốc). Bộ sách này thường được người TQ nhắc tới do Needham từng đưa ra một câu hỏi làm đau đầu nhiều thế hệ nhà khoa học TQ nhiều năm qua và cho tới nay vẫn chưa ai tìm được lời giải đáp hợp lý nhất.

Bộ Bách khoa Toàn thư 27 tập Science and Civilisation in China do nhà khoa học kiêm sử gia Needham đề xuất và biên tập từng được Ủy ban Thư viện hiện đại (Modern Library Board) bình chọn đưa vào Danh sách 100 bộ sách phi tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Năm 1954, Needham cùng một nhóm người khác có sáng kiến làm một dự án nghiên cứukhoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh TQ cổ đại. Các tác giả dự án này đã biên soạn một loạt sách liên quan và đượcNhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản. Continue reading “‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại”

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Tác giả: Lý Hồng Phong (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là nội dung chính trong bài nói chuyện của ông Lý Hồng Phong tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (12/2009) dưới đầu đề “Sự chuẩn bị văn hóa của nước lớn trỗi dậy”. Lý Hồng Phong là Ủy viên Ủy ban Kỷ luật TƯ ĐCSTQ khóa XVII, Ủy viên Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Văn hóa Trung Quốc.

Các nhà chiến lược học phương Tây cho rằng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy trở thành cường quốc sẽ là một trong những xu thế phát triển rõ nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Đúng vậy, TQ đang trỗi dậy, đang hoàn thành công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Continue reading “Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc”

Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nam Việt (南越国 hoặc 南粤国) là một vương quốc ở vùng đông nam Trung Quốc do Triệu Đà lập ra năm 204 TCN. Sử Trung Quốc coi vương triều Nam Việt là một chính quyền cát cứ địa phương, không thuộc vương triều chính thống. Có lẽ vì thế mà tư liệu về nước Nam Việt đã rất ít lại quá sơ sài.

Dù chỉ tồn tại 93 năm và đã biến mất 21 thế kỷ qua nhưng Nam Việt quốc vẫn còn duyên nợ với Việt Nam ta. Phải chăng vì hai nước có tên gọi giống nhau hay vì ở liền kề nhau? Cớ sao một số nhà chính trị và sử gia nổi tiếng Việt Nam xưa và nay coi nhà Triệu là vương triều đầu tiên của nước ta, nhưng giới sử học chính thống Việt Nam hiện nay lại coi nhà Triệu là kẻ đầu tiên xâm chiếm nước ta, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc? Continue reading “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam”

Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc

Nguồn: Julian E. Barnes, “C.I.A. Hunts for Authentic Virus Totals in China, Dismissing Government Tallies”, New York Times, 02/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nhiều tuần qua, các quan chức tình báo Mỹ đã nói với Nhà Trắng rằng Trung Quốc báo cáo thấp hơn thực tế sự lây lan của Coronavirus và thiệt hại do đại dịch gây ra.

Theo ý kiến của các viên chức tình báo Mỹ đương nhiệm và tiền nhiệm, ngay từ tháng 2/2020, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thường xuyên cảnh báo Nhà Trắng là Trung Quốc đã báo cáo thấp hơn thực tế về tình hình lây nhiễm Covid-19, và khi lập mô hình dự báo chống loại virus ấy, Mỹ đã không thể dựa vào số liệu của Trung Quốc. Continue reading “Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc”

Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur

Nguồn: Andrew Higgins, “On Russia-China Border, Selective Memory of Massacre Works for Both Sides”, New York Times, 26/03/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nơi xảy ra tội ác là một bờ sông ở vùng Thượng Blagoveshchensk thuộc nước Nga. Tại đây 120 năm trước những người Cô-dắc Nga đã làm cho hàng nghìn người Trung Quốc chết đuối trên sông Amur. Trên ngọn đồi gần đó có dựng một bức tượng đồng kỷ niệm cùng một cây thánh giá Chính thống giáo bằng bê tông.

Đài tưởng niệm ấy không phải là để tưởng nhớ các nạn nhân. Ngược lại, là để ca ngợi những người Cô-dắc [Cossacks] đã bảo vệ vùng lãnh thổ xưa kia từng là của Trung Quốc, nhưng từ giữa thế kỷ 19 đã trở thành một phần của vùng Viễn Đông nước Nga. Continue reading “Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur”

Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên

Lời giới thiệu của Thời báo Hoàn cầu: “Chúng ta bước vào năm 2020 với sự bất định và cảm giác bất an” – cuối năm ngoái Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói như vậy trong lời chúc mừng năm mới. Nhưng ông Guterres chưa nghĩ tới việc đầu năm 2020 bỗng dưng bùng phát một trận đại dịch lây nhiễm toàn cầu. Năng lực quản trị của các nước bất phân giàu nghèo, to nhỏ đều đứng trước cuộc đại sát hạch của trận dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona kiểu mới. Trận dịch đó khiến rất nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tranh về chế độ chính trị. Trải qua cuộc đại sát hạch này chúng ta có thể học được những gì? Ngoài dịch bệnh ra thì như ông Guterres nói, thế giới đầy bất định này sẽ diễn biến theo những xu thế nào? Ông Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Hội đồng học thuật của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization, CCG) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Hoàn cầu, qua đó ông trình bày suy nghĩ về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Continue reading “Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19”

Về “Thuyết đấu tranh” với tôn giáo của Lenin

Tác giả: Mâu Chung Giám (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Có mấy lý do cần phải nhận thức lại quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx.

Thứ nhất, quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx là cơ sở lý luận và tư tưởng chỉ đạo công tác tôn giáo của chúng ta [tức Trung Quốc] hiện nay. Nếu có chỗ nào sai lệch với quan điểm đó thì công tác tôn giáo của chúng ta sẽ không lành mạnh. Bởi thế cần phải luôn luôn học tập và nhận thức quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx.

Thứ hai, công tác tôn giáo của Trung Quốc thời gian qua tuy có thành tích lớn song đồng thời cũng đã xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng văn hóa chúng ta từng đòi tiêu diệt tôn giáo, từng mặc ý phá hoại văn hóa tôn giáo – sai lầm đó có liên quan tới nhận thức cực tả về quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx. Cái gì thực tiễn chứng tỏ là đúng thì ta cần tiếp tục; cái gì thực tiễn chứng tỏ là sai thì cần chỉnh đốn. Continue reading “Về “Thuyết đấu tranh” với tôn giáo của Lenin”

Chủ nghĩa tư bản đang đi tới sụp đổ?

Lược dịch:  Nguyễn Hải Hoành và Đông Tỉnh

Lời giới thiệu:  Nhân dịp cuốn sách Chủ nghĩa tư bản giãy chết[1] của nhà nhân học và xã hội học Paul Jorion[2] (trong hình) ra mắt bạn đọc, báo Pháp Diễn đàn (La Tribune) số ra ngày 21/3/2011 có đăng bài phỏng vấn tác giả, do nhà báo Eric Benhamou thực hiện. Dưới đây là bản lược dịch.

Hỏi:  Năm 2007 ông đã dự đoán về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Giờ đây ông cho rằng chủ nghĩa ấy đang giãy chết. Vậy bao giờ sẽ cấp giấy chứng tử?

Đáp:   Sự xuống dốc của chủ nghĩa tư bản Mỹ là điều đã xác định, bởi lẽ nó đã lâm vào một động thái kích nổ mà có lẽ chỉ một số biện pháp có thể ngăn chặn, song các nhà lãnh đạo của chúng ta rõ ràng sẽ không áp dụng các biện pháp đó; và mọi sự trì hoãn càng làm cho quá trình phục hồi nếu có sẽ càng thêm khó khăn. Chớ nên ảo tưởng với sự ngóc dậy của thị trường chứng khoán hoặc vẻ ngoài khỏe mạnh của các ngân hàng. Tình trạng mất cân đối vẫn còn nguyên đó. Nhưng khủng hoảng tài chính đã làm cho các quốc gia bị suy hao. Họ không còn phương tiện để duy trì một chế độ bảo đảm an sinh xã hội hằng cho phép duy trì niềm tin rằng tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ chế độ này. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản đang đi tới sụp đổ?”

Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nỗi long đong lận đận của Quốc học Trung Quốc

“Quốc học” là từ ngữ riêng của người Trung Quốc (TQ), hiện chưa có định nghĩa thống nhất, thường được hiểu là văn hóa và học thuật truyền thống Trung Hoa. Người TQ dùng từ “Quốc học” để phân biệt với “Tây học” tức văn hóa và học thuật của phương Tây.

Quốc học bao gồm các học thuật của TQ cổ đại như triết học, sử học, tôn giáo học, văn học, lễ tục học, khảo cứ học, luân lý học, y học, nghệ thuật sân khấu, thư họa, thuật chiêm tinh, thuật tướng số, v.v… Nhìn chung nói Quốc học là nói văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Văn hóa dân tộc có nhiều loại hình, trong đó văn hóa tư tưởng chiếm vai trò quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các loại hình văn hóa khác. Tư tưởng truyền thống của TQ có 3 phái chính là Nho gia (hoặc Nho học; ta quen gọi Nho giáo), Đạo giaPháp gia. Continue reading “Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc”

Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận. Continue reading “Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”