Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?

Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?

Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton. Continue reading “Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?”

Trump đang vi hiến

Nguồn: David Cole, “Trump Is Violating the Constitution,” The New York Review of Books, February 23, 2017 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ năm 2009, Barack Obama đã bổ nhiệm Norman Eisen, một “cố vấn đặc biệt về đạo đức và chính phủ,” nhằm đảm bảo mình không vi phạm bất cứ điều cấm nào về xung đột lợi ích. Trước khi được thay thế vào năm 2011, Eisen, sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Séc và một luật sư chuyên về những vụ liên quan đến gian lận, đã giải quyết một loạt câu hỏi, bao gồm những vấn đề như liệu Tổng thống Obama, một người hâm mộ bóng rổ, có thể nhận vé đi xem đội Washington Wizards hay đội Georgetown Hoyas chơi hay không.

Khi được trao giải Nobel Hòa bình, Obama đã hỏi xin ý kiến chính thức của Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về việc ông có thể nhận giải mà không vi phạm lệnh cấm tổng thống hay bất cứ viên chức liên bang nào khác nhận “các khoản thù lao,” về cơ bản là bất cứ khoản thanh toán hay lợi ích nào, từ một nhà nước nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp hay không. (Văn phòng kết luận rằng ông có thể nhận giải, chỉ vì Ủy ban Nobel là một thực thể tư nhân không có sự can dự của chính phủ nước ngoài.) Continue reading “Trump đang vi hiến”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến

Nguồn: Margalit Fox, “Zhou Youguang, Who Made Writing Chinese as Simple as ABC, Dies at 111,” The New York Times, 14/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang), người được biết đến với tư cách là cha đẻ của bính âm Hán ngữ (pinyin) vì đã tạo nên một hệ thống viết chữ Hán bằng bảng chữ cái Latinh vốn trở thành tiêu chuẩn quốc tế kể từ khi được giới thiệu cách đây khoảng 60 năm, đã qua đời hôm thứ Bảy ở Bắc Kinh. Ông thọ 111 tuổi.

Trong những thập niên gần đây, với sự tự tin vì có tuổi thọ trời ban, ông Chu cũng là một người phê bình thẳng thắn chính quyền Trung Quốc.

“Họ làm được gì,” ông hỏi thẳng trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012. “Đến bắt tôi đi?” Continue reading “Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến”

Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Looking Back on Barack,” Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ đánh giá nào về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ kéo dài tám năm của Barack Obama cũng nên bắt đầu từ đầu: lễ nhậm chức đầu tiên của ông, ngày 20 tháng 1 năm 2009. Nền kinh tế Mỹ khi đó đang rơi tự do: các thị trường tài chính đã đình trệ, GDP đang thu hẹp, và tỷ lệ việc làm giảm mạnh, với khoảng 800.000 việc làm bị mất đi mỗi tháng. Và hai cuộc chiến tranh thiếu tính toán và được tiến hành cẩu thả đang diễn ra ở nước ngoài.

Nói ngắn gọn, khi bước vào nhiệm kỳ, Obama phải đối mặt với những điều kiện bất lợi hơn so với bất cứ tổng thống sắp nhậm chức nào trong nhiều thập niên. Đúng là Franklin D. Roosevelt đã thừa hưởng cuộc Đại suy thoái và Abraham Lincoln đã nhậm chức khi nội chiến bùng nổ. Nhưng còn ai nữa bước vào Nhà Trắng mà phải đối mặt với cả một cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia? Continue reading “Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama”

Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?

Nguồn: Ali Al Shihabi, “Why is Saudi Arabia at War in Yemen?Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ả Rập Saudi gần đây phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì vai trò dẫn đầu của mình trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy Houthi ở Yemen. Một số người chế nhạo vương quốc giàu nhất trong các nước Ả Rập này vì đã chống lại đất nước nghèo nhất. Số khác cho rằng cuộc chiến chống lại phe Houthi – một phong trào chính trị-tôn giáo của người Hồi giáo Shia phái Zaidi – chỉ là một phần của một cuộc chiến lớn hơn chống lại người Shia mà Ả Rập Saudi được cho là đang tiến hành. Những cáo buộc này quá đơn giản, phản ánh sự hiểu lầm cơ bản về vai trò của Ả Rập Saudi ở Yemen – và, trên thực tế, ở toàn bộ thế giới Ả Rập. Continue reading “Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?”

Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill

Nguồn: Ian Buruma ,“Abusing Churchill,” Project Syndicate, 08/12/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bức tượng bán thân bằng đồng của Winston Churchill, được trưng bày tại Nhà Trắng từ những năm 1960, là chủ đề bàn tán không ngớt của phe cánh hữu tại Washington. Có tin cho rằng khi dọn vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã trả bức tượng về Đại Sứ quán Anh để thể hiện ông không ưa gì nước Anh. Thật ra Obama chưa từng làm vậy. Bức tượng ấy vẫn luôn nằm trong Nhà Trắng, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn phải mang đi sửa chữa dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Nhưng Obama cũng đúng nếu như ông thật sự di dời bức tượng. Việc sùng bái Churchill chưa từng mang đến lợi ích toàn diện cho nước Mỹ. Có quá nhiều tổng thống Mỹ tự cho mình là truyền nhân đích thực của Churchill. Bush cũng có một bản sao của bức tượng, được Tony Blair cho mượn, đặt trong Phòng Bầu dục. Ông thích khắc họa bản thân mình như một “tổng thống thời chiến,” một “nhà hoạch định,” và một “lãnh tụ vĩ đại” như Churchill. Ông thích mặc quân phục. Và ông cũng đẩy đất nước vào một cuộc chiến ngu ngốc. Continue reading “Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill”

Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12

Nguồn: Le Hong Hiep, “Reviewing Vietnam’s Economic Reforms since the CPV’s Twelfth Congress,” ISEAS Perspective, No. 2 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 diễn ra hồi tháng 1 năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã thành lập một chính phủ mới đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 4. Chính phủ của ông sẽ điều hành đất nước ít nhất cho đến năm 2021 khi một chính phủ mới được thành lập sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Phúc và chính phủ cho đến khi đó là tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế của Việt Nam, và giám sát việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới một mô hình tăng trưởng bền vững và sáng tạo hơn. Continue reading “Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.

Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng. Continue reading “Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ”

Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!

Nguồn: J. Bradford Delong, “Missing the Economic Big Picture,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi nghe cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy nhắc lại một câu cách ngôn kinh điển của Phật giáo, trong đó vị thế tổ thứ sáu của Thiền tông là Huệ Năng nói với ni cô Vô Tận Tạng: “Trí giả chỉ trăng, ngu giả chỉ thấy ngón tay mà không thấy trăng.” Lamy nói thêm, “Chủ nghĩa tư bản thị trường là mặt trăng. Toàn cầu hóa là ngón tay.”

Với việc tư tưởng chống toàn cầu hóa ngày càng tăng ở phương Tây, năm nay quả là một năm mà người ta chỉ thấy ngón tay. Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh, “những người Anh nhỏ bé” đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu; và ở Mỹ, Donald Trump thắng cử tổng thống bởi vì ông đã thuyết phục được đủ số cử tri ở những bang quan trọng rằng ông sẽ “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,” nhất là bằng cách đàm phán những “thỏa thuận” thương mại rất khác cho đất nước. Continue reading “Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!”

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Ten Consequences of Trump,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với những ai trong chúng ta đã đoán sai về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rất đáng để kiềm chế những phản ứng mang tính cảm xúc, ít nhất là trong một hai tháng, và cố gắng đưa ra một đánh giá khách quan về ý nghĩa có thể có của chính quyền của Donald Trump đối với thế giới. Và đây là mười hệ quả có thể có của việc Trump làm tổng thống, chia đều giữa mặt tốt và mặt xấu.

Các tin tốt bắt đầu với tăng trưởng của Mỹ, gần như chắc chắn tăng cao hơn tỷ lệ trung bình hàng năm 2,2% trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Điều này là do sự phản đối của Đảng Cộng hòa đối với nợ và chi tiêu công chỉ tồn tại khi một người thuộc Đảng Dân chủ như Obama làm chủ Nhà Trắng. Còn khi tổng thống là người của Đảng Cộng hòa, đảng này luôn vui vẻ thúc đẩy chi tiêu công và nới lỏng các giới hạn nợ, giống như dưới thời Ronald Reagan và George W. Bush. Do đó, Trump sẽ có khả năng thực thi việc kích thích tài khóa kiểu Keynes mà Obama thường đề xuất nhưng không thể triển khai. Continue reading “Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “Is Donald Trump a Threat to Democracy?The New York Times, Dec. 16, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Donald Trump đắc cử đã đặt ra một câu hỏi mà rất ít người Mỹ từng hình dung là phải hỏi đến: Có phải nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm? Với ngoại lệ khả dĩ là cuộc Nội chiến, nền dân chủ Mỹ chưa bao giờ sụp đổ; quả thật, không nền dân chủ nào phong phú hay lâu đời như nền dân chủ Mỹ. Nhưng sự ổn định trong quá khứ không đảm bảo sự tồn tại trong tương lai của nền dân chủ.

Chúng tôi đã dành hai thập niên để nghiên cứu sự xuất hiện và sụp đổ của nền dân chủ ở châu Âu và châu Mỹ Latinh. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số dấu hiệu cảnh báo. Continue reading “Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?”

Điều kỳ diệu mang tên tự do thương mại

Nguồn: Bjørn Lomborg, “The Free-Trade Miracle,” Project Syndicate, 21/10/2016

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thương mại tự do toàn cầu mang đến cơ hội lớn nhất để cải thiện phúc lợi của con người trong một thập niên rưỡi tới đây. Nó đã giúp hơn một tỷ người thoát nghèo trong một phần tư thế kỷ qua. Việc hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại thậm chí còn có thể làm tăng gấp đôi thu nhập trung bình tại những khu vực nghèo nhất trên thế giới trong 15 năm tới.

Đúng là có những cái giá phải trả cho tự do thương mại cần phải được giải quyết tốt hơn; nhưng những lợi ích đạt được vượt xa những cái giá này. Tuy vậy, ở những quốc gia giàu có ngày nay, mọi người lại có thái độ quay lưng với thương mại tự do. Đây quả là một bi kịch. Continue reading “Điều kỳ diệu mang tên tự do thương mại”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do

des-trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Crisis for Liberalism,” The New York Times, 19/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 là một cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa bảo thủ; hậu quả của nó là một khủng hoảng của chủ nghĩa tự do. Cánh hữu, bất ngờ giành được quyền lực, đang tạm dừng nhìn lại mình trong lúc chờ xem chủ nghĩa Trump có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. Cánh tả, bất ngờ mất đi quyền lực, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu tranh luận họ đã mất phương hướng như thế nào.

Rất nhiều lập luận đó đã xoay quanh khái niệm “chính trị bản sắc,” được dùng để tóm gọn tầm nhìn về chủ nghĩa tự do chính trị như một liên minh của các nhóm khác nhau – người đồng tính, da đen, gốc Á, gốc Tây Ban Nha, phụ nữ, người Do Thái, người Hồi giáo, v.v. – gắn kết với nhau trong một cuộc chiến chung chống lại bá quyền mục nát của người Mỹ Cơ Đốc giáo da trắng. Continue reading “Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do”

Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội

social-democracy

Nguồn: Avner Offer, “Nobel Economics Versus Social Democracy,” Project Syndicate, 10/10/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong giới tinh hoa quản lý xã hội hiện đại, chỉ các nhà kinh tế học có giải Nobel, năm nay được trao cho Oliver Hart và Bengt Holmstrom. Dù lý do dẫn đến vị thế đặc biệt này của các nhà kinh tế học là gì đi nữa thì hào quang của giải Nobel có thể – và thường là đã – làm tăng uy tín cho các chính sách vốn làm hại đến lợi ích công, ví dụ như bằng cách thúc đẩy bất bình đẳng và làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính.

Nhưng nói về quản lý xã hội, kinh tế không phải là lĩnh vực duy nhất. Một quan điểm khác về thế giới đã dẫn dắt việc phân bổ khoảng 30% GDP – dành cho lao động, chăm sóc y tế, giáo dục, và lương hưu – ở các nước phát triển nhất. Quan điểm về cách quản lý xã hội này – còn gọi là dân chủ xã hội (social democracy) – không chỉ là một định hướng chính trị, mà còn là một phương thức quản trị. Continue reading “Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội”