Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

td

Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Continue reading “Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam”

15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời

Canada flag

Nguồn:Canada adopts maple leaf flag,” History.com (truy cập ngày 14/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, theo quy định trong một công bố chính thức của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, lá quốc kỳ mới của Canada đã được treo trên Đồi Quốc hội ở Ottawa, thủ đô của Canada.

Bắt đầu từ năm 1610, Hạ Canada (Lower Canada), một thuộc địa mới của Anh, treo lá cờ Union Jack, hay còn gọi là cờ Royal Union, của Vương quốc Anh. Năm 1763, do các cuộc Chiến tranh Pháp và người Da đỏ (tức xung đột giữa các thuộc địa của Anh với các thuộc địa của Pháp cùng các đồng minh người da đỏ của hai bên ở Canada), Pháp đánh mất phần lớn các thuộc địa rộng lớn của mình ở Canada, và lá cờ Union Jack được treo trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Canada. Continue reading “15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời”

14/02/269: Thánh Valentine bị hành hình

Saint Valentine

Nguồn:St. Valentine beheaded,” History.com (truy cập ngày 12/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 2 khoảng năm 269 CN, Valentine, một vị linh mục tại La Mã dưới thời Hoàng đế Claudius II, đã bị hành hình.

Dưới thời Claudius Bạo chúa cai trị, La Mã bị kéo vào nhiều cuộc chiến đẫm máu và không được lòng dân. Vị hoàng đế này phải duy trì một đội quân hùng mạnh, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tuyển mộ lính tráng cho những liên minh quân sự của mình. Claudius tin rằng các chàng trai trẻ không muốn nhập ngũ là do tình cảm gắn bó sâu sắc của họ với vợ và gia đình. Continue reading “14/02/269: Thánh Valentine bị hành hình”

13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền

Nguồn:Johnson approves Operation Rolling Thunder,” History.com (truy cập ngày 12/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định sẽ tiến hành chiến dịch ném bom kéo dài vào miền Bắc Việt Nam mà ông cùng các cố vấn của mình đã dự tính trong hơn một năm.

Đầu tháng 2, Tổng thống Johnson đã ra lệnh tiến hành Chiến dịch Flaming Dart nhằm trả đũa các cuộc tấn công của cộng sản vào các căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam (bao gồm trận tấn công Căn cứ không quân Pleiku vào ngày mùng 6). Các cuộc tấn công trả đũa này đã không đem lại hiệu quả như mong muốn là buộc Bắc Việt ngừng viện trợ cho lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam, và thất vọng trước điều này, Tổng thống Johnson đã chuyển sang sử dụng không quân nhiều hơn. Continue reading “13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”

Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông

sunni-shia

Nguồn: Bernard Haykel, “The Middle East’s Cold War,” Project Syndicate, 08/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel. Continue reading “Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông”

Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?

Russia-US-approaches-on-Syrian-crisis

Nguồn: Michael McFaul, “Can America and Russia Cooperate in Syria?Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Cẩm Tú | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2015. Suốt 15 năm qua, ông Putin đã ngày càng dựa vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được các mục tiêu trong nước và chính sách đối ngoại của mình, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Chechnya năm 1999, tại Gruzia năm 2008, và tại Ukraine năm 2014. Nước cờ Syria của Putin là một bước logic, nếu không nói là kịch tính, trong chính sách ngoại giao ngày càng hiếu chiến của Nga.

Tuy nhiên, Syria được cho là sẽ khác những cuộc can thiệp trước đây. Trong khi Putin đã tính toán chính xác rằng hầu hết các nước sẽ lên án hành vi quân sự của Nga tại Chechnya, Gruzia, và Ukraine, ông hy vọng nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cho những hoạt động của mình tại Syria. Continue reading “Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?”

Chủ nghĩa yêu nước trong thời đại toàn cầu hóa

000_6E3W4

Nguồn: Bill Emmott, “Patriotism in the Age of Globalization,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của Pháp, một đường đứt gãy mới trong chính trị đã hình thành giữa những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và những người yêu nước. Đây cũng là quan điểm của những người phản đối Liên minh châu Âu ở Anh và ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, ý kiến này chẳng những nguy hiểm mà còn sai.

Theo kết quả của vòng hai và vòng cuối cuộc bầu cử cấp vùng của Pháp hôm 13 tháng 12, quan điểm đó ít nhất cũng bị cử tri Pháp phản đối kịch liệt. Họ dành 73% số phiếu bầu cho các đối thủ của Mặt trận Quốc gia, và không cho phép đảng này giành bất cứ một thắng lợi nào. Continue reading “Chủ nghĩa yêu nước trong thời đại toàn cầu hóa”

20/01/1981: Khủng hoảng con tin Iran chấm dứt

Iran hostage crisis

Nguồn:Iran Hostage Crisis ends,” History.com (truy cập ngày 19/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, ít phút sau khi Ronald Reagan nhậm chức tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương), 52 con tin người Mỹ bị giam giữ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Teheran, Iran, đã được thả, chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin Iran kéo dài 444 ngày.

Ngày mùng 4 tháng 11 năm 1979, cuộc khủng hoảng bắt đầu khi một nhóm sinh viên Iran, tức giận trước việc chính phủ Mỹ cho phép nhà vua bị lật đổ của Iran tới thành phố New York để điều trị y tế, đã chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ ở Teheran. Continue reading “20/01/1981: Khủng hoảng con tin Iran chấm dứt”

Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp

globaleconomy

Nguồn: Christine Lagarde, “The Transitions of 2016,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng |Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại Paris và dòng người tị nạn vào châu Âu chỉ là triệu chứng mới nhất của những căng thẳng chính trị và kinh tế ở Bắc Phi và Trung Đông. Và những sự kiện này không chỉ xảy ra tại những nơi đó. Xung đột cũng đang hoành hành ở những nơi khác, và có gần 60 triệu người đang phải đi tị nạn trên toàn thế giới.

Hơn nữa, năm 2015 đã được dự báo ​​là một trong những năm nóng kỷ lục, với hiện tượng El Niño diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, gây ra những thiên tai liên quan đến thời tiết ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Và việc Mỹ bình thường hóa lãi suất, cùng với sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, đã góp phần làm gia tăng sự bất ổn và biến động kinh tế trên toàn thế giới. Thật vậy, tăng trưởng thương mại toàn cầu đang giảm mạnh, với việc giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nền kinh tế dựa vào tài nguyên. Continue reading “Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp”

16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ

US troops in Kuwait

Nguồn:The Persian Gulf War begins,” History.com (truy cập ngày 15/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Đúng nửa đêm ngày 16 tháng 1 năm 1991, hạn chót Liên Hợp Quốc đặt ra cho Iraq rút quân khỏi Kuwait kết thúc, và Lầu Năm Góc chuẩn bị bắt đầu các chiến dịch tấn công nhằm buộc Iraq chấm dứt cuộc chiếm đóng nước láng giềng giàu dầu lửa đã kéo dài năm tháng này. Lúc 16:30 giờ EST (4:30 sáng ngày hôm sau theo giờ Hà Nội), các máy bay chiến đấu đầu tiên đã cất cánh từ Ả-rập Xê-út và các tàu sân bay Mỹ và Anh trên vịnh Ba Tư để tiến hành sứ mệnh ném bom Iraq. Continue reading “16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ”

14/01/1784: Quốc hội Lục địa phê chuẩn Hiệp ước Paris

PreliminaryTreatyOfParisPainting

Nguồn:Continental Congress ratifies the Treaty of Paris,” History.com (truy cập ngày 13/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1784, Quốc hội Lục địa Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước Paris II, chấm dứt cuộc chiến giành độc lập của 13 tiểu bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Trong văn kiện này, được gọi là Hiệp ước Paris II do Hiệp ước Paris cũng là tên hiệp ước đã chấm dứt Chiến tranh Bảy năm năm 1763, Anh chính thức đồng ý công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ, thành lập nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới.

Ngoài ra, hiệp ước này còn giải quyết vấn đề biên giới giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của lãnh thổ Bắc Mỹ thuộc Anh. Ngư dân Mỹ giành được quyền đánh bắt cá tại vùng Grand Banks, ngoài khơi Newfoundland, và trong vịnh Saint Lawrence. Hai bên đồng ý đảm bảo thanh toán cho các chủ nợ thuộc các quốc gia khác các khoản nợ phát sinh trong cuộc chiến và trao trả toàn bộ tù nhân chiến tranh. Continue reading “14/01/1784: Quốc hội Lục địa phê chuẩn Hiệp ước Paris”

13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ

Yakov Malik

Nguồn:Soviets boycott United Nations Security Council,” History.com (truy cập ngày 12/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, lần thứ hai trong một tuần, đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc Yakov Malik bực tức rời bỏ một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, lần này là để phản ứng việc đề nghị trục xuất đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) của ông bị bác bỏ. Đồng thời, ông cũng công bố ý định tiếp tục tẩy chay các cuộc họp Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

Ít ngày trước khi diễn ra cuộc họp ngày 13 tháng 1, Malik đã thể hiện sự không hài lòng về việc Liên Hợp Quốc từ chối trục xuất phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc. Liên Xô đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối cộng sản là chính phủ thực sự của Trung Quốc, và muốn phái đoàn Trung Quốc thay thế các phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Continue reading “13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ”

12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ

Battle of Isandhlwana

Nguồn:British-Zulu War begins,” History.com (truy cập ngày 11/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1879, chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ khi quân đội Đế quốc Anh dưới quyền Trung tướng Frederic Augustus đã xâm lược Vương quốc Zulu từ hướng cộng hòa Natal ở miền Nam châu Phi.

Năm 1843, Anh thay thế người Boer cai trị Natal, vùng đất cai quản Zululand, vương quốc nằm cạnh Natal của người Zulu. Người Boer, còn được gọi là Afrikaner, là con cháu của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi từ thế kỷ 17. Zulu, tộc người di cư từ phương Bắc, cũng đến Nam Phi vào thế kỷ 17, và định cư quanh khu vực sông Tugela. Continue reading “12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ”

11/01/1928: Stalin lưu đày Trotsky

Trotsky

Nguồn:Stalin banishes Trotsky,” History.com (truy cập ngày 10/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1928, Leon Trotsky, một nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Bolshevik và kiến trúc sư thời kỳ đầu của nhà nước Xô viết, đã bị trục xuất tới Alma-Ata ở vùng đất Liên Xô thuộc Trung Á xa xôi (nay là Almaty, thủ đô thương mại của Kazakhstan) theo lệnh của Stalin. Ông sống trong cảnh lưu đày ở đó một năm trước khi bị Stalin trục xuất vĩnh viễn khỏi Liên Xô.

Sinh ra ở Ukraine trong một gia đình mang dòng máu Nga-Do Thái năm 1879, Trotsky đi theo chủ nghĩa Marx khi còn là thiếu niên và sau này bỏ Đại học Odessa để giúp tổ chức Công đoàn Nam Nga (South Russian Workers’ Union) vốn hoạt động ngầm. Năm 1898, ông bị bắt giam vì các hoạt động cách mạng của mình. Năm 1900, ông bị lưu đày tới Siberia. Continue reading “11/01/1928: Stalin lưu đày Trotsky”

09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật

Douglas_MacArthur

Nguồn:United States invades Luzon in Philippines,” History.com (truy cập ngày 08/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur cùng Tập đoàn quân số 6 Lục quân Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc đảo Luzon, tiến thêm một bước nữa trong việc chiếm quần đảo Philippines từ quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản kiểm soát Philippines từ tháng 5 năm 1942, khi việc quân Mỹ thất trận đã dẫn tới việc Tướng MacArthur phải rút lui và Tướng Jonathan Wainwright bị bắt giữ. Nhưng đến tháng 10 năm 1944, hơn 100.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên đảo Leyte để tiến hành một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương – và báo trước sự khởi đầu cho quá trình thất bại của Nhật Bản. Continue reading “09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật”

07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ

Vietnam troops in Cambodia

Nguồn:Pol Pot overthrown,” History.com (truy cập ngày 06/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào thủ đô Phnom Penh của Campuchia, lật đổ chế độ tàn bạo của Pol Pot và Khmer Đỏ.

Khmer Đỏ, do Pol Pot tổ chức trong các khu rừng già Campuchia trong những năm 1960, chủ trương một cuộc cách mạng cộng sản triệt để nhằm loại bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây tại Campuchia và thiết lập một xã hội thuần nông nghiệp. Năm 1970, được sự hỗ trợ của quân đội Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, quân du kích Khmer Đỏ tiến hành một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại các lực lượng chính phủ Campuchia, nhanh chóng giành quyền kiểm soát gần một phần ba diện tích đất nước. Continue reading “07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ”

06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt

phuoc long

Nguồn:Phuoc Binh falls to the North Vietnamese,” History.com (truy cập ngày 05/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Phước Bình, tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn gần 100 cây số về phía Bắc, đã rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Phước Bình là tỉnh lỵ đầu tiên phía cộng sản chiếm được kể từ khi Quảng Trị thất thủ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1972.

Hai ngày sau đó, Bắc Việt đã chiếm được các vị trí cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực, giành quyền kiểm soát toàn tỉnh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất 20 máy bay trong khi bảo vệ địa bàn tỉnh. Hai vị tổng thống Nixon và Ford đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa nếu Bắc Việt phát động một cuộc tấn công lớn và vi phạm Hiệp định Paris. Continue reading “06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt”

05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia

Pol Pot

Nguồn:Pol Pot renames Cambodia,” History.com (truy cập ngày 04/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1976, nhà lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot công bố một bản hiến pháp mới đổi tên của Campuchia thành Campuchia Dân chủ (Democratic Kampuchea) và hợp pháp hóa chính quyền cộng sản của mình. Trong ba năm sau đó, chế độ tàn bạo của Pol Pot đã đưa đất nước trở lại thời Trung Cổ và ước tính gây ra cái chết của khoảng 1 đến 2 triệu người Campuchia.

Pol Pot, tên thật là Saloth Sar, sinh năm 1925 trong một gia đình Campuchia tương đối khá giả, tham gia phong trào cộng sản khi đang học tập tại Paris. Sau khi trở về Campuchia, đất nước giành được độc lập từ tay Pháp năm 1954, và ông tiến thân trong Đảng Cộng sản vốn có quy mô còn nhỏ và hoạt động ngầm tại quê hương mình. Chịu ảnh hưởng của Mao Trạch Đông, vào giữa những năm 1960, Pol Pot, còn được gọi là Anh Cả, đã thúc đẩy phong trào cộng sản của Campuchia và về sinh sống tại một vùng xa xôi của đất nước với một nhóm những người ủng hộ. Continue reading “05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia”

04/01/1999: Đồng euro ra mắt

Euro_coins_and_banknotes

Nguồn:The euro debuts,” History.com (truy cập ngày 03/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1999, lần đầu tiên kể từ triều đại của Charlemagne ở thế kỷ thứ 9, châu Âu được thống nhất với một đồng tiền chung khi đồng “euro” ra mắt trong vai trò đơn vị tiền tệ trong các thị trường doanh nghiệp và đầu tư. Mười một nước Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha, đại diện cho khoảng 290 triệu người, đã ra mắt đồng tiền này với hy vọng tăng cường hội nhập và phát triển kinh tế châu Âu.

Đóng cửa với tỷ giá mạnh 1 đồng euro tương đương 1,17 đồng đô la Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên, đồng euro hứa hẹn sẽ cạnh tranh gay gắt với đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu mới. Continue reading “04/01/1999: Đồng euro ra mắt”