Jeremy Bentham và những ngụy biện trong chính trị

jeremy-bentham

Nguồn: Peter Singer, “Bentham’s Fallacies, Then and Now”, Project Syndicate, 12/08/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1809, Jeremy Bentham, người sáng lập thuyết vị lợi, bắt tay vào viết Cuốn sách về các thói ngụy biện – The Book of Fallacies. Mục tiêu của ông là phơi bày những luận cứ không đúng dùng để ngăn cản những cải cách, như sự xóa bỏ các “quận thối” (“rotten boroughs”)[1] – các khu bầu cử ít cử tri đến mức một địa chủ hoặc một quận công quyền lực trên thực tế có thể định đoạt được việc bầu cử đại biểu quốc hội, trong khi những thành phố mới hơn như Manchester tiếp tục không có người đại diện.

Bentham thu thập những ví dụ về các cách ngụy biện, thường là từ các cuộc tranh luận ở quốc hội. Đến năm 1811, ông đã sắp xếp các ví dụ này thành gần 50 dạng khác nhau, với những tựa đề như “Tấn công chúng tôi là anh đang tấn công Chính phủ,”, “Trước giờ không có lập luận nào như vậy”, và “Đúng trên lý thuyết, sai trong thực tế”. (Một điểm mà cả Immanuel Kant và Bentham đều đồng ý là ví dụ cuối cùng này chính là một sự ngụy biện: nếu điều gì đó không đúng trong thực tế thì chắc chắn phải có gì đó sai sót trong lý thuyết.) Continue reading “Jeremy Bentham và những ngụy biện trong chính trị”

Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị

20111128-politics-economy-business

Nguồn: Dani Rodrik, “The Tyranny of Political Economy”, Project Syndicate, 08/02/2013

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có thời những nhà kinh tế học chúng ta tách rời khỏi chính trị. Chúng ta nhìn nhận công việc của mình là mô tả các nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, khi nào chúng sụp đổ, và các chính sách được thiết kế cẩn thận có thể tăng cường hiệu quả nền kinh tế như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau (ví dụ như sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế), và các chính sách được thiết kế nhằm đạt những kết quả kinh tế mong đợi, bao gồm việc tái phân phối tài sản. Nó sẽ phụ thuộc vào việc các chính trị gia có sử dụng những lời khuyên của chúng ta và các quan chức có thực hiện chúng hay không. Continue reading “Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị”

Tại sao giá vàng lại giảm?

20150725_blp501

Nguồn: “Why the gold price is falling”, The Economist, 20/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá vàng, chạm đáy thấp nhất trong vòng 5 năm vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, phản ánh thực tế cung và cầu hiện tại và kỳ vọng về tương lai. Kim loại màu vàng này phục vụ hai mục đích: nó là một loại hàng hóa (ví dụ như sử dụng trong đồ điện tử, nữ trang và nha khoa) và là nơi tích trữ giá trị – đặc biệt như một loại bảo hiểm đề phòng các biến động chính trị. Nhưng vàng không giống như những tài sản khác: nó không đem lại thu nhập, và phải mất chi phí để tích trữ nó. Vào thời điểm hiện tại, thứ kim loại ánh vàng này và những nhà đầu tư trung thành với nó đang gặp rắc rối. Giá vàng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, nhưng chạm đỉnh vào năm 2011 và kể từ đó liên tục giảm. Một số người tin rằng giá vàng có thể xuống dưới mức 1.000 đô-la Mỹ một ounce trong năm nay. Continue reading “Tại sao giá vàng lại giảm?”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”

Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!

greece-nai-support_3366524b

Nguồn: Paul Krugman, “Ending Greece’s Bleeding”, New York Times, 5/7/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp.

Châu Âu đã tránh được một viên đạn vào ngày Chủ nhật vừa qua. Đi ngược lại nhiều dự đoán, các cử tri Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ việc chính phủ của họ từ chối những đòi hỏi của các chủ nợ. Và ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Liên minh Châu Âu cũng nên thở phào nhẹ nhõm.

Dĩ nhiên, các chủ nợ không muốn độc giả nhìn nhận sự việc như vậy. Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bản tin kinh doanh, cốt truyện của họ là việc thất bại trong nỗ lực buộc Hy Lạp chấp thuận các đòi hỏi là một chiến thắng của sự phi lý và vô trách nhiệm thay vì những lời khuyên có căn cứ. Continue reading “Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!”

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”