01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”

31/05/1996: Netanyahu đươc bầu làm Thủ tướng Israel

Nguồn: Netanyahu elected prime minister of Israel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, trong sự kiện được coi là một bước lùi trong tiến trình hòa bình Trung Đông, Thủ tướng Israel, Shimon Peres, đã bị lãnh đạo Đảng Likud, Benjamin Netanyahu, đánh bại sít sao trong cuộc bầu cử quốc gia. Peres, lãnh đạo của Đảng Lao động, đã trở thành Thủ tướng vào năm 1995 sau khi Yitzhak Rabin bị ám sát bởi một người Do Thái cánh hữu cực đoan. Continue reading “31/05/1996: Netanyahu đươc bầu làm Thủ tướng Israel”

30/05/1806: Tổng thống tương lai Jackson giết người bằng đấu súng tay đôi

Nguồn: Andrew Jackson kills Charles Dickinson in duel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1806, Tổng thống Mỹ tương lai Andrew Jackson đã giết chết một người đàn ông – kẻ cáo buộc ông gian lận trong một cuộc đua ngựa và sau đó còn lăng mạ vợ ông là bà Rachel.

Những người cùng thời mô tả Jackson – người đã từng phục vụ trong Thượng viện Tennessee và đang hành nghề luật tại thời điểm cuộc đấu tay đôi – là người hay tranh cãi, ưa bạo lực và thích đấu tay đôi để giải quyết xung đột. Ước tính số lần Jackson tham gia đấu tay đôi dao động từ 5 đến 100 lần. Continue reading “30/05/1806: Tổng thống tương lai Jackson giết người bằng đấu súng tay đôi”

29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo

Nguồn: Jews in Paris are forced to sew a yellow star on their coats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, theo lời khuyên của Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc Xã Joseph Goebbels, Adolf Hitler đã ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Paris (vốn đang bị Đức chiếm đóng) phải may một ngôi sao màu vàng ở phía bên trái áo khoác của họ.

Joseph Goebbels đã xác định việc bức hại, và cuối cùng là tiêu diệt, người Do Thái là một ưu tiên cá nhân ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ông ta thường ghi chép trong nhật ký những câu kiểu như: “Họ không còn là con người mà là quái thú” và “Người Do Thái … đang được di tản về phía đông. Việc hành hình khá dã man và không nên được mô tả rõ ràng ở đây. Sẽ chẳng còn nhiều người Do Thái nữa.” Continue reading “29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo”

28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy

Nguồn: Ethiopian capital falls to rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Addis Ababa, thủ đô Ethiopia, đã rơi vào tay lực lượng Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia (Ethiopian People’s Revolutionary Democratic Front – EPRDF), chính thức kết thúc 17 năm cai trị của phe Marxist ở đất nước Đông Phi này.

Năm 1974, Haile Selassie, nhà lãnh đạo Ethiopia từ năm 1930, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Những người cai trị mới của Ethiopia đã lập nên một chế độ Marxist, cho xử tử hàng ngàn đối thủ chính trị, còn họ thì liên kết với Liên Xô. Chiến tranh với Somalia và những đợt hạn hán trầm trọng trong thập niên 1980 đã đẩy người dân Ethiopia vào nạn đói, dẫn đến nhiều xung đột lớn trong nội bộ, cũng như các phong trào đòi độc lập ở các vùng Eritrea và Tigre. Continue reading “28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy”

27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

26/05/1960: Mỹ buộc tội Liên Xô hoạt động gián điệp

Nguồn: United States charges Soviets with espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Henry Cabot Lodge đã cáo buộc Liên Xô tham gia vào các hoạt động gián điệp ở Đại sứ quán Mỹ tại Moskva suốt nhiều năm. Các cáo buộc này rõ ràng là một nỗ lực của người Mỹ nhằm chống đỡ những chỉ trích từ phía Liên Xô theo sau vụ máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ ở Liên Xô vào hồi đầu tháng.

Ngày 01/05/1960, một máy bay do thám công nghệ cao (và được cho là “bất khả xâm phạm”) của Mỹ, chiếc U-2, đã bị bắn rơi trên vùng trời Liên Xô. Dù các quan chức Mỹ lúc đầu đã phủ nhận sự tồn tại của chiếc máy bay gián điệp, nhưng Liên Xô đã đưa ra những mảnh vỡ của chiếc máy bay và cả phi công Francis Gary Powers. Các quan chức Mỹ, gồm cả Tổng thống Dwight D. Eisenhower, đã vô cùng xấu hổ và buộc phải công khai thừa nhận rằng Mỹ đã thực sự theo dõi Liên Xô bằng các máy bay tầm cao. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ liên tục tuyên bố rằng họ chẳng làm gì khác với điều mà chính Liên Xô đã làm. Continue reading “26/05/1960: Mỹ buộc tội Liên Xô hoạt động gián điệp”

25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh

Nguồn: The English Restoration, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1660, theo lời mời của các lãnh đạo Khối Thịnh vượng chung, Charles II, vị vua lưu vong của nước Anh, đã trở về Dover để đảm nhiệm ngôi vị và chấm dứt 11 năm cai trị của chính quyền quân sự.

Là Hoàng tử xứ Wales trong thời kỳ Nội chiến Anh, Charles đã trốn sang Pháp sau khi phe Quốc hội (Parliamentarians) của Oliver Cromwell đánh bại phe Bảo hoàng (Royalists) của vua Charles I vào năm 1646. Sang năm 1649, Charles đã cố gắng cứu sống cha mình bằng cách trao cho Nghị viện một tờ giấy trắng đã có sẵn chữ ký, để họ tự quyết theo ý mình muốn. Nhưng Oliver Cromwell đã quyết tâm xử tử Charles I, và ngày 30/01/1649, nhà vua đã bị chặt đầu ở London. Continue reading “25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh”

24/05/1543: Copernicus qua đời

Nguồn: Copernicus dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1543, nhà thiên văn học người Ba Lan, Nicolaus Copernicus, đã qua đời tại Frombork, Ba Lan. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Trước khi Copernicus công bố tác phẩm thiên văn chính của mình – “Six Books Concerning the Revolutions of the Heavenly Orbs” (1543) – thì các nhà thiên văn học châu Âu vẫn lập luận rằng Trái Đất nằm ở trung tâm của vũ trụ, đây cũng là quan điểm của các triết gia cổ đại và những người viết Kinh thánh. Continue reading “24/05/1543: Copernicus qua đời”

23/05/1967: Nghị sĩ Mỹ khẳng định M-16 bị lỗi

Nguồn: Congressman claims M-16 is defective, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, một cuộc tranh luận công khai về M-16, loại súng trường cơ bản được sử dụng ở Việt Nam, đã bắt đầu sau khi Dân biểu James J. Howard (New Jersey) đọc một bức thư trước Hạ viện, trong đó một lính thủy quân lục chiến ở Việt Nam đã tuyên bố rằng gần như tất cả lính Mỹ thiệt mạng trong Trận Đồi 881 đều đã chết vì những khẩu súng trường M-16 mới của họ đã bị kẹt đạn. Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận vào ngày 28/08 rằng đã có một “sự gia tăng nghiêm trọng về tần số các sự cố của M-16.” Continue reading “23/05/1967: Nghị sĩ Mỹ khẳng định M-16 bị lỗi”

22/05/1455: Chiến tranh Hoa Hồng bắt đầu

Nguồn: The War of the Roses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1455, trong trận chiến mở màn Chiến tranh Hoa Hồng của nước Anh, lực lượng của Nhà York đã đánh bại phe Lancaster của vua Henry VI tại St. Albans, cách London 20 dặm về phía tây bắc. Nhiều quý tộc của Nhà Lancaster đã thiệt mạng, bao gồm cả Edmund Beaufort, Công tước xứ Somerset, và nhà vua đã buộc phải tuân theo mệnh lệnh của người anh họ là Richard của Nhà York. Cuộc chiến vương quyền dai dẳng giữa Nhà York, với biểu tượng hoa hồng trắng, và Nhà Lancaster, với biểu tượng hoa hồng đỏ, đã kéo dài trong 30 năm.

Cả hai dòng họ, vốn có quan hệ gần gũi, đã tuyên bố đòi ngôi báu thông qua các hậu duệ của các con trai của Edward III, vua nước Anh trong giai đoạn 1327 – 1377. Vị vua đầu tiên của Nhà Lancaster là Henry IV, lên ngôi năm 1399. Nổi loạn và vô pháp đã xuất hiện trong suốt thời trị vì của ông. Sau đó, con trai ông, Henry V, đã thành công hơn và giành chiến thắng quyết định trong Chiến tranh Trăm năm chống Pháp. Continue reading “22/05/1455: Chiến tranh Hoa Hồng bắt đầu”

21/05/1881: Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ được thành lập

Nguồn: American Red Cross founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, tại Washington, D.C., các nhà hoạt động nhân đạo Clara Barton và Adolphus Solomons đã thành lập Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ, một tổ chức với mục đích cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân của chiến tranh và thiên tai theo sự đồng thuận từ Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế.

Barton, sinh ra ở Massachusetts vào năm 1821, từng chữa trị cho các bệnh nhân và thương binh trong Nội chiến Mỹ và đã được biết đến với tên gọi “Thiên thần nơi Chiến trường” (Angel of the Battlefield) vì sự cống hiến không mệt mỏi của mình. Continue reading “21/05/1881: Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ được thành lập”

20/05/1498: Vasco da Gama đến Ấn Độ

Nguồn: Vasco da Gama reaches India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1498, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco de Gama đã trở thành người châu Âu đầu tiên đến Ấn Độ qua đường Đại Tây Dương, khi ông đến Calicut trên bờ biển Malabar.

Tháng 07/ 1497, Da Gama khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha rồi đi quanh Mũi Hảo Vọng, và đậu tại Malindi trên bờ biển phía đông châu Phi. Continue reading “20/05/1498: Vasco da Gama đến Ấn Độ”

19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi

Nguồn: Spanish Armada sets sail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, hạm đội khổng lồ của Tây Ban Nha, được mệnh danh là “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada), đã khởi hành từ Lisbon để thực hiện sứ mệnh giành quyền kiểm soát Eo biển Manche và đưa đội quân xâm lược của Tây Ban Nha từ Hà Lan tới Anh.

Cuối những năm 1580, vì Nữ hoàng Elizabeth đã hậu thuẫn cho phe nổi dậy Hà Lan ở tỉnh Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (Spanish Netherlands) nên vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch xâm lược nước Anh. Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha đã được hoàn tất vào năm 1587, nhưng cuộc đột kích táo bạo của Sir Francis Drake vào cảng Cadiz đã trì hoãn chuyến ra khơi của Armada mãi cho đến tháng 05/1588. Continue reading “19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi”

18/05/1860: Lincoln được đề cử làm Tổng thống

Nguồn: Lincoln nominated for presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1860, Abraham Lincoln, cựu hạ nghị sĩ của bang Illinois, đã được đề cử cho chức vụ Tổng thống Mỹ bởi Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa ở Chicago, Illinois. Hannibal Hamlin, đại diện của bang Maine, được đề cử làm phó Tổng thống.

Lincoln, một luật sư sinh tại Kentucky và từng làm nghị sĩ của Đảng Whig tại Quốc Hội, đã lần đầu tiên giành được sự chú ý của cả nước khi ông tổ chức chiến dịch tranh cử đối đầu với Thượng nghị sĩ Dân chủ Stephen Douglas của Illinois, nhằm giành một ghế tại Thượng viện Mỹ vào năm 1858. Chiến dịch tranh cử thượng nghị sĩ đã gồm một loạt các cuộc tranh luận công khai về vấn đề nô lệ, được gọi là các cuộc tranh luận Lincoln-Douglas, trong đó Lincoln đã lập luận chống lại sự mở rộng của chế độ nô lệ, còn Douglas lại cho rằng mỗi vùng lãnh thổ nên có quyền quyết định xem họ sẽ trở nên tự do hay tiếp tục theo chế độ nô lệ. Continue reading “18/05/1860: Lincoln được đề cử làm Tổng thống”

17/05/1973: Bắt đầu phiên điều trần vụ Watergate

Nguồn: Televised Watergate hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, tại Washington, D.C., Ủy ban Thượng viện về các hoạt động chiến dịch tranh cử Tổng thống (Senate Select Committee on Presidential Campaign Activities) do Thượng nghị sĩ Sam Ervin của Bang North Carolina đứng đầu, đã tiến hành các buổi điều trần được truyền hình trực tiếp về vụ Watergate. Một tuần sau, Giáo sư Luật của Đại học Harvard, Archibald Cox, đã tuyên thệ trở thành công tố viên đặc biệt cho vụ Watergate.

Ngày 17/06/1972, năm người đàn ông đã bị bắt vì tội đột nhập và gắn thiết bị nghe lén tại văn phòng Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (Democratic National Committee) trong khu phức hợp Watergate ở Washington, D.C. Continue reading “17/05/1973: Bắt đầu phiên điều trần vụ Watergate”

16/05/1770: Louis XVI kết hôn với Marie Antoinette

Nguồn: Louis marries Marie Antoinette, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, tại Versailles, hoàng thái tử Pháp, Louis, đã kết hôn với Marie Antoinette, con gái của Nữ hoàng Áo Maria Theresa và Hoàng đế La Mã Thần Thánh Francis I. Người Pháp hy vọng cuộc hôn nhân này sẽ giúp tăng cường liên minh với Áo, kẻ thù lâu năm của họ. Năm 1774, sau khi vua Louis XV qua đời, Louis và Marie được tấn phong làm vua và hoàng hậu nước Pháp.

Ngay từ đầu, Louis đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng mà ông nội của mình, vua Louis XV, để lại. Ngoài ra, hoàng hậu của ông cũng bị chỉ trích vì thói xa hoa, và sự tận tụy của bà đối với lợi ích của Áo, cũng như sự chống đối dành cho việc cải cách chế độ quân chủ. Ảnh hưởng của Marie lên chồng bà ngày càng mạnh mẽ, và dưới triều đại của cả hai, họ đã trở nên xa cách với người dân Pháp. Theo một câu chuyện nổi tiếng, Marie đã đáp lại thông tin rằng nông dân nghèo ở Pháp không có gì để ăn bằng lời tuyên bố “Hãy để họ ăn bánh ngọt.” Continue reading “16/05/1770: Louis XVI kết hôn với Marie Antoinette”

15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu

Nguồn: The Seven Years War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1756, Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, đã chính thức bắt đầu khi Anh tuyên chiến với Pháp. Tuy nhiên, các trận chiến và đụng độ giữa Anh và Pháp đã diễn ra ở Bắc Mỹ từ nhiều năm trước.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – năm chính thức bắt đầu Chiến tranh Bảy năm – người Anh đã phải hứng chịu một loạt thất bại trước Pháp và mạng lưới liên minh người Mỹ bản địa rộng lớn của họ. Continue reading “15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu”

14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa

Nguồn: Edward Jenner tests smallpox vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1796, Edward Jenner, một bác sĩ sống ở vùng quê Gloucestershire nước Anh, đã thử nghiệm liều vaccine đầu tiên trên thế giới nhằm ngừa bệnh đậu mùa, một căn bệnh đã giết chết hàng triệu người suốt nhiều thế kỷ.

Khi còn là sinh viên y khoa, Jenner đã nhận thấy rằng: những người vắt sữa đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) – căn bệnh gây ra các vết phồng rộp trên vú bò – thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox.) Khác với bệnh đậu mùa ở người, vốn làm bệnh nhân bị mụn rộp nghiêm trọng và sốt cao tới mức nguy hiểm, bệnh đậu mùa ở bò không gây triệu chứng bệnh ở những người vắt sữa. Continue reading “14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa”

13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại

Nguồn: Mary Queen of Scots defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1568, trong trận Langside, lực lượng của Nữ hoàng Mary xứ Scotland (theo Công giáo) đã bị đánh bại bởi liên minh những người Scotland theo đạo Tin lành do James Stewart lãnh đạo. Steward vốn là quan nhiếp chính, thay cho con trai của Mary là vua James VI xứ Scotland. Trong trận chiến xảy ra ở Glasgow – một vùng ngoại ô miền nam, một đoàn kỵ binh đã được gửi đến để chiến đấu với 6.000 lính Công giáo của Mary, và họ đã chạy trốn. Ba ngày sau, Mary trốn thoát đến Cumberland, nước Anh, nơi bà xin Nữ hoàng Elizabeth I bảo vệ mình. Continue reading “13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại”